• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

1001 CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG!!!

Status
Không mở trả lời sau này.

CongVoi

Super V.I.P
Đồng Cô vừa đến nơi, mấy ông bà cung văn hớt hải chạy ra bảo sao đến muộn thế khách ngồi chờ ướt cả đít rồi kia kìa. Gã đâm sầm vào trong, khoác lên người một tấm hoàng bào, thắt ngang lưng một cái khăn nhiễu hoa lí, đội lên đầu một cái khăn xếp tía, tay cầm hai thanh kiếm như hai cái que khụng khiệng bước ra. Các cung văn ồ cả lên úi giời úi giời rồi trào lên hát. Chả mấy khi cậu Hoàng Bơ xe loan giá ngự về đồng. Bên tả có pháp sư dâng câu phú. Bên hữu có các pháp sư thanh đồng chuốc rượu hầu dâng. Gã Đồng Cô vụt một cái thành cậu Hoàng Bơ ông hoàng tử chết trẻ nhảy thách lên quay cuồng theo tiếng trống tiếng mõ. Cả điện thờ như cũng lắc lư ngất ngư theo, cũng lung lay lúc lắc theo. Các cung văn réo rắt Giăng thanh gió mát tràn trề là tràn trề. Cậu Hoàng Bơ lên ngựa. Cậu Hoàng Bơ ngã ngựa. Cậu cầm chén rượu. Các cung văn nỉ non Chuốc chén rượu đào hội quần tiên chuốc chén rượu đào. Cậu hớp chén rượu, mắt cậu lờ đờ, mặt cậu chan chan mồ hôi, điệu bộ cậu thẫn thờ ẻo lả. Rồi bất thần cậu lại nhảy tót lên như lên lưng ngựa, lại rung lại lắc lại bốp bốp chát chát phi nước kiệu. Các cung văn nài nỉ rên rỉ Cung văn hát hay quá cậu ban tài phát lộc cho cung văn rồi cậu hẵng đi nào. Từ trên lưng ngựa cậu bất thần rung giật toàn thân, một dòng nước sè sè mở vòi chảy ra từ phía dưới cái thắt lưng hoa lí. Khai mù. Cá Sấu 1 tỉnh ngay khỏi cơn mê muội trong điện thờ, lại còn nghĩ thằng này ăn mặn. Ăn hại nữa.
Quả nhiên, Đồng Cô cầm một triệu sáu ra đi không bao giờ trở lại. Gọi điện đến nhà chả bao giờ gặp. Tìm đến tận nhà, người nhà nó bảo chị biết nó ở đâu bảo hộ tôi, chúng tôi cũng đang muốn gặp nó. Mấy tháng trời tự nhiên thành nặc nô đi đòi nợ mà chẳng đòi được. Xem ra chỉ có ông thầy bói là nói thật, năm nay không chết thì cũng tiền mất tật mang, đã đành hân hoan của đi thay người, tìm đến thánh thần xin thì thánh thần cũng cầm tiền đi nốt không cho lập bàn thờ. Thế thì còn biết tin ai?
Ngơ ngác. Hoang mang. Thần sầu một mình. Đúng lúc ấy cô em sồn sồn dẫn về mấy chàng nghệ sĩ. Căn nhà hai chị em thoáng chốc tràn đầy nghệ thuật, tất cả như một nhà, tất cả nhào trộn hết vào nhau. Tưng bừng thâu đêm suốt sáng, chén rượu cuộc cờ, đánh chắn đánh phỏm, lúc đêm hôm tắt đèn người phòng bên này đi nhầm sờ soạng sang phòng bên kia. Đôi ba ngày lại có cuộc xích mích dù kết cục bao giờ cũng có thoả hiệp, bông hoa này là của chung. Xích mích tăng huyết áp lên thành mâu thuẫn khi Cá Sấu 2 nhìn thấy Hoạ Sĩ vừa nói chuyện với chị mình vừa đưa tay lau cục nước bọt đậu trên mặt chị. Thêm cục nữa. Lại lau. Cục nữa. Lại lau. Mâu thuẫn tăng huyết áp lên thành xung đột: chỉ một tháng sau nàng rụng rời thấy chị mình dựng giá vẽ rồi bôi màu lên đó. Cô chị đã thành hoạ sĩ. Nàng đã cướp sớm mất cái tương lai mĩ thuật của cô em mà đúng lí ra cô em đã lên giường với Hoạ Sĩ trước thì phải trở thành hoạ sĩ trước.
 

CongVoi

Super V.I.P
Nghe không xuôi. Lí thuyết chiếm hữu thực tế, kẻ nào chiếm đất trước thì kẻ ấy có quyền canh tác trước, khó vận dụng vào trường hợp này. Mọi cái xấu đều có quyền bình đẳng trước nghệ thuật. Đã là cá sấu thì 2 hay 1, 1 hay 2 đều chỉ mang một ý nghĩa.
Xung đột trong trại cá sấu được những ba nghệ sĩ xúm vào giải quyết. Họ tự thấy phải có trách nhiệm vì cái tội họ hay nhầm 2 thành 1, 1 thành 2 trong những lúc bài bạc khuya sớm. Giải toả. Giảm căng thẳng. Lọt sàng xuống nia, chẳng ai lãi chẳng ai lỗ vụ này. Chàng Nhạc Sĩ hoá ra lại có tài hơn Hoạ Sĩ trong chuyện xem tướng mặt. Chàng sẽ đưa cả hai nàng đi mĩ viện của thằng bạn, mỗi nàng sửa sang tí chút là đẹp tưng bừng, lại giải được hạn. Cá Sấu 1 có cái mũi giải ngân, tiền bạc có bao nhiêu cũng mất, chỉ cần cơi nới cái mũi hẹp là trong nhà sẽ thành đảo giấu vàng. Cá Sấu 2 chỉ cần bơm môi bồi mắt láng mặt căng tai là thành tuyệt thế giai nhân. Chi phí Nhạc Sĩ chịu tất, chàng vừa bán được năm ca khúc cho phim truyền hình, ba cho kịch, hai cho chương trình thời trang. Khi cần sẽ có viện trợ không hoàn lại của Hoạ Sĩ và Đạo Diễn.
Mĩ viện. La liệt các nàng ngồi chờ tháo băng, băng keo trắng dán đầy mặt, băng viền quanh mắt, băng trên chỏm mũi, băng nâng dưới cằm. Ùn ùn các nàng mới đến xếp hàng, tháo khẩu trang bịt mặt ra đứng chờ. Ôi trời, các mĩ nhân đi trên đường bịt kín mặt gợi nhiều phỏng đoán gợi nhiều ao ước, tháo khăn ra mới biết còn thua đám cá sấu không bịt khăn.
Khung cảnh ấy chỉ có chủ mĩ viện mới chịu được. Gã này giọng eo éo bẹt chẹt, dáng đi uốn lượn bạch xà, tay mềm như bún vuốt ve trên người trên mặt các nàng. Như vuốt ve gỗ đá. Đàn ông làm những nghề thường xuyên động chạm vuốt ve đàn bà phần nhiều đều chung tình trạng ấy. Nghề múa, nghề đỡ đẻ, nghề trang điểm, làm đầu, nghề phẫu thuật thẩm mĩ. Họ mà còn biết mơn trớn rung động thì họ đã ăn dày của tạo hoá.
Phòng xử lí vang động tiếng kêu khóc rên xiết của các sinh linh. Cá Sấu 2 mổ mắt. Đôn môi. Hai cánh tay đầy lông mỗi lần rửa tay lại vằn vện chân hổ bây giờ được dán băng keo mỏng như lụa. Chủ mĩ viện phũ phàng xé băng keo xoạc một cái, lông tay đi bằng hết. Sang phần hàn xì răng hàm mặt, que hàn khói toả mịt mù mùi bún chả quá lửa. Nàng tru lên từng hồi sói con thèm thịt tươi. Nước mắt nước mũi giàn giụa.
Cá Sấu 1 bình tĩnh hơn nhiều. Cái mũi giải ngân chia tay nhé từ đây. Mấy cô ngồi chờ đến lượt hoang mang bảo nhau nghe đâu có người nâng mũi về không chịu kiêng cữ theo chỉ dẫn, đến khi tháo băng thì mũi đổ như cột điện đổ, để lại hai cái lỗ, hai khoảng trống không gì bù đắp nổi. Cá Sấu 1 cho ra ngoài tai hết. Cắn răng cho một tương lai nhiều tài lộc, một tương lai tuyệt thế giai nhân.

*
* *



Thôi xong. Đến đây vừa lúc phải biết điều mà dừng bút. Nhà biên tập bảo gã viết ai cũng xấu. Đàn bà xấu. Đàn ông xấu. Một nửa đàn ông là đàn bà cũng xấu. Loại cây bút ấy lần sau chỉ còn một cách cứu vãn là đi viết phim thế giới động vật. May ra.
Nhưng độc giả mình chưa quen hết truyện mà không có kết cục, vậy xin viết thêm vài dòng kết thúc vụ hai cô cá sấu đi mĩ viện. Hôm tháo băng, cả chủ thể lẫn khách thể ai ai cũng hồi hộp. Chủ mĩ viện hồi hộp, chưa bao giờ gã dồn hết tâm huyết và tài năng như hai ca này, gã chắc mẩm đây là kiệt tác của đời gã, xong đây đóng cửa phủi tay ngồi hưởng vinh quang đến hết đời cũng cam lòng. Ba nghệ sĩ hồi hộp, tiền nhuận bút đổ hết vào đây cho một canh bạc nghệ thuật lấy cá sấu làm đối tượng đầu tiên trên hết và duy nhất. Hai nàng cá sấu hồi hộp thế nào thì khỏi nói, hai nàng đã được dành quá nhiều sốchữ trong trước tác này.
Tháo băng. Hệ thống Lumière et Son âm thanh và ánh sáng kiểu Pháp rực rỡ chói lọi. Ghế xoay tròn, nâng lên cao các thế nghiêng ngửa. Hệ thống gương sáu mặt soi rõ đối tượng hình học không gian.
Nói thì bảo là bịa, nhưng nhân chứng vẫn còn đấy, báo chí đưa tin vẫn còn đấy: xong mĩ viện, Cá Sấu 2 đã biến thành Cá Sấu 1, Cá Sấu 1 thành Cá Sấu 2.
Hai nàng cá sấu và ba chàng nghệ sĩ kiểu gì cũng dàn xếp được. Chỉ lo cho người đọc thiên truyện này. Nếu quý độc giả có đọc lại từ đầu thì xin đánh số lại cho hai nàng cá sấu. 1 là 2 và 2 là 1. Nhớ nhé, kẻo nhầm./.
 

CongVoi

Super V.I.P
Trước khi đến trạm Métro để về nhà, Anne thường phải đi ngang qua một bệnh viện tâm thần. Nơi đây một buổi chiều có những bệnh nhân nhẹ được phép ra đường phố dạo chơi, ra phố xá để mua một tờ báo, một gói bánh, gói kẹo hoặc các thứ lặt vặt khác mà người bệnh cảm thấy thích thú.

Thỉnh thoảng Anne gặp một cô gái rất trẻ, khuôn mặt bầu bĩnh vừa đi vừa nhìn xuống đất cười một mình. Có lần Anne gặp một người đàn bà độ chừng ba mươi, áo quần tề chỉnh, nhưng lại trát một lớp phấn trắng bệch, tô môi son đỏ chót, trên đầu bà thắt một cái nơ đỏ chói. Cái nơ đỏ và bộ mặt trắng kiểu ấy thì Anne biết bà ta từ bệnh viện đi ra. Người đàn bà trẻ nhìn Anne chào mỉm cười coi như đã là bạn, rồi xin nàng địa chỉ. Anne hỏi để làm gì, trả lời để tôi gởi thiệp chúc cô được mọi điều hạnh phúc.

"Chúc cô được mọi điều hạnh phúc". Sao mà dịu dàng êm ái, Anne cảm động, ghi ngay địa chỉ của mình, bởi vì được nghe người khác chúc cho mình mọi điều hạnh phúc. Anne đưa mảnh giấy nhỏ ghi tên và địa chỉ thật của mình, bà ấy cám ơn rối rít. Tuần lễ sau, Anne nhận được tấm hình tháp Eiffel, mặt sau ghi: "Tôi đến Paris hơn tuần nay, gởi cô tấm hình kỷ niệm, chúc cô mọi điều hạnh phúc. Hãy nhớ đến tôi nhé". Ký tên không rõ, sau đấy Anne gặp người đàn bà, nàng cám ơn đã nhận được tấm thiệp, thì bà nhìn nàng ra vẻ ngạc nhiên, chẳng nói năng gì, đôi mắt nhìn vào một khoảng đâu đâu.

Từ đó, Anne không thể nào hiểu được có điều gì không bình thường ở những người mắc bệnh tâm thần, những người mang trong hồn một chứng bệnh điên.

Chiều hôm sau, cũng như mọi chiều tan sở, Anne rảo bước qua bệnh viện đến trạm Métro. Nàng đi chậm hơn mọi ngày, Paris chiều nay trời đẹp quá, Paris đang vào xuân, cái lạnh khô làm cóng thịt da đã bị lùa vào lãng quên. Buổi sáng mai đi làm có hoa jonquille vàng chào đón hớn hở bên vệ đường, và buổi chiều về, Paris biết để lại chút hơi ấm cho nỗi mệt nhọc của một ngày làm việc.

Anne chợt dừng lại, một người đàn ông Á Đông tiến gần Anne hỏi bằng tiếng Pháp:

- Cô có phải người Việt không?

Anne không trả lời, nhưng hỏi lại:

- Ông muốn hỏi việc gì?

Người đàn ông cười bắt đầu nói tiếng Việt:

- Cô là Như An.

Anne díu mày, lạ quá bỗng dưng có người gọi mình là Như An. Mình chẳng bao giờ quen ông ta.

- Tôi không phải Như An, tôi là Marie Anne.

Nàng lạnh lùng bỏ đi, tiếng người đàn ông thảng thốt níu kéo:

- Em Như An, em không nhận ra anh sao?

Giọng nói khàn đục, chới với. Anne có cảm tưởng như tiếng nấc ực lại trong cổ họng vì mảnh váng cuối cùng bị sóng biển xô ra xa. Nàng quay lại nhìn có vẻ thương hại. Người đàn ông lắp bắp: - Anh đây, anh là Tường
 

CongVoi

Super V.I.P
Bây giờ Anne ngở rằng mình là kẻ mất trí nhớ, người đàn ông trước mặt có tên Tường đang cố gắng thúc bách nàng trở về trạng thái có trí nhớ. Anne càng hoảng hốt, nàng nghi ngờ chính mình. Khi nhớ lại cách đây ít hôm, tờ báo France Soir viết về một người đàn ông nói tiếng Anh, bị bệnh mất trí nhớ, buổi sáng mới sáu giờ, trời còn bốn độ âm mà ông đã cởi áo quần xuống sông tắm. Được đưa vào bệnh viện, bác sĩ hỏi gì cũng lắc đầu, hỏi lắm thì không biết, không biết mình ở đâu, không biết mình tên gì, mình bao nhiêu tuổi, gốc nước nào. Các cô y tá bèn đặt người đàn ông mất trí nhớ một cái tên để gọi là ông Smith. Ông Smith là một trong những kẻ im lặng bơ vơ của thời đại mất quá khứ.

Ông Tường nhìn Anne không chớp, chờ đợi. Rồi cái nhìn trở nên đắm đuối, pha chút tuyệt vọng tha thiết. Cái nhìn sắp chìm vào một vùng không có ánh sáng. Anne dịu dàng cười.

Ông Tường mời nàng:

- Chúng mình vào một quán càfé một chút nhé,

Anne như bị thôi miên, gật đầu

- Em uống gì, nước cam hay café?

Ông Tường coi bộ bình thường quá, hay mình là người bệnh mà không biết, Anne lẩn thẩn nghi ngờ.

Khi người bồi bàn mang nước cam ra, ông Tương đưa tay cầm chiếc muổng quậy quậy ly nước cam có đá cho Anne.

Cử chỉ của người đàn ông chợt nàng rùng mình, bởi vì đâu đó trong trí nhớ xa xăm đã thấy vài lần. Đâu nhỉ, nàng lục soát lại quá khứ, thuở ngày xưa còn là sinh viên, mình có quen một người con trai nào tên Tường hay tên Tưởng? Đành chịu thua, thời gian đã đào mòn đục đẽo mọi dĩ vãng để bây giờ nàng trở thành kẻ trần trụi bơ vơ giữa hiện tại không có trọng lượng.
 

CongVoi

Super V.I.P
Bây giờ Anne ngở rằng mình là kẻ mất trí nhớ, người đàn ông trước mặt có tên Tường đang cố gắng thúc bách nàng trở về trạng thái có trí nhớ. Anne càng hoảng hốt, nàng nghi ngờ chính mình. Khi nhớ lại cách đây ít hôm, tờ báo France Soir viết về một người đàn ông nói tiếng Anh, bị bệnh mất trí nhớ, buổi sáng mới sáu giờ, trời còn bốn độ âm mà ông đã cởi áo quần xuống sông tắm. Được đưa vào bệnh viện, bác sĩ hỏi gì cũng lắc đầu, hỏi lắm thì không biết, không biết mình ở đâu, không biết mình tên gì, mình bao nhiêu tuổi, gốc nước nào. Các cô y tá bèn đặt người đàn ông mất trí nhớ một cái tên để gọi là ông Smith. Ông Smith là một trong những kẻ im lặng bơ vơ của thời đại mất quá khứ.

Ông Tường nhìn Anne không chớp, chờ đợi. Rồi cái nhìn trở nên đắm đuối, pha chút tuyệt vọng tha thiết. Cái nhìn sắp chìm vào một vùng không có ánh sáng. Anne dịu dàng cười. Hay là kiếp trước mình là người yêu của ông ta chăng, ông này lại có tật nhớ dai, nhớ đến cả tiền kiếp mình.

Anne thử lại một lần nữa, nói lại một "sự thật" cho hai người, để xem ai là kẻ nhớ kẻ quên.

- Tôi không phải là Như An, người yêu xưa của ông đâu.

Lần này ông có vẻ giận dữ, phẫn nộ:

- Đừng có đùa, em đã từng viết cho anh hàng chục lá thư tình lúc ấy ở Sài Gòn. Anh đọc thuộc lòng, đọc đi đọc lại bao năm nay rồi, em muốn anh đọc cho nghe không, chúng ta yêu nhau đến thế mà em quên rồi sao?

Trời ơi, thế này thì chết thật. Anne run rẩy đưa ly vội nước cam lên môi uống một hơi.

- Có thật em quên anh rồi sao?

Ông thở dài:

- Trên đời này anh còn mỗi mình em thôi.

Nước mắt Anne muốn trào ra, sao lại có một người thủy chung đến thế vậy.

Ông Tường ơi, tôi muốn tâm sự với ông, tôi muốn kể về tôi cho ông nghe thế này:

"Từ lúc qua đây, tôi sống xuôi theo ngày tháng, tôi không biết rồi tôi trôi về đâu; Lưỡi tôi nhạt, lòng tôi tê, tôi không nếm được, tôi không cảm được, bởi mọi khát khao tôi mơ ước đã chết chìm theo đứa con trai độc nhất, tôi đem con đi để cầu lấy tương lai cho nó. Con chết, mẹ sống, con tôi, thằng bé có cặp mắt rực sáng như mặt trời trên biển đông. Thế là tôi chẳng còn nhìn thấy nó, con tôi không còn nhìn thấy tôi. Mọi người khác cứ cho rằng mặt trời lặn mỗi buổi chiều và mọc lại vào mỗi buổi sáng mai. Nhưng riêng tôi, mặt trời chẳng bao giờ làm thêm một bình minh nữa, mặt trời đã chết. Còn chồng tôi? Ông ấy đã bị thất lạc từ ngày 30 tháng 4, sau đó bạn bè tôi đã thư về cho biết tìm thấy ông sống chung với cô bạn tôi ở Cali. Tôi ra đi với con nhưng lên bờ chỉ một mình. Tôi xin đến Pháp sống đời lặng lẽ, tôi khai trên giấy tờ rằng tôi độc thân, không chồng, không con, không cha mẹ họ hàng anh em, tôi tránh xa những người đồng hường cùng tiếng nói, bởi vì khi nhìn thấy họ, quê hương lại trở về, chồng lại hiện ra, con tôi lại nói nói cười cười. Tôi xin làm việc với người Tây, tập nói tiếng Tây, tôi có bạn đầm và sống độc thân đơn lẻ như Tây, tại sao ư? Tại tôi muốn hóa thân, hóa kiếp để đừng nhớ lại. Người ta phải chờ chết mới luân hồi kiếp khác, tôi chẳng phải đợi chết, tôi luân hồi tôi ngay tại kiếp này. Tôi làm đơn xin vào quốc tịch Pháp với tên Marie Anne, còn họ Nguyễn, tôi muốn đổi cũng không được, vậy tôi là Marie Anne Nguyễn, ngày sinh tháng đẻ tôi cũng đổi luôn, cho nên chẳng khi nào kỷ niệm Anniversaire, ông Tường ơi bởi vì tôi muốn tẩm liệm quá khứ".


Ông Tường mời nàng:

- Chúng mình vào một quán càfé một chút nhé,

Anne như bị thôi miên, gật đầu

- Em uống gì, nước cam hay café?

Ông Tường coi bộ bình thường quá, hay mình là người bệnh mà không biết, Anne lẩn thẩn nghi ngờ.

Khi người bồi bàn mang nước cam ra, ông Tương đưa tay cầm chiếc muổng quậy quậy ly nước cam có đá cho Anne.

Cử chỉ của người đàn ông chợt nàng rùng mình, bởi vì đâu đó trong trí nhớ xa xăm đã thấy vài lần. Đâu nhỉ, nàng lục soát lại quá khứ, thuở ngày xưa còn là sinh viên, mình có quen một người con trai nào tên Tường hay tên Tưởng? Đành chịu thua, thời gian đã đào mòn đục đẽo mọi dĩ vãng để bây giờ nàng trở thành kẻ trần trụi bơ vơ giữa hiện tại không có trọng lượng.
 

CongVoi

Super V.I.P
Miên man trong đầu như thế, Anne biết rằng mình còn nhớ được một quãng đời mình rồi. Vậy người đàn ông trước mặt chính là một người không bình thường, nhưng ông là người biết quý tình yêu, biết trọng tình yêu hơn cả mọi điều trên thế gian này. Nước mắt một lần nữa từ từ quá khứ thảy xuống. Anne bỗng muốn xác nhận mình là Như An, như một người tình xưa đã xa nhau lâu quá nay mới gặp lại nhau. Nàng không muốn là Marie Anne nữa, vì trước mặt có một người đàn ông đáng được kính trọng và yêu thương, Anne muốn cầm lấy bàn tay của ông và nói rằng em là Như An, Như An thật của anh đây.

Nhưng đầu óc nàng chóang váng, sự xúc động làm đường máu chạy nhanh. Khuôn mặt ông Tường trở nên mờ mờ ảo ảo, hình như ông ta mỉm cười. Đôi mắt ông nhìn xa xa, vào một cõi mênh mông diệu vợi nào đó, cái nhìn như cái nhìn của người đàn bà thắt nơ đỏ, nụ cười của ông như nụ cười của cô gái trẻ.

Anne nhói đau, xót xa cho ông, xót xa cho mình, tại sao ông muốn tìm về quá khứ, trong khi mình, mình muốn quên hết. Một người đàn ông điên đi tìm trí nhớ, một người đàn bà không muốn đánh mất trí nhớ.

Anne muốn chắp quá khứ của người đàn ông vào quá khứ của mình. Nàng muốn được yêu như ông Tường đã yêu.

Sau lần gặp ấy, bẵng đi mấy hôm không thấy ông Tường, Anne đâm ra bồn chồn lo lắng, nàng không bình thản dửng dưng như mọi ngày hôm trước. Buổi chiều về, bước chân lóc cóc của nàng trên vỉa hè lác đá hoa cương vang dội một âm thanh sâu thẳm lạnh lẽo trong lòng nàng.

Đang ao ước gặp ông ấy, thì ở góc phố, ông Tường hiện ra trông khoẻ mạnh hơn hôm trước, nét mặt rạng rỡ.

- Hôm nay cô đi làm về muộn thế.

Anne mỉm cười, ao ước đã có được, hai người chọn một chiếc bàn ở phía ngoài trời quán cafe hôm trước, Paris đang xuân, lề đường tràn ngập khách ngồi nhâm nhi.

Ông Tường nói bâng quơ:

- Nhớ cafe Sài Gòn quá.

Hôm nay ông ăn nói tỉnh táo, chậm rãi, xưng tôi và gọi Anne là cô, không còn anh , không còn Như An nửa, một chút nuối tiếc nơi Anne, ông ta dần dần trở lại bình phục, thế mà nàng lại muốn ông khác hơn, như hôm trước, trong cơn mê.

- Tên cô là gì nhỉ?

Anne phật lòng, đã nói một lần rồi mà không nhớ sao.

- À, hình như Marie.....Marie gì nhỉ?

Anne im lặng, nàng chỉ muốn gọi mình như tên người yêu ngày ấy.

Nhưng ông không nhớ tiếp, hoặc ông không muốn gọi một cái tên chẳng có gì kỷ niệm riêng của ông. Ông mỉm cười bao dung, ngụ ý rằng cái tên nào đi nữa cũng chỉ là một cách gọi.

Người đàn bà trước mặt ông thể hiện trong ông một khối dĩ vãng toàn vẹn say đắm, một vùng tơ mềm trắng muốt.

- Thế cô qua đây lâu chưa?

Hỏi mà như không chờ đợi câu trả lời, ông chờ đợi một điều gì khác nơi Anne, Anne im lặng nhìn ông chăm chú, ông tiếp tục nói:

- Tôi ở phòng 208 bệnh viện bên kia đấy, chắc cô hiểu rồi, xin cho tôi số điện thoại và địa chỉ, để hôm nào khoẻ tôi đến thăm cô.

Anne ngần ngại trả lời:

- Tôi không nhớ số điện thoại, bởi vì tôi không bao giờ gọi cho tôi cả.

- Phải rồi cô nói đúng đấy, vậy thì thôi.

Giọng ông nói đều đều, không vương vấn một chút xúc cảm nào cả. Khi bắt tay ông, ông dịu dàng trao qua tay Anne một cảm nhận êm đềm, bàn tay như tìm kiếm một quá khứ ngọc ngà đã mất, chợt biết nó trở về, tìm thấy ngyên vẹn và đang đợi chờ.

Anne lúng túng khi thấy ông Tường giữ tay mình quá lâu trong tay ông. Ngày xưa hiện ra từ từ đâu đó, ngày xưa còn con gái. Nàng rút tay lại, quay lưng hấp tấp đến trạm Métro về nhà.

Mấy hôm sau không thấy ông, hôm sau nữa cũng không gặp nhau, Anne về đến nhà với trạng thái bức rứt, một tuần rồi hai tuần trôi qua, căn nhà đã thấy vắng, thấy lặng lẽ hơn mọi ngày. Anne quay quắt với mình, hai lần gặp gỡ với ông Tường, một lần say như mê man, một lần tỉnh như lạnh lùng, đã để lại hồn Anne một quyến rũ mới thấy lần đầu.

Tại sao mình không đến bệnh viện thăm ông ta nhỉ, Anne suy nghĩ, phải rồi đến thăm ngay chiều nay khi tan sở.

Cô y tá giở hồ sơ tìm danh sách bệnh nhân, phòng số 208, bệnh nhân tên Tường đã khỏi bệnh xuất viện.

Anne hoảng hốt hỏi ông ấy về nhà đã lâu chưa, cô y tá trả lời cách đây một tuần.

Tại sao mình không đến sớm hơn một tuần, tại sao mình không đưa ông số điện thoại, chắc hẳn rằng trước khi rời khỏi đây, ông đã nhớ mình nhưng không biết làm cách nào.

Cô y tá chợt nhìn Anne, gọi Anne:

- Xin lỗi bà, ông ấy có để lại một lá thư dặn rằng nếu có người đàn bà nào đến tìm thì xin giao lại, chắc là thư của bà.

Anne cầm bức thư, hỏi thầm ông Tường rằng chỉ có một mình tôi, độc nhất mình tôi là người đàn bà đến đây thăm ông phải không.

"Em, anh đã trở về nhà địa chỉ.......trạm métro Montparnasse-Bienvenue. Dù em không phải là Như An đi nữa, thì chúng ta đã thấy nhau, gặp nhau. Anh và em đã chờ đợi nhau trong suốt bao năm nay".

Nàng mỉm cười, nghe mơ hồ có tiếng gọi xa xăm, nàng vội đi ra cửa, quên cả chào cô y tá, hấp tấp vội vã trên vỉa hè lát đá hoa cương, những bước chân gót nhọn lóc cóc reo vui tưởng chừng như tiếng gõ gõ vào một cánh cửa. Cánh cửa hạnh phúc rồi sẽ mở.......
 

CongVoi

Super V.I.P
Khi Hiên thôi học ở thành phố về, mướn căn nhà, treo cái bảng kẻ bằng bút lông lên giấy các tông "Viết hồi ký thuê" thì Hiên gặp lại người thương của má.

Bảy năm rồi, Hiên mới gặp ông. Ông ốm, xanh, ông không già đi bao nhiêu nhưng tóc đã rụng nhiều để lại cái trán rộng như sân bay Trà Nóc. Hiên luôn luôn thấy ông gần gụi và thân thuộc, cái cảm giác ông luôn luôn có mặt trong đời của Hiên mặc dầu chẳng thâm tình gì nhau. Cứ nói với một đứa bé mười, mười hai tuổi rằng cái ông đang nói trên ti vi hồi đó thương má mày đi, nó sẽ dõi theo ông ta bằng một sự quan tâm nào đó không lý giải được. Ngay từ khi còn vào tại chức, ông luôn xuất hiện trên mặt báo, trên ti vi với sự chân thật toát ra từ đôi mắt, một vẻ mặt trăn trở, đấu tranh. Hiên cho rằng đôi mắt thể hiện được con người. Ông từ chức chủ tịch trước nhiệm kỳ hồi cuối năm rồi với lý do sức khỏe kém, không đủ năng lực để làm việc. Hiên cố làm như mình chẳng bao giờ quen ông. Bảy năm, đủ để ông già đi và Hiên bỏ bộ dạng đứa học trò quê cũ. Hiên hỏi ông muốn viết hồi ký ở dạng nào. Hẳn nhiên là có nhiều cách viết khác nhau, để lại cho con cháu thì đào sâu về đạo đức lối sống, về buổi đầu lập thân cực nhọc ra làm sao để lại cho đòi sau cơ ngơi, sự nghiệp này. Nếu xuất bản hàng loạt thì chú trọng những công việc, thành tích trong đời... hoặc chỉ viết riêng cho một mình ông thôi, sống giấu kín, chết mang theo. Ông cười rất đẹp (đôi lúc có những nụ cười như thế làm cho tim Hiên thót lên một tiếng hít hà).

- Tôi muốn cháu viết cho người tôi yêu. Và viết thật.

Hiên thưa rằng Hiên sẽ viết thật nếu như ông nói thật. Ông lại cười. Má ơi?

Hiên thèm được viết thật dữ lắm chớ. Hiên vừa học vừa làm thêm việc viết hồi ký non hai năm. Hiên đã gặp nhiều khách hàng nghe họ kể về cuộc đời của họ. Ai cũng làm tỉ tỉ điều tốt, điều cao thượng hơi giống nhau, bày tỏ lòng nhân ái với thế giới, lòng thương mến với tất cả mọi người. Hiên nhận ra một quỹ đạo nhàm chán là không ai kể về những lỗi lầm của mình dù là từ thuở ấu thơ đã ngắt đuôi con chuồn chuồn đỏ nhét vào cọng cỏ hay về chú dế lửa bị mình nhốt trong cái lồng đất đã chết vì chật và buồn. Mà, Hiên cho rằng, hồi ký là phải thật, ai đời người ta lại gian dối với cả chính mình. Đôi khi cầm quyển hồi ký do chính tay mình viết ra, trình bày sạch sẽ, bìa đẹp, lật từ trang đầu tới cuối thấy người ta sống sao mà tốt quá, tốt thiệt, tốt đến không ngờ. Bạn bè cười vào cái ý nghĩ ngớ ngẩn của Hiên: �Thì tật con người ta vậy mà...�. Hiên biểu tin Hiên đi, thấy cuộc đời kiểu nầy không ham, không thấy vui đâu.

Ông không vậy, ông thủ thỉ với Hiên như một người bạn bên một người bạn thân thiết. Hiên cảm thấy cái quý giá nhất của họp đồng nầy là được ông tin cậy. Ông nói với Hiên về tuổi thơ, về quê hương, về tất cả nhưng chiến công và những lỗi lầm. Những nơi ông đến rồi đi và ấn tượng những người ông gặp. Buổi tối, trở về căn nhà vuông vức như cái bánh chưng, Hiên mở máy ghi âm để ghi lại giọng nói điềm đạm như thể dè dặt của ông và chợt nhận ra mình viết cái hồi ký không phải cho riêng ông. Hiên viết cho những đồng đội đã hy sinh xương máu để giúp ông lập nhiều chiến công. Hiên viết cho những người cộng sự cùng ông đưa cái địa phương nầy đi lên, được biểu dương thành tích. Và Hiên hạnh phúc viết về một bóng hình mơ hồ nào đó mà ông đã chia tay trong quá khứ nhưng luôn biểu hiện bên ông. Hiên không chắc đó có phải là má Hiên không. Thường thì đàn ông không nhớ sâu sắc và yêu sâu sắc như người đàn bà
 

CongVoi

Super V.I.P
Ông sống một mình trong một căn nhà rộng, mặt ngó ra một con đường nhỏ chạy vòng vèo quanh một hồ rộng nhân tạo. Vợ ông qua đời gần tròn bốn năm. Họ không có những đứa con trai, con gái. Ông bảo bà yếu ớt, hay đau bệnh lắm. Ông cũng đang bệnh, mỗi sáng, mỗi trưa và tối, Hiên thấy ông uống một vốc thuốc. Hơi thở của ông cũng phảng phất mùi kháng sinh. Hiên hỏi thăm ông bệnh gì, ông cười, bệnh nhỏ thôi, mai mốt hết. Hiên hơi bần thần. Cô vẫn cần mẫn đến nhà ông như mọi ngày. Sáng nào ông cũng rang cơm và chừa cho Hiên một chén. Ông rang cơm rất ngon. Hột com se lại, giòn tan. Mùi tỏi vàng trong dầu nóng xộc vào mũi.

Hiên thường bưng chén cơm ra ăn ngoài khoảng sân hẹp rụng đầy bông điệp đỏ và ngồi xuống cái băng đá đặt dưới bệ cửa sổ. Màu của buổi sáng trong ngôi nhà nầy mới trong trẻo làm sao, Hiên bảo:

- Sống một mình khổ thiệt. Cháu sẽ làm mai cho chú một cô. Thím cũng mất lâu rồi, phải không, chú?

Ông lấy tay vỗ vỗ đầu gối Hiên, tay ông to, nhưng mềm và lạnh lẽo:

- Thôi, cháu. Trễ quá rồi.

Hiên cười, chú vẫn còn trẻ chán. Ông chắc lưỡi, �tự nhiên thèm gặp một người� rồi quay sang hỏi Hiên có muốn nghe chuyện tình của ông không. Hiên còn chờ đợi gì mà không gật đầu. Hiên nhận thấy con người nầy luôn luôn vắt kiệt mình trong đám bùng nhùng thiện - ác, đúng - sai, giả - chân...

Cả trong tình yêu cũng vậy. Hai người ngồi trong cảnh buổi sớm đang vãi nắng lên cao.

Hiên tưởng như mình đang đi trên con tàu cuộc đời ông và đã qua bao ngoặc trái ngoặc phải, leo bao đồi dốc, băng qua những cây cầu sang sông rồi một ngày, Hiên nhìn thấy má mình như một ga xép hiện rõ dần lên trong đêm tối. Một ga xép với đầy đủ vẻ đẹp của nó: thầm lặng, đìu hiu, nhưng rất trân trọng đón đưa những con tàu xuôi ngược.

- Đó là thời đạn bom ác liệt, nhưng sáng nào cổ cũng chèo xuồng ra chi khu Rạch Ráng bán trầu. Tôi thương cổ từ ốp trầu cổ bó. Ốp trầu chắc nùi, hai đầu cong cong như mái đình làng. Những lá trầu xanh đằm lên nhau khăng khít không chèn lẫn một lá úa nào. Tôi thương cổ từ ngón tay cái bấm trầu đã mòn khuyết như trăng mùng tám. Tôi hoạt động trong vai một thầy giáo, �con� út của một bà má tiến bộ. Con trai má đi lính cho Ngô Đình Diệm đã bị tử trận, bà má đó quả quyết là con trai bà bị chính lực lượng cộng hòa dập pháo và bà muốn trả thù. Sáng nào tôi cũng ra bến chợ, xuống xuồng của cổ mua một ốp trầu cho �má�. Cổ không đẹp lắm, ừ, giống như cháu vậy, ở cổ luôn luôn lộ ra một nét duyên ngầm, càng nhìn càng thấy lạ, thấy thương. Cổ cũng thương tôi thiệt lòng. Ngặt cái cổ là con gái xã trưởng Ba Chi khét tiếng ác. Gia thế cổ là vậy. Cổ chấp nhận thương tôi mặc dầu cũng đoán được tôi ở phía nào trong cuộc chiến tranh này. Cháu cũng biết thân phận của tôi mà, ông nội tôi, ba tôi, các chú bác đều thoát ly đi làm cách mạng. Gia đình tôi phản đối dữ lắm. Tổ chức cũng không đồng ý. Nhưng lúc đó tôi còn trẻ, trẻ như cháu bây giờ, tôi nghĩ, tình yêu sẽ vượt lên tất cả.

- Cháu cũng nghĩ vậy, chú à.
 

CongVoi

Super V.I.P
Hiên gật đầu.

- Nhưng cháu còn trẻ, cháu có hiểu không? Chiến tranh vốn đầy bất trắc. Nó để lại cho tôi một niềm đau, lâu quá rồi mà còn đau hoài.

Hiên cũng vậy. Hiên biết buồn nỗi buồn chiến tranh từ ngày còn bé. Tụi bạn chơi trò �Việt cộng đánh quốc gia� bao giờ cũng đẩy Hiên về phía giặc. Thằng Đen lớn nhất, nó chống nạnh cười khì khịt; �Mày phải ở �bên nó�. Má tao nói hồi đó ba mẩy đi lính quốc gia�. �Bên mình� bắn �bên nó� phẳng phẳng. Hiên cũng bắn lại phẳng phẳng nhưng Hiên phải chết. Có khi nằm trên ổ kiến lửa để chết, Hiên giật nảy lên, giãy dụa, thằng Đen đứng vỗ tay cười chưa xong đã khóc mướt: �Con nhỏ nầy chết y hệt ba tao�. Hiên cũng khóc. Những đứa trẻ như thằng Đen, như Hiên mới tí tuổi đầu đã bị súng bập dừa bắn vào trái tim thơ ngây. Đen thôi hồn nhiên và Hiên thì ngơ ngác chết.

- Người ta mong hòa bình một, tôi mong tới chín mười, cháu à. Sau Mậu Thân, cơ sở bị lộ, tôi rút vô cứ. Địch ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Tề ngụy gom dân vô ấp chiến lược, trong đó, nhà cổ đi đầu. Người xuôi kẻ ngược, cổ chỉ kịp đầm đìa nước mắt và hẹn nhau hai tiếng �hòa bình�. Coi lại, cả đời chúng tôi chỉ rượt đuổi nhau. Cổ bỏ nhà ra ấp chiến lược mới chín tháng thì chúng tôi mở rộng căn cứ về xóm quê cổ. Tôi dọn dẹp căn nhà đầy váng nhện và bồ hóng của cô để làm nơi làm việc. Hôm một bà má đi chợ về ghé báo con út Xuyến nó lấy một thằng lính ngụy, đêm đó bom bỏ vụn căn nhà. Tới bây giờ, tôi cũng không hiểu làm sao mình còn sống được, nhưng hôm đó, trong cái hầm nước lỏng bỏng, tôi tìm được trong hốc đất một cái khăn trắng thêu hai con chim đậu trên cành mận trổ đầy hoa, và một dòng thêu dở: �Đường dài ngựa chạy biệt tăm... �

- ... �Người thương có nghĩa trăm năm cũng về � - Hiên buột miệng, rồi giật mình, cô quấy quá thêm

- Cháu đã đọc câu ca dao nầy ở đâu rồi, chắc là trong trường học.

Ông gật đầu, dường như chớm bàng hoàng, ông nhẩm lại �người thương có nghĩa trăm năm cũng về�. Mặt ông hơi tái đi.

- Vậy tôi không phải là người thương có nghĩa rồi, cháu ạ. Tôi đã có thật nhiều cơ hội nhưng rồi đã bỏ qua. Năm tám hai, tôi chuẩn bị làm bí thư huyện thì nghe tin chồng cổ vượt biên.
 

CongVoi

Super V.I.P
Và chú phải lựa chọn, hoặc làm bí thư hoặc phải từ bỏ tất cả không ai chấp nhận chú lập gia đình với một người đàn bà đã có một đời chồng là lính ngụy.

Ông nhìn Hiên kinh ngạc, trong mắt ông ánh lên một niềm đau xót:

- Cháu biết nhiều như vậy để làm gì, cháu gái?

Hiên có muốn biết nhiều đâu, đời dạy cô vậy mà. Cô không trả lời câu hỏi, chỉ thốt lên:

- Trời đất ơi, sao chú lại có thể đem tình yêu ra mà bì với mấy cái đó. Cháu mà yêu ai, cháu sẽ vượt qua mọi trở ngại để tới với người ta.

- Cháu đã làm thử chưa?

- Rồi - Hiên quả quyết.

- Có một lần, tôi cũng đã làm như vậy. Tôi về thăm căn cứ. Chiếc tàu hì hụi về tới xóm đã chạng vạng. Tôi lúc đó không nghĩ tới chuyện gì khác ngoài chuyện tôi sắp gặp lại cổ. Khi tàu ghé dưới bực kinh nhà Tám Muốt, tôi thấy cổ bơi xuồng đi đặt đó. Xuồng nhỏ, bóng cổ nhỏ, một mình. Nhìn tôi, cổ mừng tới xuống nước mắt. Tối đó, sau khi ăn đã đời bữa cơm bông súng nấu canh chua cá nâu, mắm sống, tôi chống xuồng qua sông. Hôm đó, tôi hơi say. Chắc tôi ngộ lắm nên đứa con gái nhỏ của cổ cứ nhìn tôi hoài. Tôi ngả mình trên võng mà khói cứ bay nồng mũi. Tôi còn nhớ mình nói rằng không chấp chuyện đã qua, tôi không ngại đứa con gái lên sáu tuổi của cổ. Tôi nói rằng cơn mưa xưa đã đem nguồn nước cũ về đầm. Cổ nằm trên một cái võng khác, giăng xéo qua hai cây cột, đưa con gái ngủ. Cổ chỉ khóc, khóc thật nhiều mà có nói được gì đâu. Vậy mà hai đứa thức, thở vắn thở dài tới sáng. Bữa sau, tôi đi thăm những bà con trong xóm căn cứ cũ. Vườn sau sân trước hố bom chằng chịt hố bom. Bảy năm sau giải phóng mà xóm rất nghèo. Những gia đình cách mạng ngày xưa hết mình nuôi nấng, che giấu chúng tôi cuộc sống rất khó khăn, mặc dầu bông súng đã nở trắng hố bom, bầy vịt ta lội ngủng ngẳng. Cạnh nhà tường đạn bom cháy xém bà con dựng lại căn nhà lá. Tôi về than, bà con mình nghèo quá. Cổ nói với tôi rằng dù có chính tay họ làm hay không nhưng cha cổ, chồng cổ đã gây biết bao nhiêu tội ác, làm cho cái quê nhỏ nầy trở nên như vậy. Mà, có còn ai để giúp cổ trả món nợ nầy cho bà con, cho làng xóm, để cho cổ được ngẩng đầu lên nhìn cuộc đời mà không thấy mình có tội, ngoài tôi. Tôi thương cổ lắm, tôi quay lại, tự hâm nóng mình. Thời đó tôi sống tràn đầy hoài bão, tràn đầy thương yêu như cháu bây giờ, cháu gái à. Tôi chưa biết ham mê tước vị, quyền lợi. Rồi từ từ tôi mới biết cân nặng nhẹ, biết so đo. Tôi lấy vợ, mà, tội nghiệp tôi lắm, lấy vợ mà cũng so đo. Ông già vợ tôi là cán bộ tổ chức của tỉnh. Tới một ngày chợt nhận ra, quyền lực đối với tôi càng giống như cục mỡ rệu trong veo trong nồi thịt kho tàu ngày Tết, nhìn thì thèm, ăn quá ngán mà bỏ thì tiếc.

Ông cười sùng sục. Tiếng cười nghe xao động như quầy dừa rụng xuống hào ranh giữa buổi trưa vắng. Nhưng Hiên giật mình vì ánh mắt không hề có một niềm vui, nó sâu hun hút. Hiên thấy lòng mình lạnh hẳn. Cái nhìn ông lạnh như cái ao sâu phủ kín lục bình.

- Chú à, bây giờ cô ấy ở đâu?

- Cháu có biết xóm Trầu? Một cái xóm đẹp. Căn cứ cũ của chúng tôi. Tôi nhớ hoài, trước mặt xóm là một cái đầm nước gió ơi là gió...

Và một hàng dừa nước bên sông nghiêng mình soi đáy. Những ngày gió chướng về, nước trong vằng vặc như thấy rành rạnh từng sớ lá. Trên bờ kinh, dây choại mọc đầy, đọt choại xanh non nhuốt líu ra líu ríu níu bước chân người. Hàng bông bụp trước sân nhà nở đỏ. Con heo cỏ bụng bự đầy đất sục mũi vào đám rau diệu, rau chay. Sau vườn, dây trầu già leo cây cau ốm. Bầy kiến vàng liêu xiêu bò ra bò vào trên nhánh chanh giấy de ra mé ao. Và ở đó có má Hiên, một đời thầm lặng, hiền lành. Sớm sóm, ngồi xắt chuối quết nát trộn vòi cám cho bầy vịt xiêm ăn. Xẩm tối, má đốt nhang lên bàn thờ ông bà ngoại, đóng cửa, sập rèm. Má Hiên bị bức phải lấy ba Hiên tháng chín, tháng tư năm sau giải phóng miền Nam. Cái khoảnh khắc đó so với cuộc đời ngắn ngủi biết bao nhiêu nhưng đã trì níu cuộc đời má Hiên xuống. Mấy mươi năm, cuộc đời má như hủ sành bể nát, không mảnh nào ráp được với mảnh nào, phải làm hai, làm ba còn lấy keo chắp vá. Niềm vui chỉ những ngày cuối tuần, má Hiên trông từng chuyến tàu trưa, coi Hiên có về không? Một ngừơi quen cũ có về không? Khi ba Hiên đi học cải tạo ba năm, Hiên lớn lên không hề có ba mà không thấy tủi. Ba Hiên về, năm sau xuống tàu vượt biên, Hiên đã là một con bé lạ lùng, Hiên có thể rạch ròi chuyện từng chuyện một. Hiên nghĩ rằng ba ra đi là lỗi của ông, vì ông nghĩ rằng đất này không cưu mang, không liên quan tới chuyện mối tình xa gì gì đó của má. Hồi đó, mối tình đó chỉ là một ngọn lửa le lói cháy trong mắt má Hiên. Lạ sao, đến bây giờ, ngọn lửa vẫn không tắt và chưa bao giờ tắt. Có lẽ, người đời luôn luôn nuối tiếc những gì không tròn vẹn. Hiên vẫn không tin được, chỉ những lời hứa hẹn và một đôi lần nắm tay nhau (Hiên tưởng tượng cùng lắm thì hôn lên má nhau, nếu có thể) lại làm cho người ta nhớ lâu, nhớ sâu đến vậy. Mỗi lần xem ti vi, nhìn thấy ông thoáng qua, trên màn hình, má Hiên luôn cười rất nhẹ, kín đáo âm thầm. Cái cười nhỏ nhưng tràn đầy tình. Hiên có lần bảo, �Con mà thương ai thể nào con cũng lặn lội lại nói với người ta liền�. Má Hiên cười, �Con còn trẻ, má già rồi. Mà, má có xứng gì đâu...�. Hiên chợt nhận ra, thế hệ của mình đã khác, thế hệ mình sống nhẹ nhàng hơn thời của má nhiều.

Không biết bây giờ xóm cũ có còn như trước, cũng ba năm rồi tôi không về...

Ông trầm ngâm. Hiên nói với lòng mình. Không, cái xóm đó không bao giờ thay đổi được. Người ở xóm đó vẫn vậy. Chắc nó không khác được đâu, lúc nào nó cũng soi mình xuống đầm. Thấy mình khác một chút đã sửa lại.

- Lẽ ra bây giờ chú phải về xóm Trầu. Cháu chắc chắn là có người vẫn chờ đợi chú, chờ đợi tới trăm năm.

Ông bồn chồn ngước lên nhìn Hiên.

... Hai hôm sau, khi Hiên quay lại nhìn ông, nhà đã khóa cửa ngoài. Hiên quay về chỗ trọ thì nhận được lá thư nhỏ. Thư của ông. Hiên cứ cầm thư mà xuống nước mắt. Ông viết: �Cuộc đời đã tằn tiện chai sớt lại cái cơ hội cuối cùng của chú, cũng bởi vì chú đã hoài phí nhiều. Chú đã nhận ra cháu rồi, cháu gái à. Chú chuyển lời xin lỗi đến má cháu. Chú bệnh, bệnh nặng. Không còn ham hố, vướng bận gì nữa, chú cũng không thể trở về, bởi vì chú không muốn làm một gánh nặng cho má con cháu lúc cuối đời... Chú thương cháu nhiều, con gái nhỏ...�.

Chỉ vậy mà họ có thể bứt khỏi nhau ra được sao, tròi đất quỷ thần ơi, những người lớn... Đường đời gang tấc mà vì nỗi gì mà đi vòng cho xa hoài, xa mãi. Hiên lặng người, tới bây giờ Hiên cũng không biết ông bệnh gì, nghiêm trọng ra làm sao? Hiên không biết. Má ơi
 

CongVoi

Super V.I.P
Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Thì về cơm vua

Ông thợ nào thua

Thì về bú tí...

(Hát dỗ em)


ít năm trước đây, tôi theo một toán thợ xẻ lên miền ngược kiếm ăn. Chúng tôi có năm người, do anh họ tôi tên là Bường đứng ra làm cai. Bường là một tay anh chị khét tiếng. Trước kia Bường đi bộ đội, ở một đơn vị đặc công thủy. Năm 1975, anh dây dưa vào một vụ trộm phân đạm ở huyện, bị tù ba năm. Ra tù, Bường chẳng chịu làm ăn gì, mở một quán rượu thịt chó nhưng được hơn một năm thì phá sản. Thời gian Bường mở quán, trong làng tôi nhiều nhà bị mất trộm chó hết sức thần tình. Có nhà, dù chó đã được đóng cũi, cũi lại để trong buồng, buồng lại khóa, thế mà vẫn mất. ủy ban xã ngờ Bường là thủ phạm các vụ trộm này nhưng không có bằng chứng nên anh vẫn vô can. Sau này, vì thua bạc, chán đời, Bường phóng hỏa đốt quán. ít lâu sau Bường chuyển sang nghề buôn cây. Nhà nào có cây nhãn, cây mít, cây hồng xiêm... mới ra hoa anh đã đến đặt tiền cọc mua trước. Được hai năm, anh bỏ đi buôn bè trên mạn ngược. Lần này, Bường về lập một toán thợ xẻ theo anh lên rừng kiếm ăn. Bường biết, ở miền núi, nghề thợ xẻ là nghề rất có triến vọng.

Trong toán thợ chúng tôi có hai anh em sinh đôi là Biên và Biền, đều mười bảy tuổi, khỏe như trâu mộng. Anh Bường và tôi họ Đặng, còn Biên và Biền họ Hoàng, nhưng chẳng biết quan hệ họ hàng thế nào mà Biên và Biền gọi anh Bường là bá, còn gọi tôi là ông trẻ. Biên và Biền là con ông Hai Dung. Ông Hai Dung là thầy dạy võ trong môn phái Thiếu Lâm Hồng Gia ở quê tôi. Trước, tôi có theo học ông Hai Dung hai năm. Tôi thuộc thế hệ đàn anh của Biên và Biền. Trong toán thợ, ngoài bốn anh em còn có cu Dĩnh là con thứ hai anh Bường, thằng bé mười bốn tuổi, đi theo chúng tôi để hầu cơm nước.
 

CongVoi

Super V.I.P
Tôi là một thanh niên khỏe mạnh. Tôi học xong đại học, do thi trượt tốt nghiệp nên phải ở nhà, để đợi năm sau thi lại. Nhà tôi đông anh em, bố mẹ tôi sinh được những chín người con. Các anh chị đều làm ruộng, ai cũng chân chỉ hạt bột, chỉ có tôi ngỗ ngược hơn cả.

Anh Bường bảo bố mẹ tôi: “Thằng Ngọc (Ngọc là tên tôi) có máu giang hồ, sao Tử vi đóng ở cung Di, ra ngoài thì Tả phù, Hữu bật, ở nhà chỉ ngộ độc mà chết, chú thím thương nó thì cho nó lên rừng với tôi một chuyến”. Bố tôi bảo: “Tôi chỉ sợ nó làm lỡ việc của anh”. Anh Bường cười khà: “Lỡ việc, tôi đánh bỏ mẹ. Giang hồ có luật giang hồ. Chú thím cho nó đi với tôi, vừa đỡ tốn cơm nhà, vừa có tiền, một năm sau tôi trả nó về nguyên vẹn là được chứ gì?” Bố tôi bảo: “Hỏi nó xem”. Anh Bường bảo tôi: “Đi chứ? ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn?” Tôi bảo: “Đi thì đi, nhưng. anh dánh tôi là tôi đánh lại đấy” Anh Bường cười nhạt: “Được rồi. Anh em họ hàng đối xử với nhau phải nhũn nhặn chứ?”

ăn tết Nguyên đán xong được mười ngày thì chúng tôi lên đường. Hôm đi, chị Bường làm cơm.

Năm người chúng tôi, ai cũng hăng hái. Thức ăn chẳng có gì: một đĩa lòng lợn, một đĩa dưa muối với hai bát khoai tây nấu cổ cánh gà. Đĩa thịt gà lèo tèo ít miếng xương xẩu vì bao nhiêu miếng nạc chị Bường phải lọc ra để làm thức ăn cho bố anh Bường đang ốm nặng bệnh viện.

Anh Bường bảo: “Chúng mày thông cảm. Tao cũng muốn ra quân cho oai nhưng ngặt nhà nghèo quá. Bằng ngày này sang năm, ngồi ở đây, tao xin hứa mỗi thằng một con gà tần”.
 

CongVoi

Super V.I.P
Chúng tôi ăn uống xong thì lên đường. Mỗi người một ba lô con cóc đeo vai đựng gạo, đựng quần áo. Cu Dĩnh thì đeo nồi xoong bát đĩa. Dụng cụ có hai bộ cưa xẻ, mấy cái choòng, mấy ái dũa, ngoài ra chẳng có gì cả.

Chị Bường dắt theo ba đứa con đưa tiễn chúng tôi. Anh Bường bảo: “Thôi mẹ đi vể đi, bảo vệ an toàn cái hĩm, chờ tớ một năm sau tớ về”. Chị Bường nửa cười nừa khóc: “Đồ phải gió! ở trên ấy nước độc lắm đấy! Đừng có tắm đêm mà ngã nước đấy!” Anh Bường bảo: “Nhớ rồi! Khổ lắm! Đêm ai lại đi tắm nước lã bao giờ? Thôi về đi! Thương anh giấu ở trong lòng. Xin em chớ có lòng thòng với ai”.

Chị Bường bảo “Các con chào bố đi”. Ba đứa con anh Bường líu ríu: “Con chào bố”. Anh Bường bảo: “Vâng! Chào các ông các bà! Các ông các bà ăn no ngủ khỏe. Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường”. Chị Bường bảo: “Dĩnh ơi, con nấu cơm, nhớ đổ nước thì đo một đốt rưỡi tay là vừa đấy”. Cu Dĩnh bảo: “Con nhớ rồi. ở nhà mẹ đừng đánh em Tín nhé. Con có mấy trăm đồng giấu đằng sau cái gương, mẹ cứ lấy mà tiêu”. Anh Bường bảo: “Đủ rồi đấy, các nhà tình cảm chủ nghĩa ạ. Cứ thế này văn học nước ta chảy nước ra mất”.

Chúng tôi đến Hà Nội tìm bến xe đi Tây Bắc. Anh Bường có vẻ rất thạo. Biên, Biền và cu Dĩnh lần đầu mới được đi xa nên thấy cái gì cũng lạ. Anh Bường bảo: ”Chúng mày cẩn thận. ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy”. Đường đi Tây Bắc lắm dốc đèo. Biên và Biền bị say ô tô, nôn cả ra mật xanh, mật vàng. Hai ngày liền ngồi xe, tôi cũng lử lả cả người.

Xuống xe, chúng tôi ăn uống qua quýt, nghỉ ngơi ở thị trấn H. một buổi rồi theo anh Bường vào sâu trong vùng núi thuộc đất của đội Bình Minh nông trường X. Hai bên bạt ngàn là ngô và bông. Những dãy núi đá vôi trập trùng cao ngất. Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa. Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. Này hoa ban, một nghìn năm trước thì mày có trắng thế không?

Anh Bường bảo: ”Cái thằng nào nghĩ ra cái tên Bình Minh ở đất khỉ ho cò gáy này thật là một thằng bịp bợm khốn nạn”. Lại bảo: ”Cái tên hiệu nó ghê lắm nhé. Vùng ma thiêng nước độc thì tên là Tương Lai, Bình Minh, Tân Lập, Đoàn Kết, Tự Cường! Kêu cứ như chuông! Mấy thằng bán quán, khách vào thì chém cổ lại đặt tên là Bình Dân với Thanh Lịch! Còn mấy thằng bán thuốc bắc nạo thai con gái lại đặt tên là Hồi Xuân với Cứu Thế! Văn học nước mình rôm rả thật! ”
 

CongVoi

Super V.I.P
Chúng tôi cười, vừa đi vừa nói chuyện lan man. Khoảng gần tối, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng đang đẩy một xe củi, người vợ cầm càng xe, còn anh chồng đẩy phía đằng sau. Anh chồng đeo kính, ra dáng trí thức, cô vợ thon thả, trắng trẻo, trông rất dễ mến. Anh Bường ngỏ lời:

”Thạch Sanh đốn củi trên rừng.

Để nàng công chúa kéo càng lệch vai”.

Cô vợ đáo để, dừng xe lại ngay: ”Có thương thì đẩy giúp, chứ làm thơ thì công chúa chẳng cần! ” Anh Bường cười khà: ”Khá lắm! Chú Biền, chú giúp cô ấy một tay. Xin lỗi hai bác, hai bác về đâu mà đến giờ này vẫn còn vất vả thế này? ” Cô vợ bảo: ”Chúng em về đội Bình Minh. Các bác đi xẻ ở đâu thế” Anh Bường bảo: ”Nào đã biết xẻ ở đâu? Tối nay còn chẳng biết ngủ ở đâu nữa là”. Anh chồng xởi lởi: ”Hay các bác về nhà chúng tôi? Nhà chỉ có mỗi hai vợ chồng son, củng rộng rãi. Biền cầm càng xe, chúng tôi đẩy phía đằng sau. Cả bọn vừa đi vừa nói chuyện. Anh chồng cho biết tên là Chỉnh, là bác sĩ ở bệnh viện nông trường, còn cô vợ tên là Thục, là giáo viên cấp hai. Hai vợ chồng có nhà ở đội Bình Minh, lấy nhau được hơn năm nay nhưng chưa có con. Hai người đều quê ở Hà Nam Ninh.

ăn cơm xong, chúng tôi ngồi nói chuyện phiếm. Anh Chỉnh bảo: ”Trong Tạ Khoang có cây chò chỉ bị đổ, ông Thuyết phó giám đốc nông trường xin xẻ làm nhà, các bác đến hỏi thì có việc đấy”. Chị Thục bảo: ”Dào ôi, xẻ cho cái lão người khu Bốn ấy thì ăn cứt sắt, lão ấy keo kiệt lắm”. Anh Bường bảo: ”Chó ngựa thì có chọn chủ bao giờ. Bà chị ơi, bà chị có thương chúng em là loài súc vật thì mách đường đi đến nhà ông Thuyết ấy”. Chị Thục bảo: ”Đi thì đi. Cách đây dăm nhà chứ mấy”. Anh Bường đi theo chị Thục, lát sau về bảo: ”Mai quân ta kéo vào Tạ Khoang”. Chị Thục bảo: ”Em chịu bác Bường, bác nhũn thật đấy. Anh Chỉnh này, có ai công xẻ gỗ rừng lại đi tính như công thợ mộc mướp của nông trường không? Thợ nông trường còn có gạo cấp, các bác là dân tự do lấy gì mà ăn?” Anh Bường bảo: ”Bí kế phải nhận thôi, tôi cũng chẳng nhũn gì đâu. Kéo cưa lừa xẻ mà... ” Chị. Thục bảo. ”Dân khu Bốn ghê thật. Gì thì gì, cái đất cằn nó làm ti tiện con người dến sợ. Ngồi nói chuyện, chủ nhà không mời được hớp nước nóng”. Anh Chỉnh bảo: ”Cô thành kiến lắm. Người ta chỉ xét gốc tích quê quán của bọn người thường, ở bậc cao nhân điều ấy có quan trọng gì”.
 

CongVoi

Super V.I.P
Chị Thục cười nhạt: ”Ông Thuyết là cao nhân chắc? ”. Anh Chỉnh bảo: ”Gì thì gì, đã làm đến phó giám đốc nông trường thì đừng có bỉ người ta”. Chị Thục bảo. ”Vâng, anh thì lấy lễ làm trọng”. Anh Bường bảo: ”Tay ấy cũng cao nhân đấy, bà chị ạ. Hắn nói chuyện với mình hệt như nói với thằng Không, thế là hắn cũng đắc đạo. Hắn có cho em cãi hắn một câu nào đâu? ” Chị Thục phì cười: ”Đạo gì mà đạo lạ thế? ” Anh Bường bảo: ”Nước ta lắm dạo lắm. Trong miền Nam có đạo thờ cả ông Quan Công, lẫn ông Victo Huygô thì mới quái dị”. Chị Thục bảo. ”Thế thì tôi biết ông Thuyết thờ đạo gì rồi”. Anh Bường cười tủm: ”Em cũng biết”.

Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm nấu cơm ăn rồi đi gặp ông Thuyết, Chị Thục bảo: ”Tôi thấy các bác nấu canh suông, cầm lấy gói mì chính mang đi chế vào cho nó có chất”. Anh Bường giãy nảy không nhận. Chị Thục bảo: ”Các bác khinh vợ chồng em, lần sau đừng có qua đây nhé”. Anh Bường phảỉ nhận. Anh Bường bảo: “Chúng em cám ơn”. Rồi thở dài: “Nghĩa này phải trả đây”. Anh Chỉnh cười: “Bố thợ xẻ. này khó chơi thật. Bố cứ kỹ tính thế thì chóng già đấy”.

Chúng tôi gặp ông Thuyết ở đầu ngõ. Tôi rùng mình vì trông thấy khuôn mặt ông ta: mặt đen mà tái như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng như răng chó. Ông Thuyết bảo: “Đi bộ mất mấy cây số”. Nói xong đi liền, suốt chặng đường chẳng nói năng gì.
 

CongVoi

Super V.I.P
Cây gỗ chò chỉ bị bão đánh bật gốc nằm vắt ngang suối cạn, dài phải đến ba mươi mét, vòng gốc phải bốn người ôm mới xuể. Ông Thuyết bảo: “Chơi được không?” Anh Bường bảo: “Ghê cả răng”. Ông Thuyết có vẻ khó chịu. Anh Bường bảo: “Chỗ này xa nhà nhỉ”. Ông Thuyết bảo: tớ đây chỉ có gấu với khỉ thôi. Các bác làm lều mà ở. Chiều tôi cho người mang chăn chiếu đến. Tự túc, tự cường, làm việc thật lực nhé. Kích cỡ phân khối tôi ghi cả trong tờ giấy này”. Ông Thuyết đưa cho anh Bường một tờ giấy kín đặc chữ. Anh Bường cầm lấy đưa cho tôi. Anh Bường bảo: “Thưa bác, nhỡ chúng em bị chó sói ăn thịt thì sao?” ông Thuyết bảo: “Không có chó sói đâu. ở đây chỉ sợ rắn thôi. Các bác phải cẩn thận loại rắn màu xanh lục, nó đớp một phát là toi đời đấy”. Anh Bường cười nhạt: “Cám ơn bác chỉ bảo. Thế mấy ngày bác cho đưa thức ăn một lần?” ông Thuyết bảo: “Cũng còn tùy, nhưng cứ yên tâm, tôi sẽ cung cấp đều. Tôi về nhé!” Anh Bường bảo: “Bác lại nhà. Cho em gửi lời cám ơn bác gái với các cháu”.

Ông Thuyết đi, còn lại trơ trọi năm người chúng tôi giữa cánh rừng hoang. Anh Bường chửi: “Tiên sư đời, khốn nạn chưa! Các con ơi các con, các con đã biết đời là gì chưa?” Tôi bảo: “ Cái ông Thuyết trông kinh nhỉ”. Anh Bường bảo: “Làm việc đi chúng mày! Thằng Biên thằng Biền chuẩn bị cưa! Tao với thằng Ngọc làm lán. Dĩnh ơi, mày đi xung quanh đây xem chỗ nào có nước không?”
 

CongVoi

Super V.I.P
Chúng tôi bắt tay vào việc. Anh Bường chặt tre, đánh gianh, loáng cái là xong. Biên và Biền cưa khúc ngọn trước, xẻ ra mấy tấm ván làm phản nằm. Đến chập tối thì xong mọi việc. Cu Dĩnh đang nấu cơm thì thấy một cô gái gánh đồ lúng củng đến. Cô gái xưng tên là Quy, mười bảy tuổi, là con gái đầu của ông Thuyết. Quy trắng hồng, khuôn mặt trông rất dễ ưa. Anh Bường bảo: “ Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang những gì cho các anh đấy”. Quy bảo: “Thưa bác, bố cháu bảo mang cho các bác hai cái chăn bông, năm cân thịt lợn, một chai nước mắm với hai chục cân gạo”. Anh Bường bảo: “Được rồi. Thế có mang cho các anh cái đèn không?” Quy bảo: “Thôi chết, cháu quên mất. Cháu tưởng các bác ở giữa rừng thì cần gì đèn.” Anh Bường bảo: “Sống dầu đèn, chết kèn trống. Tưởng gì mà tưởng lạ thế “ Quy bảo: “Thôi được, ngày mai cháu lại vào, cháu về đây” Anh Bường bảo: “Sao lại về? Ngủ đây với các anh. Anh bảo thằng Ngọc kể chuyện trinh thám cho mà nghe”. Quy bảo: “Phải gió! Cháu về đây Trời sắp tối rồi”. Anh Bường bảo: “Ngọc! Tiễn cô bé một đoạn
 

CongVoi

Super V.I.P
Tôi đi theo cô gái. Tôi hỏi: “Em tên là Quy à? Tên hay nhỉ?” Quy cười: “Có gì đâu mà hay? Con gái tên là Quy vất vả lắm. Có người bảo em có cái tên rất chi là a dua”. Tôi bảo: “Cái tên ấy kể cũng lạ. Hình như cũng là một thứ thần trùng. Hồi tôi học đại học, những cô nào tên Quy đều nhạt thếch và bạc bẽo”. Quy ngạc nhiên: “Anh học đại học, sao còn đi làm thợ xẻ?” Tôí cười, học lối nói của anh Bường, tôi bảo: “Đấy là vì tình đấy, em ạ. Tình bao giờ cũng lung tung. Người ta chỉ xót nó khi nó buột khỏi tay thôi”. Quy bảo: “Anh nói hay nhỉ? Em chẳng hiểu gì”. Tôi bảo: “Em chẳng hiểu gì đâu”. Trong lòng tôi một nỗi căm giận vô cớ bỗng dưng vụt đến, khiến tôi đắng khô miệng lại. Tôi rít khe khẽ: “Chỉ có một anh thôi, còn lại là chúng nó”. Quy ngạc nhiên, hốt hoảng. Chúng tôi chia tay nhau như người dưng. Mà người dưng thật! Người dưng ơi người dưng, một triệu người tôi gặp trong đời có ai là máu của máu tôi? Là thịt của thịt tôi? Có aị sẽ sống vì tôi và chết vì tôi? Có ai không? Có ai là hoàng đế của tôi? Cũng là thần tử của tôi? Ai là tâm phúc với tôi? Là hy vọng của tôi? Cũng là địa ngục của tôi?
 

CongVoi

Super V.I.P
Tôi quay lại lán. Cả bọn ăn cơm thầm trong bóng tối. Anh Bường hỏi tôi: “Thế nào? Mày có hôn con gái tay Thuyết được cái nào không mà mặt mày u ám như mặt khỉ ấy?” Tôi cáu: “Anh đừng đùa kiểu ấy”. Anh Bường bảo: “Thôi ông trí thức con ơi, các ông cứ đâu đâu về mặt đạo đức, điều ấy chỉ có lợi cho chính trị thôi, còn đàn bà thì không có lợi gì cả”. Tôi ăn cơm mà thấy miếng cơm nhạt thếch. Tôi cắn tan cả một hòn sỏi trong miệng. Có gì đâu, hồi học đại học, tôi đã từng yêu và chịu đau đớn. Tôi sẽ kể lại việc này ở một đoạn khác. Ban đêm, sương xuống lạnh chúng tôi đốt một đống lửa rồi chui vào chăn nằm. Nửa đêm, có một con hoẵng tác rất thảm thiết ở bên kia núi, tôi không sao ngủ được. Anh Bường thức dậy bảo: “Này công tử bột, nhớ nhà hả?” Tôi bảo: “Không. Con hoẵng nó kêu thương quá. Nó lạc mẹ hay sao hả anh?” Anh Bường bảo: “Mày không nên đa cảm như thế. Cuộc đời còn cực nhọc lắm con ạ. Chúng ta phải làm kiệt sức để kiêm miếng ăn, đa cảm làm yếu người đi. Ngày mai khối lượng công việc rất nặng. Mày mất ngủ vì một tiếng hoẵng kêu, điều ấy có hại vô cùng. Tao đưa mày lên rừng làm việc chứ không phải để mày tu dưỡng”. Tôi thở dài: “Hoẵng nó kêu suốt đêm... Bao giờ nó sẽ gặp mẹ... Anh cứ ngủ đi. Anh kệ em! Ngày mai em không làm mất việc đâu”. Anh Bường cáu: “Thằng khỉ ạ, những nhạy cảm vô lối sẽ làm tan nát cuộc đời mày mất thôi. Làm gì có chuyện hoẵng đi tìm mẹ? Con ơi, đấy là một con hoẵng cái trụy lạc, nó đi tìm hoẵng đực. Vô phúc cho nó, vớ được một con hoẵng đực Sở Khanh. Con hoẵng đực này chơi bời nhiều quá. Hoẵng cái bị đổ bệnh. Đơn giản là như thế”.
 

CongVoi

Super V.I.P
Mãi mãi là như thế. Tất cả những tiếng kêu trong đêm đều là tiếng kêu bệnh hoạn của dục vọng suy đồi. Tình mẫu tử không bao giờ gào toáng lên thế. Tình mẫu tử là thứ nước màt chảy ngược vào lòng, nó bào tan nát ruột gan ra, hoặc nó biến thành máu để bắt cơ thể làm việc, buộc phải đẻ ra một sản phẩm vật chất cụ thể thiết thực, không hề phù phiếm”.

Tôi ngủ thiếp đi trong những chập chờn mộng mị. Tôi biết anh Bường không có khả năng lý giải gì về sự sống. Mà nói chung, không ai lý giải được gì về nó, cái sự sống vô cùng vô tận ấy. Hễ tối tăm và đói kém là nó sẽ tác ầm lên.

Sáng hôm sau, cơm nước xong là chúng tôi vào việc. Biên với Biền một cặp. Tôi với anh Bường một cặp. Chúng tôi dùng cưa ngang cắt cây gỗ ra từng đoạn ngắn dài theo kích cỡ ông Thuyết định sẵn. Chò chỉ là loại gỗ rất cứng và giòn, cưa ngang thì dễ, xẻ dọc thì thật cực nhọc. Thân gỗ to, chúng tôi phải xẻ theo lối Thanh Hóa, tức là cứ để khúc gỗ ngang dưới đất mà xẻ chứ không kê kích gì cả. Không hiểu cây chò chỉ này ra sao mà nhựa gỗ rất cay, cả bốn chúng tôi ai cũng nước mãt nước mũi giàn giụa. Anh Bường bảo: “Loại gỗ này vua Thủy Tề dùng làm nhà dưới nước, khó nhằn lắm. Mẹ khỉ, kiếp trước lũ chúng ta nợ thằng cha Thuyết một vạn quan đây”.

Theo giấy tờ ông Thuyết ghi sẵn, chúng tôi phải xẻ cái cột nhà 40x40x320, đấy là chưa kể các cây quá giang với vì kèo. Anh Bường bảo: “Lão Thuyết này làm nhà kiểu gì mà lắm cột cái thế không biết? Hay là nhà sàn?” Buổi trưa có một anh công nhân nông trường đi kiếm củi qua chỗ chúng tôi Anh Bường níu lại nói chuyện. Anh Bường phàn nàn phải xẻ 36 cái cột nhà to tướng, anh công nhân cười: “Nhà năm gian trên này chỉ đến 12 cái cột là hết mức. Tay Thuyết này ranh lắm, chắc chắn hắn xẻ để bán cho cánh lái xe dưới xuôi đây mà. Họ thích cột nhà bằng gỗ chò chỉ lắm”. Anh Bường bảo: “Ông anh này, phiền bác dụ cánh lái xe vào đây, bọn này sẽ bán trực tiếp, không cho tay Thuyết biết, có được không?” Anh công nhân bảo: “Được. nhưng có mầu không? “ Anh Bường bảo: “Dứt khoát chứ? Bác tên là gì? Em tên là Đặng Xuân Bường”. Anh công nhân bảo: “Tôi tên là Trần Quang Hạnh”. Anh Bường bảo: “Bác có cái tên đẹp thật. Đừng làm xấu cái tên nhé”. Anh công nhân cười: “Được rồi, bốn hôm nữa sẽ có ô tô vào đấy”.

Suốt ngày hôm ấy, chúng tôi chờ mãi nhưng không thấy Quy đến. Anh Bường bảo: “Con ranh con, lại nói dối rồi. Đàn bà ấy, chúng mày ạ, không nên bao giờ đặt lòng tin vào chúng. Chúng tàn bạo trong chính sự ngây thơ trong trắng của chúng. Chúng gây ra cho ngưti ta hy vọng, ham muốn, chờ dợi; rất cuộc, ta cứ mòn mỏi đi cho đến khi nhắm mắt xuôi tay”

Hôm sau nữa thì Quy đến. Cô mang cho chúng tôi hai cái bắp cải với cây đèn dầu. Qúy bảo: “Eo ôi, các bác làm nhanh nhỉ. Được bao nhiêu là gỗ rồi. Mai cháu phải bảo bố cháu vào xem mới được”. Anh Bường bảo: “Đừng bảo ông cụ vào, bọn anh chỉ mê em thôi. Ông cụ vào là bọn anh lãn công đấy. Lao động chân tay, em ạ, không thể lấy chính trị động viên được, chỉ lấy tiền và gái thôi, đấy mới là thuốc bổ chứ. Chủ nghĩa tư bản nó có cái đểu là lấy tiền và gái để bóc lột giá trị thặng dư, nó làm cho các bác vô sản nhà ta mất hết của cải và tinh lực. Đả đảo chủ nghĩa tư bản thối nát”.

Trước khi Quy về, anh Bường bảo: “Ngọc ơi, mày lấy giấy bút ra biên cho tao cái thư. Em Quy ra bưu điện gửi cho anh nhé”. Quy bảo: “Bác cứ viết thư đi”.

Anh Bường đọc để cho tôi chép. Thư như sau:

Rừng Tây Bắc ngày... tháng... năm...

Kính nhớ gủi ông Hai Dung (tức là bố của Biên và Biền), bác cả Điều (tức là bố tôi, mẹ cu Dĩnh (tức là vợ anh Bường).
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top