• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THỦ THUẬT DÀNH CHO WIN 7

loveblue

Super V.I.P
Tay không tăng tốc Windows 7

Windows 7 có ưu điểm là có thể chạy được trên máy có cấu hình tương đối yếu. Ưu điểm này còn có thể được phát huy hơn nữa bằng những thủ thuật đơn giản, sử dụng chính các chức năng của Windows 7 mà không cần dùng thêm phần mềm nào khác.

Bài viết này xin giới thiệu một số thủ thuật đơn giản giúp bạn có thể tự tay chỉnh sửa những thứ có sẵn để tăng tốc Windows 7, không dùng phần mềm nào khác.

Tăng tốc khởi độngWindows 7

Mặc định, Windows 7 chỉ dùng 1 lõi (core) để khởi động, tuy nhiên nếu bạn có một CPU đa nhân, chúng ta có thể hiệu chỉnh System Configuration để tăng số lượng lõi cho phù hợp để tăng tốc quá trình khởi động Windows 7.

Vào Start > Run, gõ msconfig rồi Enter. Chọn thẻ Boot > Advanced options, trong mục Number of processors chọn số lõi muốn sử dụng. Cuối cùng bấm OK và Apply, khởi động lại máy để thay đổi có hiệu lực.

Tăng tốc Shutdown Windows 7

Windows 7 shutdown nhanh hơn so với với Vista và XP, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thực hiện một số thay đổi trong registry để giảm thời gian Windows phải chờ để đóng các tiến trình.

Vào Start > Run, nhập regedit bấm Enter. Truy cập vào Hkey_Local_ MachinesSystemCurrentControl-SetControl, bấm phải lên key WaitToKillServiceTimeOut, chọn giá trị thấp hơn (mặc định là 12000: 12 giây) > OK.

Lưu ý: nên backup registry trước khi thao tác.

Tắt chức năng đặt chỉ mục tìm kiếm (Search Indexing)

Chức năng Search Indexing giúp tốc độ tìm kiếm tập tin/thư mục diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên nếu bạn ít khi thực hiện việc này, và muốn Windows 7 chạy mượt hơn thì tính năng Search Indexing hoàn toàn không cần thiết, không những thế, nó chiếm dụng khá nhiều tài nguyên hệ thống. Do đó đây là một tính năng mà người dùng nên tắt bỏ. Thực hiện các thao tác sau:

Vào Start > Run, nhập services.msc rồi Enter. Tìm đến Windows Search, bấm chuột phải lên nó, chọn Startup Type > Disabled.

Tăng tốc chuyển đổi giữa các cửa sổ

Khi chuyển đổi giữa các cửa sổ trong Windows 7, ta sẽ thấy một hiệu ứng phóng to / thu nhỏ. Tuy nhiên ta có thể loại bỏ hiệu ứng này để quá trình chuyển đổi giữa các cửa sổ nhanh hơn.

Thực hiện các bước sau:

Vào Start > Search, nhập SystemPropertiesPerformance rồi Enter. Chọn thẻ Visual Effects, bỏ chọn Animate windows when minimizing and maximising > OK.

Tăng tốc Taskbar Thumbnail Preview

Taskbar Thumbnail Preview là chức năng xem trước ảnh nhỏ cửa sổ trên thanh Taskbar - một trong những tính năng khá độc đáo của Windows 7. Tuy nhiên nếu thấy thời gian hiển thị của những ảnh nhỏ này là quá lâu hay quá nhanh thì chúng ta có thể tăng hoặc giảm khoảng thời gian này trong registry. Thực hiện các thao tác sau (lưu ý: backup Registry trước khi làm):

Vào Start > Run, nhập regedit > Enter. Tìm đến khoá: HKEY_CURRENT_USER-SoftwareMicrosoftWindows- CurrentVersionExplorerAdvanced, bấm phải lên Advanced, chọn New I DWORD, nhập giá trị sau: ThumbnailLivePreviewHoverTime.

Bấm phải lên ThumbnailLive-PreviewHoverTime, chọn Modify > Decimal Base, nhập thời lượng mong muốn (tính theo mili giây) > OK và khởi động lại hệ thống.

Gỡ bỏ các thành phần không cần thiết cho tốc độ

- Font: càng nhiều font được cài đặt, tài nguyên hệ thống càng bị chiếm dụng. Vì thế ta chỉ nên giữ lại các font thường sử dụng và phổ biến. Để gỡ bớt font, ta thực hiện như sau:

Mở Control Panel, vào thư mục Fonts, move những font không sử dụng vào một thư mục tạm thời (chú ý ta chưa nên xóa bỏ, phòng trường hợp có thể dùng lại). Càng nhiều font được move thì tài nguyên hệ thống càng được giải phóng.

- Loại bỏ những chương trình khởi động cùng Windows 7 không mong muốn: nhiều ứng dụng sẽ tự động chạy cùng hệ thống, điều này làm tăng thời gian khởi động và lãng phí tài nguyên.

Vào Start > Run, nhập msconfig rồi Enter. Trong hộp thoại System Configuration xuất hiện, chọn thẻ Startup, bỏ chọn những ứng dụng không cần thiết, bấm Apply > OK và khởi động lại hệ thống.

- Tắt theme Aero: cũng như Windows Vista, theme Aero là một trong những gánh nặng, đặc biệt khi bạn không có card màn hình đủ mạnh, do đó tắt nó đi sẽ giúp tăng tốc đáng kể cho Windows 7.

Bấm phải lên Desktop, chọn Personalise, chọn thẻ Windows Color, bỏ chọn Enable Transparency. Chọn Open classic appearance properties for more color options, chọn theme Basic hoặc Standard > Apply > OK.

- Tắt âm thanh hệ thống: thông thường khi bấm chuột, xuất hiện thông báo... luôn có âm thanh đi kèm - đây là một tính năng rất quen thuộc với người dùng. Ta có thể tắt bỏ chúng để Windows 7 chạy bốc hơn:

Vào Start > Run, nhập mmsys.cpl rồi Enter. Chọn thẻ Sounds, chọn No Sounds trong trình đơn thả xuống > OK.

- Tắt bỏ một số dịch vụ (service): số lượng service của Windows 7 chiếm khá nhiều RAM hơn so với XP, trong đó một số service... cả đời không đụng đến, thật lãng phí khi phải chạy những service này. Các bạn hãy tham khảo bài “Tối ưu hóa dịch vụ của Windows 7” trong LBVMVT số 330 (và mục “Từ thư bạn đọc” số này) để biết những dịch vụ có thể tắt an toàn.

Để khởi chạy hay tắt bỏ dịch vụ, bạn cũng có thể vào Control Panel > Administrative Tools > Services, bấm phải lên những dịch vụ muốn tắt, chọn Stop, hoặc Start để bật.


Nguồn KHPT

MAI XUÂN LỘC
kamikize2008@yahoo.com
 

loveblue

Super V.I.P
25 tính năng mạnh nên biết của Windows 7

Windows 7 có rất nhiều tính năng mới độc đáo mà bạn sẽ dần dần khám phá trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên có một số tính năng mạnh và hữu ích, mang đậm phong cách... Windows 7 mà bạn nên biết trước để có thể sử dụng và cảm nhận được sức mạnh của hệ điều hành mới ra lò này.

Nhiều người đã cài đặt Windows 7 để thưởng lãm sức mạnh công nghệ của nó. Vậy bạn đã khám phá hết những tính năng của nó chưa? Dưới đây là 25 tính năng có thể sẽ đem đến nhiều điều bổ ích cho bạn.

Windows 7 Home Premium và Windows 7 Professional có nhiều điểm độc đáo, tuy nhiên, bạn cần phải có Windows 7 Ultimate để có được những chức năng được liệt kê dưới đây (một số đã được giới thiệu chi tiết trên LBVMVT các số trước đây):

1. Aero Shake: Bấm vào thanh tiêu đề một cửa sổ đang mở và lắc chuột nhẹ để thu nhỏ tất cả các cửa sổ khác đang mở, làm tương tự để khôi phục kích thước các cửa sổ ban đầu.

2. Aero Themes and Aero Background: Thay áo mới (themes) hoặc cho trình chiếu tất cả những hình ảnh ưa thích để làm tăng hương vị phong cách riêng của bạn.

3. BitLocker and BitLocker To Go: Giúp bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm, dễ dàng bảo mật và phục hồi các ổ đĩa, nhất là USB và ổ cứng di động.

4. Home Media Streaming: Biến máy tính của bạn thành trung tâm giải trí như biên tập hình ảnh, nhạc, phim, ghi các chương trình TV hoặc từ nơi các thiết bị thu phát khác.

5. HomeGroup: dễ dàng chia sẻ tài liệu và máy in giữa các máy tính đang hoạt động có nối mạng nội bộ với nhau.

6. Internet và truyền hình kỹ thuật số: nhờ sự hỗ trợ của Windows Media Center, bạn có thể xem và ghi lại rất nhiều chương trình truyền hình từ nhiều kênh truyền hình khác nhau. Tuy nhiên, Windows 7 có thể yêu cầu bổ sung các phần cứng thu sóng truyền hình hỗ trợ.

7. Internet Explorer 8: Được tích hợp tính năng tìm kiếm và lướt web nhanh chóng với nhiều tiện ích hỗ trợ của Visual Search và Web Slices.

8. Jump List: giúp làm giảm sự lộn xộn các công việc, tác vụ, tập tin được bạn sử dụng thường xuyên.

9. Live Thumbnail Previews: Quản lý nhiều cửa sổ chương trình đang mở dễ dàng với chức năng xem trước các cửa sổ ứng dụng đang hoạt động.

10. Location Aware Printing: Thiết lập các máy in mặc định cho máy riêng và cho mạng nội bộ.

11. Remote Media Streaming: truy cập trang chủ dựa trên thư viện truyền thông kỹ thuật số từ máy khác trên Internet đang chạy Windows 7 bên ngoài.

12. Aero Snap: Thay đổi kích thước cửa sổ và mở rộng nó nhanh chóng, dễ dàng hơn khi so sánh các nội dung của hai cửa sổ khác nhau.

13. View Available Network (VAN): Xem và kết nối với các mạng đang hoạt động, bao gồm cả wifi, băng thông rộng, dial-up và mạng ảo (VPN) chỉ trong một vài lần bấm chuột.

14. VPN Reconnect: Tự động tái thiết lập một kết nối VPN dự phòng bất cứ khi nào kết nối Internet tạm thời bị ngắt.

15. Windows Search and Libraries: hỗ trợ các chức năng tìm kiếm tập tin thông minh trên máy tính của bạn, trên các máy tính khác và các thiết bị lưu trữ được kết nối với máy.

16. Windows Touch: Tương tác với máy tính của bạn với một màn hình cảm ứng, bằng cách dùng ngón tay trỏ lên màn hình và nhiều cử chỉ khác của bạn.

17. Windows Troubleshooting: xử lý sự cố giúp bạn giải quyết các vấn đề phổ biến một cách nhanh chóng mà không cần gọi để được giúp đỡ.

18. Windows XP Mode: giúp chạy các ứng dụng trên hệ điều hành Windows XP cũng chạy được trên Windows 7.

19. AppLocker: Kiểm soát chặt các chương trình nào được phép chạy trên máy tính.

20. BranchCache: Nâng cao năng suất các ứng dụng tại các mạng văn phòng nhánh và giảm tải trên mạng rộng.

21. DirectAccess: Kích hoạt các kết nối bảo mật để tạo sự an toàn cho các mạng doanh nghiệp mà không cần các bước mở rộng cài đặt kết nối VPN.

22. Federated Search and Enterprise Search Scopes: Kích hoạt bộ máy tìm kiếm, kho tài liệu, các ứng dụng web, và kho dữ liệu được tìm kiếm từ Windows 7.

23. Problem Steps Recorder: Từng bước gỡ rối các ứng dụng bị lỗi, hỗ trợ giải quyết vấn đề bằng cách ghi lại các lỗi gửi về trung tâm xử lý để được “bắt mạch” chuẩn hơn.

24. VHD Boot: Dễ dàng chuyển tiếp giữa môi trường ảo và môi trường vật lý bằng cách tái sử dụng phiên bản chính cùng loại trong một cơ sở hạ tầng DVI và trên máy tính.

25. Windows PowerShell 2.0: Tự động lặp đi lặp lại các công việc biên tập kịch bản đồ họa nhằm giúp bạn ghi kịch bản dựa trên việc truy xuất các kỹ thuật chạy nền.



(Theo Intowindows)
ĐỖ NGUYÊN VŨ

trieucait@mail2world.com
 

loveblue

Super V.I.P
Lựa chọn cài đặt Windows 7 32-bit hay 64-bit

Tất nhiên Windows 7 bản 64-bit sẽ tận dụng được sức mạnh những máy đời mới, nhưng nếu máy bạn có dung lượng bộ nhớ không cao lắm hoặc đang sử dụng các thiết bị ngoại vi cũ thì cần phải cân nhắc, có thể phải chọn bản 32-bit.

Windows 7 cung cấp cho bạn 2 lựa chọn hệ điều hành cài đặt là phiên bản 32-bit (x86) và 64-bit (x64). Vậy nên chọn cài phiên bản nào cho phù hợp với cấu hình máy và yêu cầu công việc của mình?



32-bit và 64-bit là gì?

Một cách khái quát, 32-bit và 64-bit là số bit mà máy tính có thể xử lý được trong 1 xung nhịp. Điều này xác định lượng bộ nhớ trung bình mà người dùng có thể sử dụng cũng như hiệu quả về hoạt động của CPU.

32-bit xuất hiện đầu tiên kể từ khi phiên bản Windows XP được phát hành. Do thời điểm đó, phần cứng còn lỗi thời, các ứng dụng phát triển ít nên việc di chuyển sang hệ thống 64- bit sau đó còn khá chậm chạp. Tuy nhiên, sau khi phiên bản XP/Vista 64-bit được phát hành, Microsoft đã giúp đẩy mạnh sự xuất hiện nhiều phiên bản 64-bit cho các nhà phát triển ứng dụng để tận dụng lợi thế của phiên bản này.



Bạn nên chọn mua Windows 7 32-bit hay 64-bit?

Điều này bạn không cần lo lắng khi tiến hành mua một máy tính mới hoặc mua Windows 7. Nếu bạn mua máy tính mới từ một nhà bán lẻ, nó sẽ cài đặt sẵn Windows 64-bit nếu cấu hình đó hỗ trợ môi trường 64-bit. Còn nếu bạn mua một phiên bản Windows 7 từ thị trường bán lẻ, bạn sẽ được bao gồm cả 2 phiên bản 32-bit và 64-bit (ngoại trừ phiên bản Home Basic).



Những lợi ích của Windows 7 64-bit?

Có rất nhiều lợi ích mà Windows 7 64-bit cung cấp cho bạn. Đó là:

- Một hệ điều hành 32-bit trên lý thuyết có thể sử dụng đến 4 GB RAM nhưng phiên bản 32-bit của Vista/7 thì chỉ cho phép sử dụng tối đa là 3,12 GB. Với Windows 7 64-bit, bạn có thể sử dụng đầy đủ 4 GB RAM (khả năng có thể đạt tới 128 GB hoặc cao hơn).

- Bạn nhận được môi trường bảo mật tốt hơn với Windows 64-bit, nguy cơ dữ liệu mất mát cũng được giảm đi đáng kể, bạn cũng được trang bị tính năng bảo mật cao cấp hơn như Kernel Patch Protection trong Windows 7 64-bit.

- Từ phiên bản 64-bit, hệ thống xử lý thông tin nhiều hơn cũng như hỗ trợ RAM lớn hơn. Điều này sẽ giúp Windows 7 có thể phản ứng nhanh hơn khi bạn đang chạy các ứng dụng phức tạp hoặc nhiều hơn cùng một lúc. Nếu bạn đang sử dụng các ứng dụng đồ họa như Photoshop, công cụ chỉnh sửa video, game, CAD... thì 64-bit là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

- Bạn có thể mong đợi nhiều hơn khi sử dụng phiên bản Windows 7 64-bit, vì hầu hết các ứng dụng 32-bit đều có thể làm việc tốt hơn trên Windows 64-bit. Hiện nay, rất nhiều nhà phát triển ứng dụng đang tiến hành “lên đời” cho ứng dụng của mình cho phù hợp với Windows 7 64-bit.



Làm thế nào để biết hệ thống có hỗ trợ Windows 7 64-bit?

Nếu mua hoặc nâng cấp máy tính trong thời gian vài năm trở lại đây, với bộ xử lý Intel Core 2 Duo hoặc tương đương, thì máy tính của bạn đã được trang bị để chạy Windows 7 64-bit. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể tiến hành kiểm tra thông qua một vài cách dưới đây:

- Nếu đang chạy Windows Vista 32-bit, bạn hãy truy cập vào Control Panel > System and Maintenance > Performance Information and Tools và bấm vào mục View and print details. Trong phần System, bạn có thể xem liệu máy của bạn có khả năng hỗ trợ 64-bit hay không (nếu có thì sẽ thấy có dòng thông báo 64-bit capable).

- Sử dụng công cụ kiểm tra việc nâng cấp Windows 7 là Windows 7 Upgrade Advisor, tải về tại địa chỉ http://windows.microsoft.com/en-us/windows/downloads/upgrade-advisor.

- Bạn cũng có thể sử dụng công cụ kiểm tra các thiết bị của bạn có hỗ trợ trình điều khiển 64-bit hay không, đó là Windows 7 Compatibility Center, tải về tại địa chỉ http://www.microsoft.com/windows/compatibility/windows-7/partner/default.aspx.



Khi nào bạn nên sử dụng phiên bản 32-bit?

Có một số lý do mà bạn phải sử dụng 32-bit:

- Nếu bạn chỉ sử dụng 2 GB RAM hoặc thấp hơn (những phần khác phải đủ điều kiện để cài Windows 7) và không có kế hoạch nâng cấp. Lưu ý: để thật sự tận dụng lợi ích của Windows 7 64-bit, bạn cần trang bị tối thiểu 4 GB RAM.

- Bạn đang sử dụng các thiết bị như máy quét, máy in... mà không có trình điều khiển thiết bị 64-bit.

- Bạn đang chạy các ứng dụng cũ trên môi trường làm việc 16-bit được phát triển cho Windows 3.1 hoặc DOS. Một số trong chúng sẽ không hoạt động được trên môi trường làm việc 64-bit như 32-bit.


Nguồn KHPT
THÚY CHINH
thuychinh.nguyenthi@gmail.com
 

loveblue

Super V.I.P
10 điều cần biết khi chuyển từ XP sang Windows 7

Máy bạn có thể chuyển từ hệ điều hành XP đang dùng sang Windows 7 được không? Nếu được thì cài như thế nào để có thể dùng một lúc cả hai? Cách chuyển dữ liệu từ hệ điều hành cũ sang mới như thế nào? Làm gì khi ứng dụng cũ không chạy được trong Windows 7... Đó là một số trong những điều bạn nên biết trước khi quyết định sử dụng sản phẩm mới nhất mà Microsoft phát hành.



1. Kiểm tra phần cứng

Không phải máy tính nào cũng có thể cài được Windows 7 vì hệ điều hành (HĐH) này cũng có những yêu cầu về cấu hình tối thiểu để hoạt động tốt. Để biết được phần cứng của mình có tương thích với Windows 7 hay không, người dùng có thể dùng phần mềm Windows 7 Upgrade Advisor của Microsoft để kiểm tra.

Windows 7 Upgrade Advisor sẽ thực hiện quét chi tiết toàn bộ hệ thống, kiểm tra phần cứng, chương trình và các thiết bị ngoại vi. Sau khi hoàn thành quét, Upgrade Advisor sẽ hiển thị báo cáo cho người dùng biết hệ thống của họ cần yêu cầu phần cứng gì và đưa ra các vấn đề không tương thích với các chương trình và thiết bị ngoại vi cũng như những đề nghị để nâng cấp lên Windows 7.

Người dùng có thể tải Windows 7 Upgrade Advisor tại http://download.microsoft.com/download /9/5/D/95D3883A-00A2-4A8A-A979-48D5AB9B1112/Windows7UpgradeAdvisor.msi (cần Net.Framework 2.0). Hiện công cụ này mới ở phiên bản thử nghiệm nhưng cũng đủ để cung cấp cho người dùng những gì cần chuẩn bị khi nâng cấp lên Windows 7.



2. Hiểu chế độ cài đặt tùy biến (Custom)

Nếu đang cài đặt Windows XP trên máy tính và muốn sử dụng Windows 7 song song, thì bạn sẽ mua gói nâng cấp Windows 7, tuy nhiên, bạn sẽ không thể thực hiện nâng cấp tại chỗ. Mặt khác, vì không thể nâng cấp lên Windows 7 trên XP mà giữ nguyên tất cả các ứng dụng và thiết lập cũ, nên người dùng sẽ phải thực hiện cài đặt ở chế độ Custom.

Cài đặt ở chế độ Custom (clean) đưa ra cho người dùng lựa chọn thay thế hoàn toàn HĐH hiện tại hoặc cài đặt mới Windows trên phân vùng ổ cứng lựa chọn. Người dùng cũng có thể thực hiện cài đặt tùy ý nếu máy tính chưa có một HĐH hay nếu người dùng muốn thiết lập nhiều HĐH trên một máy tính.

Khi cài đặt thay thế hoàn toàn Windows XP, quá trình cài đặt sẽ xóa sạch toàn bộ HĐH cũ. Thực tế, quá trình cài đặt sẽ thiết lập một thư mục trên ổ cứng gọi là Windows.old và thay thế thư mục Windows, Documents And Settings và Program Files của hệ điều hành Windows XP. Các tệp dữ liệu của người dùng vẫn giữ nguyên và có thể truy cập được nhưng những ứng dụng sẽ không tồn tại (ngay cả dù chọn chế độ Custom Install để giữ nguyên dữ liệu trên các thư mục Windows.old).

Bất kể chọn chế độ thay thế hoàn toàn Windows XP hay thiết lập nhiều HĐH, bạn cũng sẽ phải sao lưu và chuyển tất cả dữ liệu cũng như cài đặt lại tất cả các ứng dụng và cấu hình lại tất cả các thiết lập.



3. Cân nhắc thiết lập đa khởi động

Khi cài đặt trong chế độ Custom Install, bạn nên suy nghĩ thiết lập một cấu hình đa khởi động. Khi đó, hệ thống có thể khởi động từ cả Windows XP và Windows 7. Điều này sẽ là ưu điểm lớn khi người dùng bắt đầu một hệ điều hành mới. Cụ thể, có thể khởi động trong Windows XP để kiểm tra làm thế nào mọi thứ được thiết lập và rồi khởi động trong Windows 7 để thiết lập trở lại cấu hình tương tự như thế. Người dùng có thể vô hiệu hóa cấu hình đa khởi động, thiết lập Windows 7 như một HĐH đầu tiên và rồi vô hiệu hóa Windows XP.

Để có thể thực hiện chuyển đổi chế độ khởi động này, cả XP và Win 7 phải được cài đặt trên cùng một ổ cứng nhưng trên các phân vùng khác nhau (nếu người dùng cài Win 7 trên ổ cứng thứ hai, phân vùng khởi động sẽ tồn tại trên ổ cứng đầu tiên. Vì vậy, người dùng không thể vô hiệu hóa ổ cứng để giải thoát khỏi XP). Người dùng sẽ cần phân vùng lại ổ cứng để tạo một vùng cho Windows 7. Để phân vùng ổ cứng mà không làm mất dữ liệu, có thể dùng phần mềm như Norton PartitionMagic 8.0 (http://www.download.com.vn/data+file/more+data+file/9938_norton_ partitionmagic_8_05.aspx) (giá khoảng 70 USD) hoặc Easeus Partition Manager Home Edition 4.0.1 (http://download.cnet.com/Easeus-Partition-Master-Home-Edition/3000- 2248_4-10863346. html?tag=mncol) (miễn phí).



4. Có kế hoạch sao lưu và lưu trữ

Trước khi chuyển từ một HĐH này sang một hệ điều hành khác, người dùng cần phải sao lưu tất cả dữ liệu để đảm bảo an toàn cho chúng. Nếu sử dụng một chương trình sao lưu dữ liệu, bạn cần kiểm tra tại trang web của nhà sản xuất để xem liệu chương trình đó có được nâng cấp để hoạt động trong Windows 7 hay không. Nếu không muốn dùng đến chương trình sao lưu của hãng thứ ba, bạn có thể sử dụng Backup Utility của chính XP (còn gọi là Windows NT Backup - Restore Utility). Nếu không chắc chương trình sao lưu của hãng thứ ba có thể nâng cấp để sử dụng trong Windows 7 hay không, thì đơn giản nhất người dùng nên sao lưu dữ liệu ra đĩa CD/DVD hay một ổ cứng ngoài cho an toàn.



5. Lên kế hoạch chuyển dữ liệu

Chuyển dữ liệu từ một HĐH tới HĐH khác, có thể bạn sẽ muốn dùng đến chương trình chuyển đổi để quét hệ thống XP, đưa ra tất cả dữ liệu, thiết lập và rồi chuyển chúng tới Windows 7. May mắn thay, Windows 7 Easy Transfer có thể cung cấp dịch vụ này cho người dùng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện dịch chuyển này, tốt hơn bạn nên sao lưu dữ liệu đến nơi an toàn.

Hệ điều hành mới sẽ đến với hai bản sao của Windows 7 Easy Transfer. Một bản trên đĩa DVD và bản khác sẽ được cài đặt trên hệ thống. Trước khi cài đặt Windows 7, bạn cần chạy Windows 7 Easy Transfer từ đĩa DVD để sao lưu tất các các file và thiết lập. Sau đó, khi cài đặt Windows 7, sử dụng chúng để chuyển tất cả các file và thiết lập tới hệ thống mới. Để hiểu hơn về Windows 7 Easy Transfer bạn có thể tham khảo tại: http://www.tin247.com/chuyen_doi_de_dang_ung_dung_tu_xp_sang_vista-4-34.html hoặc xem lại LBVMVT 322, trang 3.



6. Liệt kê các ứng dụng tương thích

Người dùng không thể thực hiện nâng cấp thay thế khi chuyển từ Windows XP sang Windows 7 mà phải cài đặt lại tất cả các ứng dụng. Vì vậy, cần thông qua Windows 7 Upgrade Advisor để kiểm tra tính tương thích của chúng, và kết hợp với các trang web để xem ứng dụng nào có thể tải về sử dụng trên Windows 7.



7. Làm quen với giao diện người dùng (UI) mới

UI trong Windows 7 khá khác với trong XP và có nhiều tính năng mới. Người dùng có thể sẽ gặp phải những trở ngại bất ngờ và sẽ phải trải qua một khoảng thời gian để thích nghi với giao diện mới. Để dễ dàng quen với UI mới, bạn nên vào các trang giới thiệu Windows 7 (http://www. microsoft.com/windows/windows-7/features/whats-new.aspx) cũng như các thông tin trên Windows Training Portal.



8. Kiểm tra chế độ hỗ trợ XP

Nếu khám phá ra một số ứng dụng hiện đang hoạt động trên Windows XP nhưng lại không tương thích với Windows 7, hay muốn giữ khả năng truy cập của Windows XP, thì hãy nhớ đến chế độ Windows XP Mode trong Windows 7. Môi trường ảo này là một bản sao Windows XP (SP3) miễn phí, đăng ký đầy đủ và hoạt động trong chế độ Windows Virtual PC của Windows 7.

Để có thể sử dụng Windows XP Mode, bạn nên lưu ý 2 điểm:

- Windows XP Mode chỉ có trong các phiên bản Windows 7 Professional, Enterprise và Ultimate.

- Bộ xử lý của máy tính phải hỗ trợ khả năng ảo hóa.



9. Đặt ra những câu hỏi

Người dùng không nên vội vàng chuyển từ Windows XP sang Windows 7, mà nên đặt ra những câu hỏi và chia sẻ thông tin với người khác để hiểu thêm nhiều hơn về HĐH mới này. Những nơi có thể giúp bạn việc này là các diễn đàn công nghệ trong nước và quốc tế trên mạng Internet.



10. Đăng ký nhận thông tin về Windows 7


Tin thư (newsletter) về Windows Vista và Windows 7 của trang công nghệ TechRepublic được cung cấp miễn phí vào thứ 6 hàng tuần, bao gồm thông tin, tính năng về Windows 7 cũng như các bài viết chi tiết về HĐH này, nếu bạn quan tâm có thể đăng ký tại trang TechRepublic newsletters (http://tinyurl.com/mz638u) để nhận.



Nguồn KHPT
LƯU NGỌC THUẬN
masterkeylove@ymail.com




Các bạn nào còn có những thủ thuật hay xin mời post vào đây nhé ! Thanks
 
Top