• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Đôi nét về thành phố Hải Phòng quê tôi

The_dealth1405

New Member
Lịch sử

zccub9hqkq3saqm2foh.jpg

Hải Phòng là vùng đất cổ đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây, và được gắn với các cái tên Hải tần phòng thủ. Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo. Đến triều đại nhà Hậu Lê (giai đoạn Lê sơ), vùng này nằm trong xứ Hải Dương (là miền cực đông duyên hải của xứ này). Tới nhà Mạc vì đây, là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh. Sau đó, từ nhà Lê trung hưng đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải Dương (1831). Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ [1]. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Như vậy, nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là từ:

* Tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ 1.

* Tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng

* Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ty sở nha Hải phòng sứ hoặc đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1870 đời Tự Đức, với căn cứ như sau: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn".


Năm 1887, người Pháp cho thành lập tỉnh Hải Phòng tách vùng lân cận cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương. Đến năm 1888, chính xác là tháng 7/1888- có tên thành phố Hải Phòng, lại lập thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng từ tỉnh Hải Phòng. Đến năm 1962 thì tỉnh Kiến An được nhập về thành phố Hải Phòng
 
Last edited by a moderator:

The_dealth1405

New Member
Giao thông

Cầu Bính là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại, khánh thành ngày 13 tháng 5 năm 2005. Cầu có chiều dài 1280 m, rộng 22,5 m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, chiều cao thông thuyền 25 m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, kết cấu dầm thép bê-tông liên hợp, liên tục 17 nhịp, hai tháp cầu bằng bê-tông cốt thép có chiều cao tới 101,6 m. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị.

Cầu Bính được hoàn thành do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ với tổng mức đầu tư 943 tỷ đồng:trong đó, hơn tám tỷ Yên thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và 141,5 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
Biểu tượng

Hoa Phượng Vĩ là biểu tượng của thành phố cảng Hải Phòng. Loài hoa này được trồng nhiều bên các con đường trong thành phố.

znyrz8w19dj7bazwgpw.jpg
 
Last edited by a moderator:

The_dealth1405

New Member
Giới thiệu chung về các Quận huyện thị xã
nằm trên TP Hài Phòng

1. Quận Hồng Bàng :
Hồng Bàng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng của thành phố Hải Phòng. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Hồng Bàng bừng lên tinh thần quyết tử bảo vệ thành phố mà điểm son là cuộc chiến đấu 7 ngày đêm bảo vệ Nhà hát Lớn thành phố, đốt phá kho xăng ở Sở Dầu.

Hồng Bàng là nơi nổ phát súng đầu tiên chống quân Pháp xâm lược ở Hải Phòng, là nơi đánh cháy chiếc xe tăng địch, đánh chìm tàu chiến địch đầu tiên... những tên sỹ quan và bọn lính lê dương mũ đỏ đã ngã gục trước mũi súng của nhân dân Hồng Bàng''''. Những tháng ngày kiên cường ấy đã đi sâu vào tâm thức của quân và dân Hồng Bàng, tạo niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống ngay trong những thời khắc nguy nan nhất.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồng Bàng lại là mục tiêu trọng yếu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, ngăn chặn, phong toả của đế quốc Mỹ giai đoạn 1961 - 1972. Với tinh thần bất khuất, quyết tử cho Tổ quốc, lực lượng vũ trang do Khu đội Hồng Bàng chỉ huy đã tổ chức tốt hoạt động của hệ thống phòng không nhân dân. Đặc biệt, tổ săn máy bay bằng súng bộ binh phối hợp với bộ đội phòng không trên địa bàn đã bắn rơi nhiều máy bay địch, bảo vệ thành phố. Quân và dân Hồng Bàng đã xây dựng hệ thống phòng tránh với 34.000 hầm hào, hố cá nhân; hơn 14.000m hào giao thông. Hơn 210.000 lượt dân quân tự vệ tham gia cứu sống hàng trăm người, bảo vệ an toàn hàng ngàn tấn vật tư, nhiên liệu, hàng hoá, lương thực; san lấp nhiều hố bom, rà phá 340 quả bom nổ chậm, đảm bảo cho cửa ngõ giao thông được thông suốt, kịp thời chi viện cho chiến đấu. Bằng ý chí quyết tâm, ngoan cường, Hồng Bàng là quận thực hiện xuất sắc hai nhiệm vụ chiến lược ''''Xây dựng, bảo vệ miền Bắc; giải phóng miền Nam; thống nhất đất nước''''.

Với những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, năm 1994, Quận Hồng Bàng vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu cao quý ''''Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân''''

- Các phường thuộc Quận :

+ Phường Hoàng Văn Thụ :

Phường Hoàng Văn Thụ thành lập ngày 01/3/1981, là vị trí trung tâm của quận Hồng Bàng và thành phố Hải Phòng, có diện tích 28,82 ha, phía Tây Nam giáp phường Quang Trung, phía Đông bắc giáp phường Minh Khai, phía Đông Nam giáp quận Ngô Quyền, phường có 8 tuyến đường, trong đó có 3 tuyến đường kiểu mẫu. Toàn phường có 1.254 hộ gia đình với 5.505 người được chia thành 5 khu dân cư với 53 tổ dân phố. Đảng bộ có 11 chi bộ với 250 đảng viên. Chính quyền và nhân dân phường Hoàng Văn Thụ luôn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống đoàn kết, năng động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đảng bộ liên tục đạt trong sạch vững mạnh. Phường duy trì giữ vững danh hiệu đơn vị xuất sắc và là một trong những phường điểm của quận Hồng Bàng và Thành phố Hải Phòng.

+ Phường Minh Khai :

Phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng được thành lập từ năm 1981, có diện tích gần 1km2; có 1.517 hộ gia đình với dân số 6.052 người, phân thành 6 khu dân cư, 73 tổ dân phố.
Là phường có vị trí trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hoá xã hội của quận. Có 2/5 cửa ô với nhiều đầu mối giao thông thuỷ bộ, có 130 cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn phường.
Tính đến năm 2005, Đảng bộ phường có 430 đảng viên, trong đó có 7 cán bộ lão thành cách mạng, 15 cán bộ tiền khởi nghĩa, có 35 cán bộ trung, cao cấp diện Thành uỷ quản lý, 90% dân số của phường là cán bộ, công nhân viên chức đang công tác hoặc đã nghỉ hưu. Trong đó có nhiều đồng chí tích cực tham gia hoạt động ở tổ dân phố, khu dân cư và các đoàn thể của phường.
Với tinh thần đoàn kết nhất trí, sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ Đảng viên và nhân dân trong nhiều năm qua tình hình Kinh tế - Xã hội - ANQP được duy trì ổn định và phát triển. Nhiều năm liên tục được thành phố, quận công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ KT - VHXH - ANQP và được tặng nhiều cờ, bằng khen, giấy khen.

+ Phường Quán Toan:

Phường Quán Toan được thành lập từ năm 1994 bởi thị trấn Quán Toan và 4 khu dân cư của hai xã Nam Sơn và An Hưng.

- Diện tích : 244 ha

- Dân số : 8.507 người

Nằm tại vị trí cửa ô phía Bắc thành phố, phường được chia làm 7 khu dân cư và 77 tổ dân phố. Một khu đô thị mới được xây dựng với diện tích 90.000m2 có quy hoạch trường mầm non, bể bơi và sân thể thao, hiện có 51 tổ chức doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, là phường có tốc độ đô thị hoá nhanh. Hoạt động dịch vụ là thế mạnh của phường, là nơi tập trung đông cơ quan, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, là giao điểm của đường 5, đường 10 và lưu thông giữa Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh


+ Phường Thượng Lý :

Phường Thượng Lý có diện tích 154,8 ha, toàn phường có 4.500 hộ gia đình với trên 18.000 người, được chia thành 10 khu dân cư, phía nam giáp quận Lê Chân, phía tây giáp phường Trại Chuối, Sở Dầu, phía bắc giáp xã Tân Dương, xã Hoa Động huyện Thuỷ Nguyên, phía đông giáp phường Minh Khai, Hạ Lý, Phạm Hồng Thái. Có 8 tuyến đường giao thông chính, trên địa bàn có 18 cơ quan, doanh nghiệp, hơn 200 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

Mặc dù là phường đông dân, trình độ dân trí không đồng đều, song với tinh thần đoàn kết, quyết tâm khắc phục khó khăn, động viên các ngành; kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quận uỷ - HĐND, chỉ đạo của UBND quận Hồng Bàng. Đảng uỷ - HĐND - UBND phường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ Chính trị - Kinh tế - Văn hoá xã hội - An ninh quốc phòng nên 4 năm liền Đảng uỷ phường đạt danh hiệu Đảng bộ ''''Trong sạch vững mạnh tiêu biểu'''', HĐND phường được HĐND thành phố tặng bằng khen, UBND phường được UBND thành phố và UBND quận tặng bằng khen và giấy khen.

+ Phường Hạ Lý :

Phường Hạ Lý nằm ở cận trung tâm thành phố về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố trên 1 km2, phía bắc giáp huyện Thuỷ Nguyên, phía Nam giáp phường Phạm Hồng Thái, phía đông giáp phường Minh Khai, Quang Trung, Phan Bội Châu, phía tây giáp phường Thượng Lý, bốn mặt tiếp giáp đều là sông bao bọc, phường có trục đường giao thông chính là đường Bạch Đằng lối liền trung tâm thành phố với Thủ đô Hà Nội, qua 2 cầu Lạc Long và Thượng Lý. Có trên 40 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, phường có diện tích 108,05 ha, toàn phường có 30.419 hộ gia đình với 14.408 người, có 2 dân tộc kinh và dân tộc hoa, đa số là nhân dân lao động thuần tuý, là một phường có truyền thống đoàn kết thống nhất cao, có phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, Đảng bộ phường nhiều năm liên tục đạt đảng bộ trong sách vững mạnh, các tổ chức đoàn thể đạt tiên tiến xuất sắc.

+ Phường Hùng Vương :

Phường Hùng Vương nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, được chuyển đổi từ xã thành phường từ ngày 01/01/1994. Chạy dọc theo chiều dài của phường có 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 5B, 1 tuyến đường sắt và đường sông là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và quy hoạch đô thị hiện đại.

- Diện tích 434,26 ha

- Dân số 10.426 người.

+ Phường Phạm Hồng Thái :

Phường Phạm Hồng Thái mang tên người anh hùng liệt sỹ, có vị trí quan trọng về chính trị - kinh tế và an ninh quốc phòng của quận Hồng Bàng, của thành phố Hải Phòng.

Diện tích của phường là 14,7 ha, có 1.230 hộ gia đình với 5.350 người chia làm 4 khu dân cư, 41 tổ dân phố. Phía Tây Nam và Bắc giáp sông Tam Bạc, Đông Bắc giáp phường Phan Bội Châu, Nam giáp hồ Tam Bạc. Hoạt động kinh tế trên địa bàn phường chủ yếu là thương mại và dịch vụ. Có 60% hộ kinh doanh là người dân của phường, 40% người nơi khác đến, dân cư gồm nhiều thành phần là doanh nhân, cán bộ, công chức nhà nước. Nhân dân phường Phạm Hồng Thái có nguồn gốc xuất xứ ở nhiều địa phương đến định cư gắn liền với quá trình đô thị hoá và sự nghiệp xây dựng thành phố. Qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân phường Phạm Hồng Thái đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển thành phố.

+ Phường Quang Trung :

Phường Quang Trung nằm ở vị trí trung tâm quận và thành phố, có diện tích 13,5454 ha, toàn phường có 1.426 hộ gia đình với 6.049 người, phường được chia làm 7 khu dân cư, 73 tổ dân phố. Dân số chủ yếu là cán bộ, công chức, người sản xuất kinh doanh nhỏ, trình độ dân trí tương đối đồng đều, sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó dịch vụ ăn uống, dịch vụ sản xuất da bạt khá phát triển, có phong trào tích cực trong công tác văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao và đã đạt được nhiều thành tích cao.

+ Phường Trại Chuối :

Phường Trại Chuối thành lập năm 1979.

- Diện tích 0,41km2

- Dân số 1,2 vạn người.

Phường có vị trí địa lý tách bạch hẳn so với các phường bạn bởi sông, đường sắt và cầu Quay. Năm 2004 thực hiện nghị quyết của thành phố và quận với chủ đề ''Năm đô thị - Kỷ cương - Hiệu quả'' Đảng bộ chính quyền nhân dân Trại Chuối đã quyết tâm mở rộng ngõ, phố. Đến nay bộ mặt đô thị của phường đã được chỉnh trang, đổi mới.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
2. Quận Lê Chân :

img0001il7.jpg

Lê Chân là một quận nội thành của Hải Phòng với vị trí tiếp giáp quận Ngô Quyền và một phần huyện Kiến Thuỵ ở phía Đông; Quận Kiến An, huyện An Hải ở phía Tây; huyện Kiến Thuỵ ở phía Nam và Quận Hồng Bàng ở phía Bắc. Là quận duy nhất của thành phố Hải Phòng không có "ruộng", cũng chẳng có "trâu", diện tích đất tự nhiên nhỏ lại không có các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, song Quận Lê Chân lại là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thế mạnh ấy chính là động lực giúp Lê Chân vượt qua mọi khó khăn và phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở mức hai con số trong nhiều năm qua (25 - 31%/năm).

Diện tích tự nhiên: 12 Km2
- Dân số: 18 vạn người
- Đơn vị hành chính: 14 phường
- Tốc độ phát triển kinh tế: 25 - 31%/năm
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 35% - Thương mại 30% - Dịch vụ 35

Ngày 20/12/2002, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ban hành Nghị định 106/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Theo đó, quyết định sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của hai xã Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh thuộc huyện An Hải vào quận Lê Chân. Thành lập phường Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh thuộc quận Lê Chân. Trong đó, diện tích tự nhiên phường Vĩnh Niệm là 562,66ha và 11.202 nhân khẩu, phường Dư Hàng Kênh rộng 246,60ha và 23.373 nhân khẩu. Việc mở rộng diện tích, không gian tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Lê Chân phát triển kinh tế - xã hội tích cực hơn.

- Phát huy thế mạnh của một quận công nghiệp

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế quận Lê Chân đã trở thành một hiện tượng, một kỳ tích không chỉ với Hải Phòng mà với nền kinh tế cả nước. Mức tăng trưởng GDP bình quân dao động trong khoảng 25 - 30%/năm. Thành công ấy có lẽ xuất phát từ nhận thức đúng đắn của chính quyền địa phương nơi đây khi thấy được vai trò của sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế, trong những năm qua, ủy ban nhân dân Quận Lê Chân luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất -kinh doanh trong hai lĩnh vực xương sống này. Hiện nay, ngành kinh tế này đang chiếm 35% GDP toàn quận.


Góp phần không nhỏ trong những thành tích kinh tế Quận Lê Chân trong 5 năm qua là sự năng động trong quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 450 doanh nghiệp tư nhân, 78 hợp tác xã, xí nghiệp tập thể và 3.000 hộ kinh doanh cá thể. Với 47 dự án có tổng giá trị đầu tư phát triển là 105 tỷ mà hệ thống doanh nghiệp này đầu tư trong thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp Quận Lê Chân. Trong đó, phải kể đến các dự án tiêu biểu như: nhà máy giầy xuất khẩu công suất 3 triệu đôi/năm, trị giá đầu tư 29 tỷ đồng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt (hiện tại, dự án này đã đưa vào sản xuất giai đoạn 1 có hiệu quả với công suất 1,5 triệu đôi/năm); nhà máy Bao bì PP của Xí nghiệp Ngọc Quyển, công suất 13 triệu bao/năm, trị giá đầu tư 10 tỷ đồng; Xưởng Sản xuất Nhựa Ngọc Hải, công suất 2 triệu sản phẩm/năm, trị giá đầu tư 12 tỷ đồng; Xưởng Sản xuất Giấy DUPLEX của hợp tác xã Mỹ Hương, công suất 4.000 tấn/năm, trị giá 14 tỷ đồng. Những nhà máy này sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động đã góp phần tạo ra các ngành hàng thế mạnh trong cạnh tranh, phát triển kinh tế của Quận Lê Chân như: sản xuất bao bì giấy, bao bì PP, đồ gỗ, nhựa, cơ khí... Hiện nay, hệ thống doanh nghiệp này có tổng số vốn đăng ký sản xuất - kinh doanh 215 tỷ đồng với mức thu nhập ổn định, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

- Lịch sử : Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng chính trong các cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện nhiều người con ưu tú, là niềm tự hào của người dân Quận Lê Chân nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là người mở đầu cho truyền thống đánh giặc ngoại xâm của Hải Phòng và người dân quận Lê Chân. Đó là nữ tướng Lê Chân chống quân đô hộ nhà Hán (40 - 43). Noi gương nữ anh hùng dân tộc Lê Chân, trong suốt những thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, người dân Lê Chân, Hải Phòng luôn có mặt trong các cuộc nổi dậy của Lý Bí (năm 542), Mai Thúc Loan (năm 722). Đặc biệt, năm 938, trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, nhân dân các làng An Biên, Niệm Nghĩa, An Dương, Hàng Kênh, Dư Hàng đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của cho trận tuyến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.

Bên cạnh đó, Lê Chân cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá. Nét đẹp văn hoá ấy đã được ghi chép, phản ánh qua nhiều văn bia, di tích còn lại đến ngày nay. ở phường Niệm Nghĩa hiện còn lưu giữ bia Văn hội bi kí (tạo năm 1782), ghi chép việc đóng góp xây dựng Văn Từ - một trong những nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, ở Dư Hàng có bia ghi chép về Hội Tư Văn. Lê Chân cũng là quê hương của nhiều tiến sỹ, nhiều người học hành đỗ đạt. (Hiện nay, ở Hàng Kênh lưu lại bia ghi tên tuổi những người đỗ đạt từ năm 1460 - 1693). Đặc biệt, ông Ngô Kim Húc đỗ tiến sỹ năm 1478, làm quan đến chức Đô đốc sự trung khoa lại và Đỗ Bảo Chân, đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ, xuất thân lúc 38 tuổi là những tấm gương được nhân dân coi trọng và lưu truyền trong hậu thế.

Năm 1872, thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất ven sông Cấm, cuộc phản kháng của nhân dân ta nổ ra liên tục. Năm 1885, nhân dân Lê Chân ủng hộ cuộc đấu tranh của phu đào kênh Bonnan (Sông Lấp - hồ Tam Bạc). Trai tráng vùng đất Lê Chân đều tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa do Mạc Đình Phúc lãnh đạo và hàng loạt những cuộc đấu tranh khác nhằm chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù. Trải qua những năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, người dân trên đất Lê Chân đã xác lập những giá trị tinh thần, truyền thống yêu nước, yêu lao động và tích cực chống ngoại xâm. Tinh thần đó, truyền thống đó vẫn còn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ đến nhiều thế hệ sau này.

Trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, cho dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng truyền thống hào hùng ấy luôn là niềm cổ vũ, khích lệ, là kim chỉ nam hoạt động của người dân Lê Chân. Họ vẫn lao động và làm việc ngày một nỗ lực hơn để xây dựng mảnh đất Lê Chân ngày càng giàu đẹp.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
3. Quận Ngô Quyền :

Một quá khứ hào hùng, một hiện tại xứng tầm là trung tâm công nghiệp của thành phố, Ngô Quyền đang phấn đấu xây dựng quận trở thành khu đô thị mới hiện đại trong tương lai không xa.

- Diện tích: 10,96 Km2
- Dân số: 155,25 nghìn người
- Đơn vị hành chính: 13 phường
- Tốc độ phát triển kinh tế: 20%/năm

Dọc con sông Cấm, ôm lấy hầu như toàn bộ khu vực cảng chính, Ngô Quyền là một trong năm quận nội thành của thành phố Hải Phòng, nằm ở phía Đông Bắc thành phố. Phía Bắc tiếp giáp sông Cấm, phía Đông giáp huyện An Hải, phía Nam Giáp sông Lạch Tray, phía Tây giáp Quận Hồng Bàng và Quận Lê Chân. Quận Ngô Quyền là nơi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng nối Hải Phòng với các địa phương khác trong cả nước, giữa Việt Nam với các nước trên thế giới bằng hệ thống giao thông đường biển, đường sông có năng lực xếp dỡ trên 10 triệu tấn hàng hoá/năm; cùng hệ thống nhà ga sân bay, nhà ga đường sắt và Quốc lộ 5 đi qua. Trong đó, hoạt động của hệ thống cảng biển là yếu tố quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Phòng nói chung và Quận Ngô Quyền nói riêng.

Địa bàn quan trọng về kinh tế - chính trị:

Cùng với Hồng Bàng, Quận Ngô Quyền có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của Hải Phòng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tương đối hoàn chỉnh và ổn định từ trước ngày giải phóng. Đây cũng là nơi tập trung các cơ quan nghiệp vụ của Thành uỷ, đoàn thể, các sở, ban, ngành của thành phố; các trường đại học, viện nghiên cứu như Đại học Hàng hải, Đại học Y Hải Phòng, Trường Chính trị Tô Hiệu, Phân viện Nghiên cứu Biển, Viện Nghiên cứu Hải sản...; các công trình văn hoá như Nhà văn hoá Hữu nghị Việt - Tiệp, Nhà văn hoá Thanh niên, Sân vận động Lạch Tray...


Đặc biệt, địa bàn quận có nhiều cơ sở công nghiệp lớn của trung ương và địa phương như hệ thống cảng dọc sông Cấm, Tổng Công ty Đồ hộp Hạ Long, Công ty Thuỷ tinh Hải Phòng, Nhà máy Sắt Tráng men nhôm, Công ty Hoá chất, Công ty Nhựa Tiền Phong, Công ty Sơn Hải Phòng, Công ty Bia Hải Phòng... Trên 500 doanh nghiệp, hơn 4 nghìn hộ sản xuất - kinh doanh thu hút hàng nghìn lao động sản xuất và cung ứng các loại hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất, đáp ứng tiêu dùng trong nước, tham gia xuất khẩu mang lại không khí nhộn nhịp và sôi động cho bức tranh kinh tế Ngô Quyền.

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cả nước, quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều dự án lớn được triển khai như dự án xây dựng khu đô thị mới Ngã Năm - sân bay Cát Bi, dự án xây dựng Công viên An Biên, dự án cải tạo thoát nước 1B, nâng cấp cảng biển khu vực Đình Vũ... đã củng cố cơ sở hạ tầng của quận.

Kinh tế cảng biển và các hoạt động dịch vụ cảng biển như sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ vận tải kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu có vai trò nổi bật trong kinh tế công nghiệp của quận Ngô Quyền. Sản xuất công nghiệp đi đầu và là hình mẫu trong lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất và quản lý sản xuất - kinh doanh. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng và chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của quận. Nếu như năm 1996, ngành này chỉ chiếm 56,7% trong cơ cấu GDP thì năm 2002 chiếm tới 70,3%. Giá trị thương nghiệp - dịch vụ giảm từ 42% (năm 1996) xuống 29,3% (năm 2002). Với 70 ha đất nông nghiệp trên địa bàn thuộc 2 phường Đằng Giang và Đông Khê, giá trị sản lượng nông nghiệp đang giảm dần từ 0,6% (năm 1996) xuống 0,3% năm 2002. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận có số tuyệt đối hàng năm cao nhất thành phố. Chỉ tiêu thu ngân sách phản ánh đầy đủ, tập trung các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, với số thu cao. Những kết quả ấy khẳng định, Quận Ngô Quyền là trung tâm kinh tế, công nghiệp và dịch vụ của Hải Phòng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Hướng tới một đô thị hiện đại

Những điều kiện thuận lợi và những kết quả đáng tự hào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề vững chắc để Quận Ngô Quyền hướng tới mục tiêu xây dựng một đô thị công nghiệp mang dáng dấp đô thị vườn sinh thái công nghiệp và sinh thái du lịch đậm nét. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005, quận đang tiến hành cải tạo, nâng cấp và xây dựng hạ tầng các khu chức năng. Đặc biệt, từ năm 2005 trở đi, quận sẽ tập trung xây dựng các công trình đối ngoại với phương châm đồng bộ và hiện đại. Trung tâm hành chính - chính trị quận tương lai sẽ đặt ở khu đô thị mới Ngã Năm - Sân bay Cát Bi.

Với định hướng ấy, Quận Ngô Quyền đã tận dụng và phát huy có hiệu quả mọi nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm đều vượt mức dự kiến. Nếu năm 1996, tổng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 8,2 tỷ đồng thì năm 2002 tăng gần gấp 2 lần. Dự kiến, đến năm 2005, nguồn vốn này sẽ tăng lên gấp 2,5 lần. Về đầu tư cơ sở hạ tầng, một số công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng đã và sẽ được đầu tư như dự án đường sắt đôi qua thành phố và ra khu kinh tế Đình Vũ, các nút giao thông lập thể giữa Quốc lộ 5 với đường Lạch Tray, đường Ngã Năm - Sân bay Cát Bi và các đường phố chính khác, đảm bảo cho đô thị có một hệ thống giao thông hiện đại và thông suốt (mật độ giao thông sẽ chiếm 25% đất toàn quận).

Hệ thống các cơ sở kinh tế cũng đang được củng cố. Cảng Hải Phòng đang được Nhà nước tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng và mở rộng nhằm nâng công suất cảng lên trên 15 triệu tấn hàng hoá thông qua vào năm 2005. Thêm vào đó, quy hoạch khu công nghiệp cảng Đông Nam thành phố song song với đầu tư các cơ sở công nghiệp để hình thành chuỗi công nghiệp dọc bờ Nam sông Cấm như Đông Hải và Đình Vũ cũng là các yếu tố kích thích tăng trưởng công nghiệp quận Ngô Quyền một cách tích cực. Như vậy, trong tương lai, cư dân của Quận Ngô Quyền sẽ ở trong các nhà chung cư cao tầng theo mô hình mới như khu Linh Đàm, Vân Trì - Hà Nội, mô hình nhà chung cư của Kualalampơ (Malaixia). Các công trình kiến trúc dành nhiều không gian cho hành lang thoáng, giao thông tĩnh, các mảng cây xanh lan toả và hệ thống chiếu sáng sẽ tạo môi trường sống bền vững.

Không chỉ chú ý đến nâng cao chất lượng diện mạo đô thị, giáo dục - đào tạo cũng được đặc biệt chú trọng. Trong đó, kết quả phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp học, bậc học đều ở mức trên 25% và tăng trưởng dần qua các năm. Bên cạnh đó, quận còn mở rộng các hình thức đào tạo dạy nghề cho người lao động với trên 3.000 người được dạy nghề mỗi năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên liên tục giảm, đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng, chống các bệnh cho trẻ em. Kinh tế phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Số hộ nghèo trên toàn quận hiện giảm xuống còn 1,27% và không còn hộ đói. Đời sống của các đối tượng chính sách trên mức trung bình (mỗi năm trung bình giảm 10% số hộ nghèo).

Bên cạnh đó, Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân Quận Ngô Quyền còn chú ý nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cho nhân dân. Ngoài việc nâng diện tích cây xanh, di chuyển các công trình gây ô nhiễm về các khu công nghiệp thích hợp trong thành phố, Quận Ngô Quyền sẽ dành quỹ đất cho các mục tiêu tiện ích công cộng như nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế, câu lạc bộ... đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Bên cạnh đó, xây dựng và đăng ký ''''khu dân cư văn hoá'''' phát triển thành phong trào rộng khắp với 112 khu dân cư, hơn 50 cơ quan đã đăng ký xây dựng cơ sở văn hoá... Hướng tới xây dựng mô hình đô thị vườn, sinh thái công nghiệp, sinh thái đô thị đậm nét, Quận Ngô Quyền sẽ là không gian đô thị của một môi trường sống bền vững, hiện đại với sắc thái riêng của Hải Phòng.

Những di tích lịch sử trên địa bàn Quận Ngô Quyền : Bao gồm 05 di tích

1. Nhà 20 Trần Phú: nơi đặt cơ quan ấn loát của Đảng.
2. Nhà 21 ngõ 99 Cầu Đất: trụ sở cơ quan Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.
3. Nhà 253 Lê Lợi: cơ quan tuyên truyền hành động của Xứ Uỷ Bắc Kỳ.
4. Nhà 38 Cầu Đất: cơ quan Xứ Uỷ Bắc Kỳ.
5. Các đồng chí Nguyễn Tường Loan, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Duẩn, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh... khi hoạt động ở Hải Phòng thường sống ở các xóm thợ Lạc Viên, Cấm.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
4 - Quận Kiến An :

Trước năm 1963 Thị xã Kiến An là thủ phủ của tỉnh Kiến An, và sau năm đó thị xã sáp nhập vào Hải Phòng trở thành Thành Phố Hải Phòng. Đến năm 1980, Kiến An nhập với 16 xã của huyện An Lão để thành lập huyện Kiến An. Sau đó 8 năm (tháng 8/1988), huyện Kiến An lại trở về thị xã, 16 xã của huyện An Lão lại trở lại trở về thành lập huyện An Lão mới. Trải qua rất nhiều thăng trầm do quá trình chuyển đổi hành chính, đồng thời xuất phát từ những nhu cầu phát triển đô thị, tháng 8/1994 Kiến An chính thức được nâng cấp lên thành quận, mở ra những thời cơ phát triển mới cho mảnh đất giàu tiềm năng này.

Trước năm 1963 Thị xã Kiến An là thủ phủ của tỉnh Kiến An, và sau năm đó thị xã sáp nhập vào Hải Phòng trở thành Thành Phố Hải Phòng. Đến năm 1980, Kiến An nhập với 16 xã của huyện An Lão để thành lập huyện Kiến An. Sau đó 8 năm (tháng 8/1988), huyện Kiến An lại trở về thị xã, 16 xã của huyện An Lão lại trở lại trở về thành lập huyện An Lão mới. Trải qua rất nhiều thăng trầm do quá trình chuyển đổi hành chính, đồng thời xuất phát từ những nhu cầu phát triển đô thị, tháng 8/1994 Kiến An chính thức được nâng cấp lên thành quận, mở ra những thời cơ phát triển mới cho mảnh đất giàu tiềm năng này.

Là Quận đặc thù được bao bọc giữa hai dòng sông Lạch Tray và Đa Độ, quận Kiến An có tổng diện tích 29,6 Km2, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp phường và dân số khoảng 8,4 vạn người. Đây là quận duy nhất của Thành phố được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thị, đồng bằng, rừng núi, lại có dáng vẻ của một Đà Lạt rất thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đặc biệt là du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển một cách toàn diện.

Bám sát chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch Dịch vụ và Nông nghiệp. Nhìn lại năm 2005, năm cuối thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001- 2005, Đảng bộ và nhân dân quận Kiến An đã nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp đạt 1.165 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước; Thương mại Dịch vụ đạt 504 tỷ đồng; Nông nghiệp đạt 50,3 tỷ đồng. Việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận về năm ''Kỷ cương - Đô thị - Phát triển'' được quan tâm đẩy mạnh. Cũng trong thời gian này, thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 19,642 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2004.

Thành tích này tiếp tục được quận phát huy trong 6 tháng đầu năm 2006 với các chỉ tiêu kinh tế có sự tăng trưởng rõ rệt. Tình hình sản xuất Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp ổn định và có dấu hiệu khởi sắc, giá trị sản xuất của ngành đạt trên 666 tỷ đồng. Trong đó các sản phẩm thế mạnh của địa phương vẫn tạo được mức tăng trưởng mạnh mẽ như xe tải nhẹ, tăng 40%, xốp cách nhiệt tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực thương mại phát triển mạnh với hệ thống các chợ, các đại lý kinh doanh, cửa hàng, siêu thị hoạt động hiệu quả, đáp ứng cơ bản nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là trong những dịp lễ, tết. Riêng với lĩnh vực Dịch vụ - Du lịch, quận tập trung vào phát triển vùng kinh tế du lịch sinh thái đồi rừng Thiên Văn (bao gồm một số dự án tôn tạo Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Đông Bắc, dự án khu vui chơi nước hồ điều hoà Tây Sơn gắn với khu nghĩa trang văn hoá. Dự kiến Quý I/2007 quận Kiến An được Thành phố quan tâm sẽ khởi công dự án trạm phát sóng phát thanh truyền hình trên đồi Thiên Văn với tổng mức đầu tư gần 55 tỷ đồng; có tháp phát sóng cao 118 m, trên tháp có quán cà phê 2 tầng quay 3600 / 1h phục vụ khách du lịch. Đây thực sự là điểm nhấn, một lần nữa khẳng định tiềm năng phát triển du lịch, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của quận Kiến An. Ngoài ra, hàng năm quận tổ chức mùa lễ hội du lịch sinh thái Thiên Văn nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch Công viên rừng Thiên Văn. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái, nhằm khai thác tối đa 300 ha mặt nước và ven sông Đa Độ. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp tuy có giảm về tỷ trọng nhưng lại có sự đột phá về chiều sâu, tức là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đưa các cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất đại trà. Một số mô hình cánh đồng 50 triệu đồng / ha / năm được hình thành và đem lại những tín hiệu khả quan, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống còn 2,21 % (theo chuẩn cũ).

Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để quận đẩy mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Trong thời gian qua, quận đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra nề nếp dạy và học của các trường phổ thông trên địa bàn từ đó có những phương án chỉ đạo ngành giáo dục nâng cao chất lượng giảng dạy cho phù hợp. Tiếp đó, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng được đặc biệt chú trọng gắn liền với giữ vững và duy trì công tác phổ cập giáo dục ở tất cả các bậc học. Cùng với giáo dục, các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được thực hiện tốt. Tiêu biểu là chương trình phòng chống các loại dịch bệnh nhất là những bệnh có nguy cơ lây lan sang người; chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, kiểm tra rà soát các điểm hành nghề y dược tư nhân, cấp chứng chỉ mới và gia hạn một số cơ sở.

Có thể nói, từ nền tảng kinh tế - xã hội đã đạt được, quận Kiến An hôm nay ngày càng tự tin hơn trên chặng đường phát triển mới, chặng đường của hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm tiếp tục tạo bước đột phá, Đảng bộ và nhân dân quận đang tiếp tục nỗ lực khắc phục những khó khăn, phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường, năng động sáng tạo đưa Kiến An thành một quận phát triển nhanh, mạnh, toàn diện, vững chắc, xứng tầm với vị thế của thành phố công nghiệp Hải Phòng, đô thị loại I cấp quốc gia

- Vài nét về vùng đất Kiến An :

Kiến An là cửa ngõ phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km, nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không nối Kiến An với Hải Phòng, Đồ Sơn, Cát Bà, vịnh Hạ Long về phía biển; nối Kiến An với An Lão, Vĩnh Bảo trong tuyến du lịch sinh thái: ''''Du khảo đồng quê''''. Sân bay Kiến An là sân bay dự bị cho Sân bay Cát Bi (Hải Phòng).

Kiến An là quận duy nhất của Hải Phòng được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thị, đồng bằng, rừng núi, thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đặc biệt là du lịch, dịch vụ. Kiến An có dáng vẻ của một Đà Lạt thơ mộng với những điều kiện lý tưởng về khí hậu và hình sông thế núi.

Kiến An được bao bọc bởi 2 con sông Lạch Tray, Đa Độ và nằm trong thung lũng giữa 2 dãy núi Thiên Văn (tức Đẩu Sơn) và Cột Cờ (tức Phù Liễn). Nhìn từ biển, núi Thiên Văn và núi Cột Cờ vươn cao như hai cột cổng khổng lồ. Từ thời vua Hùng dựng nước đến thời Hậu Lê đều gọi nơi đây là Biên hải môn (cửa ải miền biển). Vùng đất sơn thuỷ hữu tình, địa linh nhân kiệt này đã sản sinh nhiều bậc hiền tài văn nhân và các giai nhân mỹ nữ.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
5 - Quận Hải An :

Quận Hải An được thành lập theo Nghị định 106/NĐ-CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ trên cơ sở tách 5 xã thuộc huyện An Hải (cũ) và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền, với diện tích 10.492ha, dân số khoảng 77.600 người.

Với lịch sử hình thành như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội của quận rất phức tạp, đặc biệt là kém phát triển so với các quận khác. Tuy nhiên, với ưu thế của quận mới có quỹ đất nông nghiệp dồi dào, ưu thế của quận xây dựng sau, Hải An có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch và xây dựng quận ngay từ đầu theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của đô thị hiện đại.

Quận Hải An là quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng; phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thuỷ Nguyên, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thuỵ, phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, và sông Lạch Tray. Với vị trí đó, Hải An có thuận lợi cơ bản cả về giao lưu đường bộ và đường thuỷ. Ngoài ra, Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thuỷ (cả đường sông và đường biển), đường sắt và cả đường Hàng không). Địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Trục đường giao thông liên tỉnh quan trọng nhất chạy qua địa bàn quận là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường Trung tâm thành phố chạy đến quận như: đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ, Cát Bà; Có Cảng Chùa Vẽ, Cảng Cấm, Cảng Quân Sự và một số Cảng chuyên dùng khác; Có tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ; Có sân bay Cát Bi với năng lực vận chuyển 200.000 lượt hành khách và gần 2.000 tấn hàng mỗi năm. Đây cũng là một trong những điểm lợi thế của quận cần được chú ý khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Toàn bộ lãnh thổ quận được phân thành 6 phường: Đông Hải, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Tràng Cát và Cát Bi, với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển khác nhau. Phường Đông Hải có rất ít đất nông nghiệp (khoảng 80ha) nằm rải rác đan xen trong khu dân cư và các doanh nghiệp, còn chủ yếu là đất dành cho các khu công nghiệp Đình Vũ và Vũ Yên. Đằng Hải là phường trung tâm của quận nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp (158/307ha) với truyền thống trồng hoa. Phường Đằng Lâm có tổng diện tích tự nhiên khá lớn với 516ha, trong đó đất chuyên dùng là 320ha, đất nông nghiệp còn 106ha. Phường Nam Hải với diện tích 574ha, nhưng chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng 93ha, diện tích chưa sử dụng trên 76ha. Phường Cát Bi với diện tích 120ha, trong đó, đất ao hồ chiếm tới 32,5ha. Tràng Cát là phường rộng nhất với gần 3000ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp là 1.045ha, đất chưa sử dụng với 705ha.

Hải An mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là khu vực ven biển của vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 32,60C; nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 290C), lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16,80C).


- 3 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN :

Quận rất phức tạp, đặc biệt kém phát triển hơn so với quận khác. Tuy nhiên, ưu thế của quận mới xây dựng, có quỹ đất nông nghiệp dồi dào, Hải An có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch và xây dựng quận ngay từ đầu theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của đô thị hiện đại. Đặc biệt, với tinh thần đoàn kết, chủ động sáng tạo, vượt qua khó khăn, ngay sau khi Quận chính thức đi vào hoạt động, Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ quận đã ra Nghị quyết số 01/NQ-QU để định hướng nhiệm vụ xây dựng, phát triển quận. Xác định là nhiệm vụ quan trọng có tác động lớn đến đời sống xã hội. Đảng bộ và chính quyền quận có những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp phù hợp với tiềm năng và lợi thế của quận. Kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh, tạo việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động, góp phần quan trọng xoá đói, giảm nghèo.

Tổng giá trị sản xuất 3 ngành kinh tế sản xuất cao hơn năm trước. Năm 2003 đạt 412,6 tỷ đồng, năm 2004 tăng 16,12% so với năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004 tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2004.

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển nhanh. Đã hình thành thêm nhiều cơ sở, các ngành dịch vụ mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Mức tăng trưởng về thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận năm 2004 đạt 23,5%. Sản xuất nông nghiệp được chỉ đạo tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, đầu tư giống mớiiii Năm 2004, giá trị bình quân 1 ha canh tác đạt 53 triệu đồng. Kinh tế chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng trọng dịch vụ công nghiệp. Quan hệ sản xuất và môi trường sản xuất kinh doanh từng bước được kiện toàn, củng cố, tạo mọi điều kiện và cơ sở pháp lý để các thành phần kinh tế, các hộ gia đình và nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và thu hút được nhiều dự án đầu tư công nghiệp, dịch vụ, đô thị vào địa bàn.

Năm 2004, tổng đầu tư toàn xã hội đạt 864 tỷ đồng = 100%KH. Thu ngân sách hàng năm tăng bình quân 26%/năm, nhiều biện pháp chống thất thu, thất thoát, nuôi dưỡng, tạo nguồn thu cho ngân sách được triển khai tích cực, góp phần từng bước khắc phục tình trạng khó khăn về cân đối thu, chi đáp ứng các hoạt động thường xuyên và đột xuất.

Quận Hải An trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, công tác đầu tư xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trong tâm hàng năm, trong đó Đảng bộ quận xác định công tác quy hoạch đô thị và quản lý theo quy hoạch phải đi trước một bước. Đến nay, Quận đã được thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển không gian đô thị quận đến năm 2010, định hướng 2020 theo hướng tỷ lệ 1/2000. Đây là tiền đề cơ bản để quận triển khai xây dựng và phát triển không gian đô thị quận theo hướng hiện đại, đồng bộ và đúng quy hoạch. Quận triển khai cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất theo cơ chế một cửaaaa tăng cường công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn.

Gần 3 năm qua, Quận đã tập trung chỉ đạo và triển khai 47 hạng mục công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh với tổng số vốn đầu tư 83,246 tỷ đồng. Đặc biệt, đã tiến hành động thổ khởi công xây dựng khu Trung tâm hành chính quận với diện tích hơn 24 ha có tầm cỡ khu vực và khởi công tuyến đường liên phường Đông Hải - Đằng Hải - Nam Hải - Tràng Cát với tổng mức đầu tư 144 tỷ đồng. Nhiều tuyến đường trung tâm các khu dân cư được lắp đặt hệ thống đường cao áp chiếu sáng với số bóng 237 bóng, đã có 100% hộ gia đình được sử dụng điện và 80% hộ gia đình được sử dụng nước sạch sinh hoạt. Nhiều vi phạm trong quản lý và sử dụng đất được xử lý. Đã tổ chức kiểm kê đền bù giải phóng mặt bằng 52,2ha, tham gia với các ngành thành phố kiểm kê, giải phóng 934ha mặt bằng để xây dựng các dự án lớn. Trong đó, có dự án dành cho giao thông, quốc phòng, dự án xây dựng khu đô thị mới Ngã 5 - sân bay Cát Bi. Công tác quản lý trật tự vệ sinh đô thị được triển khai đồng bộ, bắt đầu đạt kết quả tốtttt Bộ mặt đô thị quận được chuyển biến tích cực ngày càng khang trang sạch đẹp.

Công tác văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Trong đó quy mô chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học, các loại hình giáo dục đào tạo được giữ vững và nâng lên. Tỷ lệ học sinh chuyển lớp và thi tốt nghiệp hàng năm đạt khá cao từ 96 - 100%, phong trào học tập bồi dưỡng học sinh giỏi ở các cấp học có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học ở các nhà trường được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn quốc giaaaa Về hoạt động văn hoá thông tin và tuyên truyền được duy trì và phát triển, chú trọng tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Giáo dục truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá dân tộc tới các tầng lớp nhân dân. Đài phát thanh quận và Đài truyền thanh các phường từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Để nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong quận, phong trào luyện tập TDTT thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội TDTT quận lần thứ nhất. Công tác y tế, dân số gia đình & trẻ em được quan tâm chỉ đạo, cơ sở vật chất, thiết bị y tế cơ sở và quận được nâng cấp. Quận thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Các chương trình giải quyết việc làm, thực hiện chính sách xã hội được chỉ đạo chặt chẽ, mỗi năm giải quyết giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lượt người. Trong gần 3 năm, quận đã xây dựng được 32 ngôi nhà tình nghĩa tặng các hộ chính sách, hộ nghèo, xoá được 121 ngôi nhà tranh vách đất và hoàn thành xoá nhà tranh tre cho các hộ nghèo năm 2004. Phong trào đền ơn đáp nghĩaaaa, uống nước nhớ nguồnnnn giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn được phát động sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, đã và đang trở thành nét đẹp trong đời sống văn hoá của nhân dân. Quận đã thực hiện tốt việc thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng và gia đình khó khăn trong các dịp lễ, tết. Nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được vững phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cùng với lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền, vận động nhân dân luôn được Đảng bộ quận quan tâm nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ. Củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản, nâng cao hiệu quả, chất lượng lãnh đạo, coi trọng xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, đi đôi với chấn chỉnh, giải quyết những cơ sở đảng yếu, kém. Tăng cường công tác quản lý đảng viên theo các quy định hướng dẫn của Trung ương và Thành uỷ. Hàng năm có từ 48% - 65% tổ chức cơ sở đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Hơn 60% số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đảng bộ quận luôn coi trọng công tác phát triển Đảng trong các đối tượng là đoàn viên, thanh niên, công nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật. Trong thời gian qua, Đảng bộ quận kết nạp gần 200 đảng viên, vượt kế hoạch đề ra. Hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng cao tích cực triển khai quy chế dân chủ cơ sở, hoạt động của Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể đạt hiệu quả cao, phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân.

Bằng sự kiên trì, nỗ lực, kiên quyết và linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Quận uỷ, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có chuyển biến tích cực góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp. Phường Nam Hải đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ phường lần thứ 22 sau 11 năm không tổ chức Đại hội. Tình hình Tràng Cát cơ bản ổn định, đại đa số nhân dân đã ủng hộ chủ trương của Thành phố trong việc xử lý ô nhiễm tại Bãi rác, tiến tới vận hành và đưa vào sử dụng bãi rác số 2 và tiến hành xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tại Tràng Cát.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, thực hiện các Nghị quyết của Ban chấp hành lâm thời, Đảng bộ quận đã tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhận thức rõ về vị trí tiềm năng, lợi thế, nắm bắt và đánh giá đúng thực trạng tình hình, thuận lợi và khó khăn của Quận. Phát huy nội lực, tranh thủ cao nhất sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của cấp trên, sự ủng hộ giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, các địa phương đơn vị bạn. Chủ động sáng tạo trong vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập trung xây dựng các Nghị quyết chuyên đề trong lĩnh vực. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quan tâm xây dựng hệ thống chính trị, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, nâng cao hiệu lực điều hành và tổ chức điều hành của các cấp chính quyền, đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, chính quyền MTTQ và các đoàn thể. Mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng về cơ sởởởở bằng sự nỗ lực và cố gắng của mình. Tháng 4 năm 2005, quận Hải An đã được Ban thường vụ Thành uỷ ra Nghị quyết 24/NQ-TU về xây dựng và phát triển quận Hải An đến 2010 và định hướng 2020, đây chính là điều kiện thuận lợi và có ý nghĩa hết sức quan trọng cho quận Hải An xây dựng và phát triển.

3 năm không phải là thời gian dài, nhưng đối với quận Hải An 3 năm qua là quãng thời gian mà toàn Đảng bộ Quân và Dân quận phấn đấu hết sức mình, vượt qua mọi thử thách khó khăn để có được những kết quả đáng khích lệ như hôm nay.

Phát huy những kết quả đã đạt được những kinh nghiệm đúc rút trong thời gian qua, Đại hội Đảng bộ quận Hải An lần thứ nhất xác định mục tiêu giữ vững ổn định chính trị năm 2020 xây dựng quận Hải An cơ bản để trở thành đô thị mới có hạ tầng kỹ thuật văn minh hiện đại, là đầu mối giao thông đối ngoại của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc, là Trung tâm công nghiệp, dịch vụ có kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế phát triển, là vành đai, phòng thủ trọng yếu phía Đông - Nam thành phố, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, có hệ thống chính trị vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
Quận Đồ Sơn để dành cho lão Tới

Bãi tắm biển Đồ SơnĐồ Sơn là một thị xã trực thuộc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam. Tại đây có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền bắc Việt Nam.


Địa hình

Đồ Sơn có thể coi là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m.

Toàn cảnh Casino Đồ SơnVề phía tây và tây bắc, thị xã Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của thị xã này là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa nên nước biển ở khu vực này không thực sự được trong so với các khu vực nghỉ mát khác ở miền bắc Việt Nam như Trà Cổ, Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh), Cát Bà (thành phố Hải Phòng), Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) v.v., nhưng do có phong cảnh đẹp, hệ thống nhà hàng - khách sạn tương đối hoàn chỉnh, giá cả sinh hoạt không quá đắt và vị trí gần các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng nên vẫn có sức thu hút du khách lớn hơn hẳn so với các khu vực nghỉ mát khác ở miền bắc Việt Nam.


Kinh tế-xã hội

Vì là khu nghỉ mát nên tỷ trọng du lịch và dịch vụ là chủ yếu, GDP của thị xã chiếm tới 70%. Đánh bắt thủy sản và nông nghiệp chiếm khoảng 23%. công nghiệp và xây dựng chiếm 7%. GDP trên đầu người năm 2005 ước đạt khoảng 1.100 USD.


Du lịch

Hòn Dáu Đồ Sơn có bãi cát khá mịn, với nhiều loại cây như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ. Đằng sau bãi biển là những ngọn núi và đồi thông. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại. Hiện nay còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại - ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu thị xã Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào mùa hè, Đồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà. Khu du lịch Hòn Dáu mới được xây dựng cũng là một điểm đến hấp dẫn.
Tại đây hiện nay có sòng bạc duy nhất ở miền bắc Việt Nam, phục vụ cho du khách quốc tế.
Từ Đồ Sơn, bằng tàu cao tốc, du khách có thể đi ra đảo Cát Bà hoặc vịnh Hạ Long.
Lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch.
4phc2p13nzsl5jy4x3g.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
Tài nguyên, khoáng sản:

Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có dấu vết của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò khảo sát thì Hải Phòng có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà với trữ lượng nhỏ.

Khoáng sản kim loại có mỏ sắt Dưỡng Chính (Thuỷ Nguyên), sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng).

Khoáng sản phi kim loại có mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng), các điểm sét ở Kiến Thiết (Tiên Lãng), Tân Phong (Kiến Thuỵ), Đồng Thái (An Hải). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; quaczi và tectit ở một số núi thuộc Đồ Sơn; phốt phát ở đảo Bạch Long Vĩ; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. Trên đảo Bạch Long Vĩ có đá asfalt, sản phẩm oxy hoá dầu, cho biết có triển vọng dầu khí vì thềm lục địa Hải Phòng chiếm đến 1/4 diện tích Đệ Tam vịnh Bắc Bộ, có bề dày đạt tới 3.000 m.

Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Nguồn nước biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn dùng để sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất địa phương và Trung ương cũng như đời sống của nhân dân. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên đất của Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao thấp xem nhau và nhiều đồng trũng. Thêm vào đó là những biến động của thời tiết có ảnh hưởng không tốt đến đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng trọt.

Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Diện tích rừng khoảng 17.300 ha, trong đó có khoảng 580 ha rừng nguyên sinh như rừng nhiệt đới Amazôn thu nhỏ, trong đó có nhiều loại cây gỗ quí hiếm được xếp loại thực vật cần bảo vệ và nhiều loại cây dược liệu được giới y học trong và ngoài nước quan tâm; có nhiều loại chim như hoạ mi, khiếu, vẹt, đa đa, đại bàng, hải âu, én... Thú quí trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà.

To lão Tới: Thanks vì đã thêm hộ Nam hình ảnh Hoa Phượng
 

The_dealth1405

New Member
Biển, bờ biển, hải đảo:

shbvea6xgq8lltx54ex.jpg

Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc tây bắc vịnh Bắc bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung của vịnh Bắc bộ và biển Đông.
Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5 m ở cách bờ khá xa. ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40 m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển.

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng tây bắc - đông nam. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ.

Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
Sông ngòi:

Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km2.
Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc Bắc Cạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97 km và chuyển hướng chảy theo tây bắc - đông nam. Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn úc, Lạch Tray, Đa Độ... đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính.

Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn Thành phố với tổng độ dài trên 300 km, bao gồm:


Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.



Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.


Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực cửa sông này từ cuối thế kỷ 19. Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa huyện Thuỷ Nguyên và An Hải.


Sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là những vách núi đá vôi tráng lệ, nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc ở thế kỷ thứ X và XIII.


Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc...
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
Địa hình, thổ nhưỡng, đất đai:

Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp.
Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.

Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng tây bắc - đông nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu đông bắc Bắc bộ về phía nam. Đồi núi của Hải Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển.

Có hai dải núi chính: dải đồi núi từ An Lão đến Đồ Sơn nối tiếp không liên tục, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu; dải Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng, Núi Đèo, nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi, đặc biệt là đá vôi Tràng Kênh là nguồn nguyên liệu quý của công nghiệp xi măng Hải Phòng. ở đây, xen kẽ các đồi núi là những đồng bằng nhỏ phân tán với trầm tích cổ từ các đồi núi trôi xuống và cả trầm tích phù sa hiện đại.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
Điều kiện khí hậu:

Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu á, sát biển Đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.

Thời tiết của Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà. Do nằm sát biển, về mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10C và về mùa hè mát hơn 10C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal cm/phút
 

The_dealth1405

New Member
Di tích lịch sử, thắng cảnh Núi Voi - Núi Xuân Sơn - Núi Đọ


Núi Voi - Xuân Sơn là một quần thể núi đá, núi đất khá cao, xen kẽ lẫn nhau, nhấp nhô, uốn khúc qua địa phận của 3 xã Trường Thành, An Tiến và An Thắng của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Cảnh sắc thiên nhiên và những giá trị lịch sử - văn hóa của Núi Voi - Xuân Sơn là niềm tự hào của người Hải Phòng, đã đi vào ca dao:

"Kiến An có núi ông Voi

Có sông Văn Úc, có đồi Thiên Văn"

Núi Voi - Xuân Sơn, một trong các địa điểm được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử, thắng cảnh sớm nhất của thành phố Hải Phòng (28/4/1962).

Từ những thập kỷ 30 của thế kỷ XX, những nhà khảo cổ Pháp đã khám phá và khẳng định: khu vực núi Voi - Xuân Sơn là một di tích khảo cổ học. Nơi đây là một cái nôi của những người tiền sử và sơ sử. Những công cụ lao động của người cổ hiện nay được trưng bỳ tại Bảo tàng Núi Voi như: rìu đá, bôn đá, quả cân đá, bàn mài đá... Những vũ khí bằng đồng: giáo đồng, dao găm đồng... đã minh chứng cho một thời kỳ phát triển của văn hóa Đông Sơn ở núi Voi - Xuân Sơn.

Thế kỷ thứ XVI, vương triều Mạc đã từng đóng binh, thiết lập và xây dựng căn cứ tiền tiêu lớn ở đây để bảo vệ vùng cửa ngõ Dương Kinh (Dương Kinh - Ngũ Đoan, quê hương nhà Mạc). Nhà Mạc đã cho xây cung điện, thành quách, đào sông, khơi lạch, tu tạo chùa chiền ở khu vực núi Voi. Tiếc rằng, những công trình này nay không còn nữa, chỉ lưu vết lại qua dấu tích tên một số địa danh như hang Chạn (bếp ăn), Đấu đong quân, kênh nhà Mạc, cung công chúa...

Với vị trí hiểm yếu, thuận về tấn công, phòng thủ và lưu binh bảo toàn lực lượng, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, núi Voi trở thành căn cứ khởi nghĩa chống Pháp do Lãnh Tư, Cử Bình chỉ huy. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp do Đảng lãnh đạo, núi Voi là cơ sở hoạt động của cơ quan đầu não Tỉnh ủy Kiến An, Huyện ủy An Lão và lực lượng vũ trang cách mạng, du kích địa phương. Trong thời kỳ kháng chiến chống đến quốc Nỹ, núi Voi là một trậ đại phòng không quan trọng bảo vệ cửa ngõ Tây Bắc Hải Phòng. Trung đội nữ du kích núi Voi đã bắn rơi máy bay Mỹ, thành tích đó đã được Bác Hồ gửi thư khen và tặng huy hiệu của Người. Cũng tại đây, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ hai (tháng 4/1968) đã thông qua nghị quyết động viện nhân dân Thành phố Cảng quyết tâm đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân cảu địch. Khu di tích - danh thắng núi Voi còn ghi dấuy nhiều địa chỉ đỏ, mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố như hang Thành ủy, hang Huyện ủy, hang ông Vin, trận địa súng phòng không... và truyền thống "Du kích Núi Voi".

Khu quần thể di tích, thắng cảnh núi Voi còn nổi tiếgn với các công trình kiến trúc văn hóa cổ từ lâu đã trở thành câu ca trong dân gian:

"Chù Long Hoa bốn mùa thanh tịnh

Đình Chi Lai trung chính sườn non"

Tương truyền, chùa Long Hoa xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ 11). Do chiến tranh phá hủy, ngày nay chùa không còn nữa. Song tên tuổi và vẻ đẹp u tịnh, cổ kính của nó vẫn lắng đọng và được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Đình Chi Lai hiện tại là công trình kiến trúc gỗ cổ không rõ năm xây dựng. Đình thờ Cao Sơn Đại Vương, một bộ tướng tâm phúc của Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18). bên cạnh đình Chi Lai, có ngôi chùa Chi Lai (tên chữ là Linh Sơn tự). Phần thượng điện của chùa có kết cấu kiến trúc khung gỗ làm vòa thế kỷ 19. Phần tiền đường chùa mới được phục dựng.

Quần thể di tích núi Voi hiện nay có một số công trình phục vụ cho các du khách thăm quan, nghiên cứu đã được tu bổ, tôn tạo như động Họng Voi, đọng Nam Tào, Bắc Đẩu, Nhà bảo tàng... Khu vực núi đá, núi đất đã được phủ xanh bằng những rừng cây keo tai tượng sum suê, xanh tốt.

Hàng năm vào trung tuần tháng Giêng, lễ hội truyền thống núi Voi mở trong 3 ngày (15,16, 17). Khách đến lễ hội rất đông vui. Trong lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức, thỏa mãn một phần nhu cầu của khách thập phương. Tương lai, nếu được đầu tư xây dựng, nâng cấp thêm cho các di tích, công tình thể thao, văn hóa, chắc chắn quần thể di tích, thắng cảnh núi Voi - Xuân Sơn sẽ còn thu hút nhiều hơn nữa du khách tới tham quan.
 

The_dealth1405

New Member
Quần thể di tích - Danh thắng Tràng Kênh

Khu di tích lịch sử và danh thắng Tràng Kênh thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng có bề dày lịch sử văn hóa, đồng thời đây còn là một danh thắng với cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ do hệ thống núi đá vôi và sông ngòi tạo thành. Tràng Kênh, vùng đất cổ được biết đến qua di chỉ khảo cổ học nổi tiếng, hiện còn bảo lưu trong lòng đất. Theo các nhà nghiên cứu, Tràng Kênh là một di chỉ khảo cổ học, một công xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá lớn nhất vùng Đông bắc Tổ quốc, có niên đại cách ngày nay gần 4000 năm, thuộc sơ kỳ thời đại kim khí. Từ buổi khai sơn, phá thạch, tạo dựng cuộc sống, người Tràng Kênh với bàn tay khéo léo đã chế tác ra những đồ trang sức bằng đá tinh xảo, với những vòng tay, hoa tai, chuỗi hạt đa dạng, phong phú, đầy màu sắc. Thông qua các cuộc khai quật và nghiên cứu, các nàh khảo cổ học đã kết luận rằng: Tràng Kênh cách đây gần 4000 năm đã thực sự là một công xưởng chế tác đồ đá có quy mô lớn, sản phẩm của nó không chỉ được trao đổi ở nội địa, mà còn vượt biển tới các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất này được coi là một phên dậu chống giặc ngoại xâm. Dấu ấn lịch sử để lại đến nay cho biết, Tràng Kênh là một trận địa quan trong trận thủy hciến Bạch Đằng năm 1288 do Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo chỉ huy, đánh tan đội quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII. Với các địa danh đã đi vào sử sách dân tộc như núi U Bò, Hoàng Tôn, Phượng Hoàng hay cửa Bạch Đằng, nơi hợp lưu của 3 con sông đổ về, cùng các dấu tích về những trận địa cọc hay những địa danh như Áng Hồ, Áng Lác cho biết vùng đất này đã ghi dấu về một chiến trường do quân và dân triều Trần bày trận đón đánh quân thù. Ngày nay dưới chân núi Hoàng Tôn trong hệ thống núi đồi ở Tràng Kênh còn ngôi đền thờ một vị tướng của vương triều Trần. Đó là đền thờ Trần Quốc Bảo. Ông thuộc tôn thất nhà Trần có công trong trận Bạch Đằng năm 1288, khi mất được nhân dân địa phương lập đền thờ. Theo nội dung tấm bia dựng vào niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 8 (1626) đời vua Lê Thần Tông, ngôi đền được xây dựng ở nơi có thắng cảnh đẹp vào hạng thứ nhất của xứ Hải Dương.

Tràng Kênh - Bạch Đằng, một địa danh lịch sử từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân thành phố Hải Phòng như một ký ức không thể nào quên về một chiến công vĩ đại chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cách đây trên 7 thế kỷ. Cùng với nhiều di sản mang những nội dung lịch sử văn hóa có giá trị, Tràng Kênh - vùng đất thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã được nhà nước xếp hạn di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh năm 1962../.
 

The_dealth1405

New Member
Đền Nghè

img0001il7.jpg


Nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân), đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân. Bà quê ở làng An Biên (thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) đã đến vùng đất nơi ngã ba sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) chống quân Đông Hán xâm lược. Bà là một nữ tướng tài ba, anh dũng, lập nhiều chiến công vang dội trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, được Trưng Vương phong chức "Chương quản binh quyền nội bộ", giao trọng trách trấn giữ miền Hải Tần. Để tưởng nhớ công lao của nữ tướng, người lập ra làng An Biên xưa và đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng ngày nay, nhân dân đã lập lên tòa miếu An Biên thờ Bà. Buổi đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp tranh, đến năm 1919, được xây dựng khang trang. Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ XX bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Sau lại làm thêm tòa tứ phủ.

Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn "An Biên cổ miếu". Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình.

Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá. Với các đề tài long - ly - quy - phượng; tùng - cúc - trúc - mai... thể hiện kỹ thuật chạm bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo.

Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điểm hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân. Tòa bái đường treo khánh đán chạm nổi đề tài "vũ hội long vân' đường nét tinh vi, mềm mại, ủy chuyển. Ở tòa thiêu hương có chiếc sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu. tại tòa hậu cung, tượng Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son, thiếp vàng vưới dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.

Hội đền Nghè được tổ chức từ ngày mồng 8 đến ngày mồng 10 tháng 2 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan di tích, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân. Đền Nghè được Nhà nước xếp hạng năm 1975./.
 
Chỉnh sửa cuối:

The_dealth1405

New Member
Đình Hàng Kênh (Nhân Thọ đình)


Đình Hàng Kênh (tên chữ là Nhân Thọ đình), nằm trên đường Nguyễn Công Trứ phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Theo bia ký còn lưu giữa tại di tích, đình Hàng Kênh ngày nay khởi dựng vào năm 1719, đời vua Lê Dụ Tông và được trùng tạo từ năm 1841 đến 1850. Đình Hàng Kênh tọa lạch trên một khuôn viên rộng chừng 6000m2 với bố cục kiến trúc truyền thống: đại đình, tòa ống muốn và hậu cung. Ngoài kiến trúc chính còn có hai tòa giải vũ, văn miếu, hồ bán nguyệt.

Tòa đại đình là phần kiến trúc trọng yếu nhất của ngôi đình, có quy mô bề thế gồm 7 gian, mái lợp ngói mũi hài, đầu đạo cong vút. Với kết cấu bộ khung chịu lực bằng gỗ lim gồm 42 cột cao hơn 5 mét, chu vi cột cái gần 2 mét, kê trên những chân tảng đá xanh chạm nổi một bông sen. Nét đặc sắc, độc đáo của tòa đại đình là các mảng trang trí chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo như chạm bong hình, chạm nổi, chạm thủng trên các xà, cột, câu đầu, bảy hiên, cốn... tạo cho các mảng chạm khắc có không gian nhiều tầng, nhiều lớp, một thế giới điêu khắc sống động với nhiều đề tài phong phú, đa dạng như rồng, mây, hoa lá, kỳ lân, phượng... Đặc biệt ở hơn 100 mảng điêu khắc có gần 400 con rồng quấn quýt, hòa quyện cung hoa lá, cỏ cây, chim, phượng với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo.

Đình Hàng Kênh không chỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mà còn bảo lưu được kiểu thức ván sàn lòng thuyền hiếm có, đưa đình Hàng Kênh trở thành một di sản văn hóa đặc sắc trong các ngôi đình Việt Nam.

Tòa hậu cung thâm nghiêm thờ Ngô Vương Quyền, người có công đánh tan quân Nam hán trên sông Bạch Đằng năm 983, giành nền độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam sau một nghìn năm Bắc thuộc.

Tượng Ngô Quyền ngồi trên ngai rồng trong tư thế thiết triều, phía trước có một chiếc thuyền nhỏ, một khúc gỗ tượng trưng cho hàng cọc cắm trên sông Bạch Đằng.

Đình Hàng Kênh là di tích đặc biệt, tiêu biểu của Thành phố Hải Phòng, được Nhf nước xếp hạng năm 1962./.
 

The_dealth1405

New Member
Đình Kiền Bái


Đình Kiến Bái nằm ở xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Xưa kia, Kiền Bái còn có tên là Hổ Bái Trang thuộc huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Trang Hổ Bái có 12 xóm, dân cư tập trung đông hơn cả là xóm Đông. Do đó, đình Kiền Bái nằm ở ngay xóm Đông. Các vị thần được thờ ở đình là:

- Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần.

- Lôi Công Uy Diệu thượng đẳng thần.

Theo "Thủy Nguyên huyện thần tích" hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, Hà Nội đình Kiền Bái thờ hai vị thành hoàng Ngọc và Bích, là hai anh em sinh đôi. Tương truyền lúc mới sinh, 2 vị đề khôi ngô tuấn tú, nhưng đề mất sớm, rất linh thiêng, đã nhiều lần phù hộ dân làng Kièn có cuộc sống yên ổn, làm ăn thịnh vượng. Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta (1287 - 1288), 2 vị âm phù Vua Trần đánh giặc. Vua cho lập đền thờ và phong thần hiệu: Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần và Lôi Công Uy Diệu thượng đẳng thần.

Đình Kiền Bái được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Đình có cấu trúc kiển chữ đinh gồm 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. Tiền đường, trừ gian giữ (khoang thuyền), 4 gian đều bừng gỗ, lát ván sàn. Trên cột cái, vì xà chính ghi năm tạo dựng (1681) và tên những đóng góp công đức. Đây là công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Lê hiện còn lại ở Hải Phòng. Điểm nổi bật của đề tài trang trí trên công trình kiến trúc nghệ thuạt này là bên cạnh hình ảnh rồng, phượng, hoa lá cách điệu, tia lửa, lưỡi mác... còn thấy rất nhiều cảnh sinh hoạt dân gian rất tự nhiên, sinh động. Đó là hình rồng nối đuôi nhau, trước mặt rồng có nhiều con thú 4 chân leo trèo trong đám vây rông; có mảng hình rồng đan xen với thú 4 chân như thằn lằn, voi, ngựa, lợn ăn lá dáy; có mảng cảnh sinh hoạt hình em bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên mình trâu... Hội làng Kiền tổ chức từ ngày 10 đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào những ngày này, dân làng ra đình tế lễ và nô nức vào hội: Hội hát đúm, hội nấu bánh chưng... nổi bật là trò chơi dân gian: cướp cây bông.

Để có được hội cướp cây bông, cả làng phải đi chọn 2 cây tre cao nhất. Nhà nào chọn được tre thì phải mang bánh chưng ra đình tế. Ông mạnh bái chọn 10 thanh niên 18 tuổi trở lên chưa vợ hoặc là con trai đầu lòng chặt cành của 2 cây tre, rồi mỗi người chọn 2 mắt tre làm 2 cây côn (gậy) dài độ 5 trượng đem vào thờ trong đình.

Cũng 2 cây tre đó được chặt hai khúc thành 2 cây bông. Trong 10 trai tráng trẻ, chọn ra 2 người vót cây bông. Người vót cây bông, trước hết phải nạo hết vỏ xanh của tre, rồi dọc theo tre mà vót thành hình cái hoa ở 2 đầu. Để cho cây bông được đẹp, người ta lấy giấy kim tuyến quấn vào từng tua tre một, rồi buộc chỉ ngũ sắc vào... Hai cây bông được rước vào đình.

Cướp cây bông diễn ra 2 đợt: trước tiên là lễ cướp thờ (không có giải), sau đó mới là lễ cướp giải. Tại lễ cướp thờ, khi ông mạnh bái tung cây bông lên thì 10 thanh niên quần đỏ, khăn điều, thắt lưng xanh xông vào cướp dưới sự hò la cổ vũ của dân làng. Tiếp đến là lễ cướp giải, tất cả mọi người đều tham gia. Cuộc cướp cây bông diễn ra rất vui, có khi kéo dài đến sáng.

Ai được giải cướp cây bông thì được ăn bánh của người giải nhất cuộc thi bánh chưng.

Thường thường, những người đoạt giải nhất cuộc thi cướp cây bông, cuộc thi nấu bánh chưng, nếu họ chưa vợ, chưa chồng thì được dân làng vun vén thành vợ, thành chồng. Người được trúng giải cướp cây bông thường được dân làng nể nang vì họ đã được diễm phúc của thần ban cho.

Vì cướp cây bông vui nhất trong họi làng nên người ta cũng đặt thành câu ca để nhắc nhở nhau:

"Làng Kền (Kiền) có lễ cây bông

Rước lên Dọc Muống hội đồng giao quân

Mười một đánh bài giao quan.

Mười hai tế yến thì chàng phải sang..."

Còn trnh hát đúm, thanh niên nam nữ thường tế nhị biểu thị tình cảm với nhau:

- Mười hai nữ hội thi rồi

Sao anh còn ở tại nơi sân đình

Ngó ngang ngó dọc chi tình

Đây mà thua cuộc trách mình lăm thay

- Ai ơi đừng trách anh đây

Cối đâu mà giã bành dày thêm ngon.

- Nếu ai thắng giải đình xuân

Minh đây xin có tranh phần cây bông.

Đình Kiền Bái là di tích lịch sử văn hóa có giá trị nghệ thuật cao, được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1986./.
 

The_dealth1405

New Member
Trạm Giao thông liên lạc quốc tế của Đảng trong những năm 1920 (Nhà 14/61 phố Lý Thường Kiệt, quận Hồng Bàng, Hải Phòng)
Trạm giao thông liên lạc quốc tế của Đảng được đặt tại một ngõ hẻm gọi là ngõ Gạo - phố Baty, nay là nhà 14/61 phố Lý Thường Kiệt, quận Hồng Bàng. Đây là một trạm giao thông liên lạc quốc tế của những nhà cách mạng từ những năm 20 của thế kỷ XX, có vai trò tiếp nhận và truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam. Nơi đây đón nhận cuốn Đường Kách Mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, do đồng chí Nguyễn Lương Bằng - một chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhiều năm hoạt động tại thành phố Hải Phòng mang về và trở thành trạm tiếp nhận tài liệu, sách báo, nối liền cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.
Tờ báo "Thanh Niên" và cuốn "Đường Kách Mệnh" cùng nhiều sách, tài liệu có nội dung tư tưởng tiến bộ, cách mạng của tỏ chức "Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội" đã theo đường dây liên lạc bí mật này từ Quảng Châu (Trung Quốc) về Hải Phòng và từ đó tỏa đi khắp nơi, góp phần nhóm lên ngọn lửa cách mạng Việt Nam trước khi Đảng được thành lập./.
 
Top