• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CLB THỂ THAO PV Hải Phòng

Badamgiak23

Super V.I.P
Juventus: những chặng đường lịch sử P1


Lịch sử của Juventus song hành một cách kỳ lạ với đội tuyển Italia nói riêng và nền bóng đá Italia nói chung. Bởi lẽ ở đất nươc hình chiếc ủng này ít có CLB nào có ảnh hưởng lớn lao và để lại nhiều dấu ấn đến thế trong bề dày lịch sử của nền bóng đá đất nước. Và hơn bao giờ hết, đó là đội bóng của vinh quang, nơi sinh ra những thiên tài bóng đá của Italia và thế giới.
Trong suốt hơn 100 năm qua cái tên Juventus đã có ý nghĩa thật lớn lao với biết bao nhiêu người. Đối với những cổ động viên trên thế giới thì Juve là hình ảnh, là giá trị đích thực nhất của bóng đá Italia và châu lục. Với gia đình Agnelli mà tiền từ hãng xe FIAT đổ vào CLB thì đấy là một tủ kính trưng bầy hào nhoáng mỗi năm một nhiều thêm những chiến công hào hùng.

storia_small.gif

Và đối với hơn 21 triệu người Italia thì đó là một thứ tình yêu vô bờ bến đã ngấm sâu vào máu họ, một thứ tình yêu chung thuỷ không thể xoá nhoà. Bởi Juve là tượng đài lớn nhất của bóng đá Italia mà người ta có thể tự hào. Bất chấp Milan hùng mạnh đã gây tiếng vang lớn lao ra khắp thế giới, Juventus vẫn sẽ luôn là đội bóng đầu tiên người ta nhắc đến khi nói về bóng đá Italia. Đội bóng ấy không chỉ tạo ra những ngôi sao, nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành bộ mặt của cả một nền bóng đá. Những đội tuyển Italia vô địch TG các năm 1934, 1938 và 1982 thường xuyên có quá nửa là những cầu thủ của Juve có mặt trong đội hình chính ( thậm chí năm 34 có tới 9 người ).
Chất Italia của Juve bao trùm lên tất cả các hoạt động của đội bóng và hơn thế họ khơi dậy tinh thần yêu nước lớn lao với một đội ngũ những cầu thủ Italia trong đội hình. Juve luôn có những cầu thủ Italia xuất xắc nhất thế hệ của họ và luôn đóng góp một phần rất lớn cho Squadra Azzurra, điều phân biệt với những đội bóng khác vốn chỉ lệ thuộc vào những cầu thủ nước ngoài.

ghe_small.gif

Trước cửa trụ sở của Juventus ở Piazza Crimera có một chiếc ghế được bầy ở một vì trí rất trang trọng. Đó chính là chiếc ghế mà cách đây hơn 100 năm những người sáng lập ra Juve vĩ đại đã ngồi. Họ có 10 người tất cả, và ở độ tuổi từ 14 đến 17, họ là những học sinh của Trường trung học Azeglio ở Torino. Họ là những thanh niên đầy lòng nhiệt tình và họ đã bàn cãi rất hăng về việc thành lập một CLB thể thao cho thành phố. Hai anh em nhà Canfari, Eugenio và Enrico đề xuất bóng đá, môn thể thao đã du nhập vào Italia từ trước đó vài năm và tất cả đồng ý thành lập CLB bóng đá. Juventus thân yêu của chúng ta đã ra đời như thế đấy vào một ngày lạnh lẽo và đầy sương mù tháng 11 năm 1897.

34.jpg

Với chủ tịch đầu tiên là Enrico Canfari, Augusta Tourinorum (tên đầu tiên của Juve) bắt đầu giao đấu với các đội bóng ở thành phố khác và nổi tiếng vì...thua quá nhiều. Canfari chính thức đổi tên đội bóng thành Juventus với nghĩa là thanh xuân và kể từ năm 1903, Juve bắt đầu khoác lên mình bộ quần áo sọc đen-trắng nổi tiếng của mình.

Những trải nghiệm đầu tiên của Juve sau khi chính thức góp mặt vào giải vô địch Italia đầy nỗi buồn. Juventus thua 0-2 trong trận chung kết của mùa giải đầu tiên vào năm 1900 và cũng thua tiếp 0-1 trước Genoa vào mùa giải sau đó.

s1905_small.gif

Nhưng chức vô địch đầu tiên đã đến với CLB vào năm 1905, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch người Thuỵ Sĩ có tên Alfredo Dick, người sau đó đã rời bỏ Juve để thành lập CLB đối địch cùng thành phố với họ là Torino. Juve đã thắng 2 trận và hoà 2 để bước lên nhận chức vô địch đầu tiên trong lịch sử.

Bước ngoặt lớn và quan trọng nhất đối với Juventus chính là sự xuất hiện của một tỷ phú có tên Edoardo Agnelli vào một ngày tháng 7 năm 1923. Gia đình Agnelli chính thức trở thành chủ sở hữu của CLB và trở thành người rót vốn chính cho Juve kể từ đó đến nay. Người khổng lồ đầu tiên của Juve là Giampiero Combi, một trong những thủ môn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Thế Giới. Sau đó là Munerati, Caligaris, Orsi, Borrel và Carcano. Juventus giành liên tiếp 5 Scudetto kể từ năm 1931 đến năm 1935. Hơn thế nữa có tới 9 cầu thủ của Juve có mặt trong đội hình của đội tuyển Italia vô địch TG năm 1934 (Combi, Rosetta, Caligaris, Monti, Bertolini, Cesarini, Borel F., Ferrari, Orsi ) và còn rất nhiều cầu thủ của Juve nữa có mặt trong đội hình đổi tuyển Italia VĐ TG năm 1938. Và lúc đó người ta đã nhắc đến Juve chứ không phải là AC Milan và Inter, là đội bóng số 1 của Italia. Từ năm 1933 Juve bắt đầu chơi trên sân Communale huyền thoại, một trong những thánh địa của bóng đá Italia, nơi chứng kiến những chiến công huy hoàng của CLB và cả những người anh hùng từ Combi, Boniperti, Sivori, Chales đến Bettega, Scirea, Rossi và Platini.

Trong những năm Đại chiến TG 2, Juve sa xút một cách đáng kinh ngạc. Họ trở thành đội bóng số 2 của thành phố Torino cho tới khi xảy ra vụ Superga bi thảm năm 1949. Juve trở lại đỉnh cao với những cầu thủ nổi tiếng như Hansen và Praest. Giampiero Boniperti là cầu thủ nổi tiếng nhất của Juve trong những năm 50. Ông là cầu thủ lập kỷ lục về số trận đấu và số bàn thắng cho CLB ( 444 trận ghi 177 bàn ). Ông được coi là cầu thủ vĩ đại và xuất xắc nhất mọi thời đại của Juve, và khi thời kỳ đỉnh cao của ông qua đi thì ở Juve xuất hiện 2 tên tuổi lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử của Juve. Đó là một bộ đôi "sát thủ" của Serie A trong những năm cuối thập niên 50 đầu những năm 60: John Chales người khổng lồ sữ Wales chuyển tới từ Leeds và Omar Sivori, tài năng nóng tính người Argentina. Trong suốt 5 năm họ là nỗi khiếp sợ của mọi khung thành và trở thành vua phá lưới một mùa giải. Với Chales và Sivori, Juve giành 3 Scudetto trong các năm từ 1958-1961, danh hiệu thứ 9 và 10 trong lịch sử, qua đó thành CLB đầu tiên ở Italia đoạt được 10 chức VĐ và được đính ngôi sao đầu tiên trên ngực áo

Còn tiếp
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Juventus: những chặng đường lịch sử (tiếp...)


Nhưng thời kỳ vinh quang nhất của CLB diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1986, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Giampiero Boniperti. Đó là thời kỳ của những chiến thắng huy hoàng trên tất cả các mặt trận. Boniperti lần lượt đưa về những HLV huyền thoại: Vycpaleck, Parola và cuối cùng là Giovani Trapatoni. Trapatoni biệt danh là || Trap, sản phẩm của thứ bóng đá đổ bê tông khét tiếng, bắt tay vào xây dựng một hàng phòng ngự thép, luôn đề cao sự chặt chẽ trong lối chơi, khả năng bóp chết mọi đợt tấn công của đối phương, một thứ bóng đá áp sát, ít khoảng trống và những pha phản công khiếp đảm đánh vào tử huyệt đã giúp Juve giành tới 6 Scudetto trong vòng 10 năm.
Vào bất cứ thời điểm nào của những năm 70 và 80, Juve và cả Squadra Azzura đều có thể tin cậy vào những tài năng mang sắc áo Trắng-Đen, Juve đang có trong đội hình của mình cả một thế hệ vàng của bóng đá Italia,và 6 người trong số họ trở thành những nhà vô địch World Cup Espana 82. Đó là Zoff, Spinosi, Marchetti G., Causio, Anastasi, Capello, Furino, Morini, Scirea, Tardelli, Gentille, Cabrini, Boninsegna và tất nhiên cả người hùng Paolo Rossi. Khi thị trường chuyển nhượng cầu thủ nước ngoài mở cửa, Juve ngay lập tức có những viên ngọc quý. Liam Brady đến từ Ireland, người ghi bàn thắng đem lại Scudetto lần thứ 20 (mùa giải 1981/1982 ) đồng nghĩa với việc được đính ngôi sao thứ 2 trên ngực áo.

s_20_small.gif

Hay có thể kể đến tiền đạo nhanh nhẹn, một huyền thoại của bóng đá Ba Lan nói riêng và bóng đá Đông Âu nói chung Zbignew Boniek và nhất là Michel Platini. Những đóng góp của ông dành cho Juve thật lớn lao. Tiền vệ người Pháp này đã 3 mùa giải liên tiếp trở thành vua phá lưới ở Serie A, cũng 3 lần liên tiếp đoạt Quả bóng vàng Châu Âu những năm 1983, 1984 và 1985 và đưa Juve tới những chiến thắng huy hoàng ở các Cúp Châu Âu. Có một kỷ niệm mà Platini và những người hâm mộ Juve nhớ mãi. Đó là trận chung kết Cúp C1 năm 1985 với Liverpool tại Heysel. Một bức tường trên SVĐ đổ sập làm cho cả sân vận động chật cứng khán giả, cửa ra lại quá hẹp khiến cho 39 CĐV Juve chết...một trận chung kết đẫm máu. Điều đó khiến cho Platini rất đau khổ và ông đã thề rằng sẽ không bao giờ trở lại sân Heysel một lần nào nữa.

uefa93_small.gif

Sau khi Platini ra đi tuy rằng Juve vẫn chưa có lại được những năm tháng huy hoàng như thế nhưng Juve vẫn ghi dấu ấn sâu sắc của mình lên nền bóng đá Italia bởi sự chắc chắn và ổn định của mình. Rất nhiều những tên tuổi lớn đã thành danh tại đây trong những năm 90 đầy sôi động và một số trong số họ tiếp tục toả sáng cho đến bây giờ. Những người đi trước có Moeler, Kohler, Marocchi, Platt, Roberto Baggio,Sousa, Vialli, Ravanelli, Zidane...và bây giờ là Del Piero, Ferara, Tacchinardi, Thuram, Zambrotta, Davids, Nedved, Trezeguet...Chưa bao giờ Juve thiếu những cầu thủ và HLV giỏi.
Juve bắt đầu chuyển về thi đấu tại Delle Alpi từ năm 1990, một trang sử mới của Juve trên Delle Alpi được mở ra.

s10_small.gif

Ngôi sao lớn đầu tiên của Delle Alpi là Roberto Baggio, chính anh là người đã tạo dựng những huyền thoại lớn lao về mình và Juve trong những năm đầu tiên ở ngôi nhà mới. Anh là ngôi sao đầu đàn dẫn dắt Juve chinh phục cúp UEFA năm 1993 và cũng năm này anh nhận được danh hiệu cao quý " Quả bóng vàng Châu Âu ".

Những mùa xuân mới vẫn tiếp tục trên Delle Alpi, và tên tuổi lớn nhất trong số đó là Alessandro Del Piero. Tài năng số 1 của bóng đá Italia sau Baggio này được thừa hưởng tất cả những vinh quang mà Baggio để lại sau khi rời Juve. Del Piero đó tạo dựng được cho mình những hình ảnh mới đẹp hơn và vinh quang hơn, trong suốt những năm qua anh cái tên Del Piero được nhắc đến như một biểu tượng của Juve, một cầu thủ được các CĐV hết sức yêu mến vì sự hào hoa và tài năng của mình.

Những năm 94-99 dưới sự dẫn dắt của HLV Marcello Lippi Juve đã có những năm tháng huy hoàng. Ngay mùa giải đầu tiên (94-95) sau khi thuyết phục được ngôi sao tấn công Gianluca Vialli ở lại, cùng với sự chói sáng của tài năng trẻ Del Piero, Lippi đã dẫn dắt Juve đoạt Scudetto, Cúp Quốc Gia Italia và vào tới trận chung kết Cúp UEFA. Mùa giải năm sau còn tuyệt vời hơn với Lippi và Juve khi đoạt được Scudetto, Siêu cúp Quốc Gia và nhất là chiếc Cúp C1 danh giá lần thứ 2 trong lịch sử sau khi đánh bại Ajax Amsterdam trong trận chung kết, món nợ 23 năm với Ajax đã được thanh toán sòng phẳng tại Roma. Juve tiếp tục giành 2 Scudetto (96/97; 97/98), 1 Siêu cúp Quốc Gia, Siêu Cúp Châu Âu; Cúp Liên Lục Địa và cũng 2 năm liên tiếp đó vào tới trận chung kết cúp C1 lập nên một kỷ lục của một đội bóng 3 năm liên tiếp lọt vào chung kết C1.Với những tài năng như Del Piero, Zidane, Vieri, Tacchinardi, Inzaghi, Toricelli...Juve của Lippi đã chơi một lối đá quyến rũ chắc chắn trong phòng ngự và tấn công đầy màu sắc, một lối đá hiệu quả làm khiếp sợ bất cứ đối thủ nào .

 

Badamgiak23

Super V.I.P
AC Milan Football Club

Cách đây 104 năm , vào ngày 16 tháng 12 năm 1899, AC Milan đã ra đời dưới cái tên “ Câu lạc bộ bóng đá và cricket thành phố Milan”.

LOGO_ACMILAN-Splash.gif

Ngày 16 tháng 12 đã là ngày mở đầu cho một hành trình lịch sử chói lọi của câu lạc bộ. Trong cái ngày lạnh lẽo đó, trước thềm bước sang thế kỉ mới, tại con phố Via Berchet sầm uất ở Milano, một người Anh là Alfred Edwards đã cùng những người bạn của mình thành lập nên đội bóng đồng thời ông cũng trở thành vị chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ. Đó là điểm khởi đầu cho một chuỗi những sự kiện lịch sử huy hoàng của câu lạc bộ, điều đã tốn không biết bao giấy mực của lịch sử bóng đá thế giới. Đặc biệt trong suốt 15 năm qua, AC đã chứng tỏ rằng họ là một trong những câu lạc bộ mạnh nhất trên thế giới. Lịch sử của AC Milan đã trở thành một huyền thoại, cũng như những con người đã đóng góp vào huyền thoại đó: những vị chủ tịch, những huấn luyện viên đã đến và ra đi và một phần công sức không nhỏ của các cầu thủ- những cái tên đã theo suốt những chặng đường lịch sử của AC Milan : Từ Alfred Edwards- người sáng lập ra câu lạc bộ cho đến ngài thủ tướng nước Ý Silvio Berlusconi, người đã đưa Milan lên bục cao nhất của vinh quang. Những chiến thắng thanh thế dành được ở mọi trong nước cũng như trên thế giới đã chứng minh sức mạnh của CLB.

Sự thành công của CLB luôn có một phần đóng góp đáng kể của những người huấn luyện viên, AC Milan đã từng được dẫn dắt bởi những huấn luyện viên bậc tài của Ý như Gipo Viani, Nereo Rocco và Nils Liedholm hay những HLV tài giỏi của thập kỉ 90 như Arrigo Sacchi và Fabio Capello. Cũng như những người tiền nhiệm, các huấn luyện viên sau này đã kế thừa, xây dựng cho Milan một lối đá hiện đại nhưng không mất đi vẻ quyến rũ và cống hiến. Có thể nói AC là CLB chơi bóng đẹp nhất ở Serie A, một đấu trường bóng đá khốc liệt và đầy tính cạnh tranh, nhưng AC Milan đã làm được cái điều ấy,thứ bóng đá họ chơi là một thứ bóng đá cống hiến ,kĩ thuật. Nhưng câu lạc bộ nào cũng có lúc huy hoàng và những lúc đen tối,có hai giai đoạn trong lịch sử,một là giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới I và thứ II và một giai đoạn cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.

Hai thập kỉ đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ AC MILan vang dội chiến thắng.Trận đấu mở màn của AC là trận đấu với CLB cùng thành phố Mediolanum, 3 trong số 11 cầu thủ lúc đó chính là những người đã thành lập nên CLB mặc dù AC thắng với tỉ số 3-0, trận đấu được coi là chính thức đầu tiên sau khi AC Milan đăng kí với hiệp hội bóng đá Italia là với FC Torino và CLB này có thể tự hào là CLB đầu tiên đánh bại AC hùng mạnh với tỉ số 3-0 .ng ư ời đ ội tr ư ởng đầu ti ên c ủa CLB là Kilpin, ông cũng là một trong những người thành lập nên CLB. Vào thời ấy để được chơi cho AC Milan ( là thành viên của đội bóng), bạn cần có 20 lira lệ phí , đối với sinh viên là 12 lira. Nếu cầu thủ nào không trả tiền anh ta sẽ bị khai trừ không được tập luyện. Danh hiệu đầu tiên họ dành được là vào năm 1901 khi đánh bại Genoa trong một trong những câu lạc bộ dẫn đầu giải vô địch lúc đó ( lúc này giải vô địch gồm những câu lạc bộ địa phương của từng liên đoàn bóng đá địa phương thi đấu với nhau sau đó chọn ra hai câu lạc bộ mạnh nhất vào chơi trận playoff, đội thắng cuộc là đội dành chức vô địch). Hai danh hiệu tiếp theo AC dành được là vào các năm 1906( trước Juventus) và 1907 trước Turin cùng với Andrea Doria (sau này hợp nhất với một đội khác của thành Genoa để trở thành CLB Sampdoria) .

Một năm sau đó, một phần của AC Milan tách ra thành một đội bóng riêng đó chính là Inter Milan(1908). Trận derby đầu tiên của thành Milan diễn ra vào ngày 18 tháng 10 năm 1908 và AC thắng với tỉ số 2-1 . Kể từ năm đó giải vô địch luôn bị gián đoạn bởi chiến tranh thế giới lần thứ I. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh không sự kiện quan trọng nào xảy ra trừ sự thành lập của Serie A năm 1929 . Vị trí cao nhất mà AC đạt được trong giai đoạn này là xếp thứ 3. Trong khoảng thời gian tiếp theo đó CLB được bổ sung bộ ba người Thuỵ Điển GreNoLi lừng lẫy, lúc đó các câu lạc bộ bóng đá Ý lúc đó được phép có 5 cầu thủ nước ngoài . Gunnar Nordahl trở thành cây săn bàn lừng lẫy của AC với 210 bàn thắng trong 257 trận đấu ( trung bình 0.81 bàn một trận), còn Gren và Nils là hai tiền vệ năng nổ. Với bộ ba này lần đầu tiên AC dành Scudetto đồng thời cũng là chứ vô địch trong nước lần thứ 4.(1950-1951) Milan đã trở thành một CLB thành công trên đất nước Ý và trên toàn thế giới bởi những danh hiệu vô địch, bởi những cầu thủ mà các câu lạc bộ khác trên thế giới luôn thèm muốn : Gunnar Gren, Gunnar Nordhal, Nils Liedholm.

Cuối thập kỉ 50 còn có thêm ba cầu thủ vĩ đại khác gia nhập ngôi nhà Milan . Một trong số đó là cầu thủ Gianni Rivera người được AC mua về với giá 200 ngàn $ từ CLB Alessandria, 200 ngàn $ là một cái giá kỉ lục lúc đó. Hai cầu thủ còn lại một mang quốc tịch Brazil José Altafini và cầu thủ người Uruguay Achiaffino cùng với các tên tuổi Anquiletti, Trapattoni, Lodetti, Sormani và Prati.

Milan.jpg

Một trong những thời kì huy hoàng nhất của câu lạc bộ là vào thập kỉ 60 với Gianni Rivera . Anh đã chơi một trận xuất sắc trước Benfica Lisbona đem về cho AC Milan chiếc cúp vô địch châu Âu đầu tiên năm 1963 với chiến thắng 2-1 nhờ công của tiền đạo người Brazil Altafini. Năm 1968 AC dành được Scudetto lần thứ 5 và chiếc cúp C2 danh giá .Tiếp sau năm đó năm 1969 AC dành chiếc cúp C1 lần thứ hai trong lịch sử khi đánh bại CLB Ajax với tỉ số 4-1 . Đây cũng là năm Rivera dành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. Cho đến giữa thập kỉ 70 AC đã trở thành CLB danh giá nhất nước Ý , dành được cúp C2 và chiếm 3 danh hiệu của bóng đá Ý, AC đã thực sự thống trị bóng đá Italia . Nhưng sau đó AC không dành thêm danh hiệu Scudetto nào và sự nghiệp của Rivera kết thúc.


Tiếp đó là khoảng thời gian đen tối nhất của lịch sử CLB AC Milan mặc dù có những lúc AC toả sáng khi dành được chiếc cúp QG năm 1977 và Scudetto năm 1979 – đây có thể coi là những khoảnh khắc tươi sáng nhất trong quãng thời gian đen tối này .Cuối năm 1980 , một vụ scandal về cá độ bị đưa ra công lý , những người tham gia và vụ cá độ này gồm có 2 cầu thủ của AC Milan và ngài chủ tịch Felica Colombo . Chính vì vụ cá độ bóng đá này , câu lạc bộ lừng lấy một thời đã bị đẩy xuống chơi lần đầu tiên trong lịch sử tại giải Serie B .Nhưng cũng trong thời điểm khó khăn này, một tài năng đã nảy nở đó là Franco Baresi , người đã thay thế Rivera nắm quyền chỉ đạo cả đội bóng và sau này đã trở thành biểu tượng của câu lạc bộ. Ông đã là người giữ kỉ lục cho Milan trong suốt 20 năm, người xứng đáng được nhận danh hiệu “ Cầu thủ thế kỉ của Milan “ trong một cuộc thăm dò chung. Chỉ sau một năm chơi tại Serie B, AC đã trở lại Serie A nhưng cũng chỉ một năm sau CLB lại phải xuống hạng . Nhưng thành công hơn mùa giải Serie B đầu tiên, AC đã vững vàng hơn, trưởng thành hơn , dành ngôi quán quân và được lên chơi tại Serie A . Một thời kì tươi sáng mở ra cho AC khi nhà tỉ phú Berlusconi bỏ tiền ra mua lại cả đội bóng, từ đây lịch sử CLB bước sang một trang mới.

Vị chủ tịch mới đã đem đến những gương mặt mới cho CLB, trong số đó là tài năng trẻ Paolo Maldini, Donadoni và bộ ba người Hà Lan ( Ruud Gullit,Marco Van Basten và Frank Rijkaard ). huấn luyện viên lúc đó là người hùng của thập kỉ 50 – Nils Liedholm . Nhưng sự huấn luyện của Nils không mang lại kết quả mong đợi và sự thay thế tuyệt vời bằng Arrigo Sacchi đã đem lại nguốn sinh khí mới cho CLB.

Dưới cương vị huấn luyện viên,Sacchi trong 4 mùa bóng, Milan đã giành được một danh hiệu Scudetto sau biết bao năm chờ đợi, 2 cúp C1, 2 lần dành siêu cúp châu Âu , hai lần dành cúp liên lục địa. Nhưng ban huấn luyện có những bất đồng với Marco Van Basten và Capello đã kế nhiệm chức HLV AC Milan. Dưới thời của Capello trong 5 mùa giải :4 danh hiệu vô địch Serie A, một siêu cúp Châu Âu, và chiếc cúp C1.Mùa giải năm 1992 là mùa giải đáng nhớ của CLB khi AC không để thua trận nào ở Serie A, kỉ lục đó là 59 trận bất bại . Năm 1993 AC lọt vào chung kết cúp C1 nhưng để thua O. Marseille với tỉ số 1-0. Nhưng năm tiếp theo, 1994 AC đã đánh bại Barca với tỉ số 4-0 một cách thuyết phục , người hùng của trận đấu đó là cầu thủ người Nam Tư- Dejan Savicevic. Chán với những vinh quang, Capello chuyển sang cầm quân cho Real.Tiếp đến một loạt các huấn luyện viên mới đã đến với AC, như Tabarez, Sacchi (lần thứ 2), Capello ( lần thứ hai),Zaccheroni, Fatih Terim. Ngoài HLV Carlo Ancelotti, người đã kế tục với chiếc cúp C1 lần thứ 6 huấn luyện viên cũ Alberto Zaccheroni trong hai mùa bóng đã dẫn dắt Milan đến với danh hiệu vô địch Serie A gần đây nhất( mùa giải 1998-1999). Đó là cuộc đua nước rút trong 10 vòng cuối của Milan với Lazio .

Trải qua thời gian, những lớp cầu thủ xa hơn nữa đã giành được những thắng lợi lớn, ví dụ như tài năng đến từ Serbia & Montenegro , Dejan Savicevic, cầu thủ người Liberia George Weah,cầu thủ người Croatia Zvonimir Boban, cầu thủ người Pháp Marcel Desailly, mà ở đây mới chỉ nhắc đến một số.

Ngoài ra Milan còn sản sinh ra những tên tuổi của bóng đá Ý như Paolo Maldini, Mauro Tassotti, Daniel Massaro, Alessandro Costacurta, Alberigo Evani, Roberto Donadoni, Filippo Galli,Demetrio Albertini. Bên cạnh các cầu thủ trên, những cầu thủ hiện tại đang từng bước chứng tỏ bây giờ là những ngôi sao mới như Massimo Ambrosini, Christian Abbiati, Serginho, Gennaro Gattuso và Andriy Shevchenco, Manuel Rui Costa và Filippo Inzaghi , Nesta, hay Rivaldo.

Lối trình diễn của các cầu thủ cùng với truyền thống lâu đời của câu lạc bộ ngày một nâng cao vị thế cho CLB. Milan đang mang trong mình những gía trị được thừa hưởng từ các lớp cầu thủ trước và đang vươn tới tương lai với những tham vọng lớn lao. Đội bóng đã thể hiện cho những fan hâm mộ của mình không chỉ những trang sử truyền thống lâu đời hơn 100 năm qua mà đó hơn hết là tinh thần, sức manh để sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thách thứ gian khổ...
Forza Milanvn!
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Real Madrid : lịch sử 105 năm vĩ đại

Kể từ ngày đầu thành lập đến nay, Real Madrid trở thành một đế chế hùng mạnh không chỉ ở Tây Ban Nha, châu Âu mà cả thế giới. Với việc được LĐ Thống kê và lịch sử bóng đá Thế giới (IFFHS) trao tặng danh hiệu CLB xuất sắc nhất thế kỷ XX, Real đã khẳng định được sự vĩ đại của mình.

Dưới đây là bài viết nhân kỷ niệm 105 năm ngày thành lập CLB “Hoàng gia” Tây Ban Nha

images1249349_real_1902.jpg

Ra đời và phát triển



Cuối thế kỷ 19 Bóng đá từ Anh du nhập sang Tây Ban Nha và thủ đô Madrid là một trong những nơi đầu tiên chơi môn thể thao này. Real Madrid được chính thức thành lập vào ngày 6/3/1902, nhưng thực chất lịch sử của CLB được bắt đầu từ năm 1900.

Khi ấy, Julian Palacios quyết định tách khỏi Football Sky để thành lập ra Madrid Football Club. Ngay trong năm đầu thành lập (1902) CLB đã cho ra mắt bộ trang phục toàn trắng và đây đã trở thành trang phục truyền thống của CLB.

Năm 1904, Madrid FC sát nhập với CLB Moderno và Carlos Padros, người có vai trò rất quan trọng của CLB, đã được bầu làm chủ tịch mới. Đến năm 1905, Real chính thức giành được chiếc Cúp Nhà Vua, danh hiệu đầu tiên trong lịch sử CLB.

Ngày 29/6/1920 trở thành một ngày cực kỳ trọng đại trong lịch sử của Madrid FC khi nhà Vua Tây Ban Nha khi ấy đã phong cho CLB tước vị Hoàng gia. Đây là một vinh dự to lớn mà không phải ai cũng có và cái tên Real Madrid chính thức được thừa nhận kể từ đây. Trên biểu tượng của CLB được gắn thêm chiếc vương miện màu vàng.

Ngày 10/2/1929, giải VĐQG Tây Ban Nha được tiến hành khỏi tranh và trong trận đấu đầu tiên của mình, Real Madrid đã giành thắng lợi trước CLB Europa với tỷ số 5-0. Dù vậy, phải đến 3 năm sau (1932), Real Madrid mới giành được chức VĐ đầu tiên và lập kỷ lục không thua (thắng 10, hòa 8).

Một năm sau, Real lần thứ hai liên tiếp trở thành nhà VĐ TBN. Tuy nhiên, danh hiệu này cũng khép lại một khởi đầu tốt đẹp của Real để rồi sau đó đội bóng Hoàng gia chỉ còn là cái bóng hai đối thủ khổng lồ của Barcelona và Athletic Bilbao ở giải trong nước.

Phải đến mùa giải 1953/54, Real mới tìm lại được những ngày tháng vinh quang. Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của CLB và mở ra một chương mới cho lịch sử của Real khi những cái tên như Di Stefano (Argentina - TBN), Hector Rial (Argentina), Gento, Puskas (Hungaria - TBN)... lần lượt xuất hiện.

images1249369_real_1960.jpg

Khi ấy, với những huyền thoại vĩ đại của bóng đá thế giới trong đội hình, Real không chỉ thống trị hoàn toàn ở giải trong nước mà còn làm mưa làm gió tại đấu trường Cúp C1 trong những ngày đầu giải đấu này thành lập với 5 chức VĐ liên tiếp.

Trong nửa thế kỷ đầu tiên kể từ sau ngày thành lập, có hai sự kiện trọng đại mà có lẽ những CĐV của Real Madrid sẽ không thể nào quên. Đầu tiên là sự kiện SVĐ Chamartin (tiền thân của Santiago Bernabeu ngày nay), một “thánh địa” thiêng liêng và cao quý của Real, được khánh thành vào ngày 17/5/1924.

Sự kiện thứ 2 là việc Santiago Bernabeu trở thành Chủ tịch CLB ngày 15/9/1943. Chính bàn tay và cái đầu của S.Bernabeu đã tạo xây dựng thành công một Real bất khả chiến bại và chinh phục mọi danh hiệu trong giai đoạn sau này. Và SVĐ ngày nay của Real cũng mang tên vị chủ tịch vĩ đại này.

Trên đỉnh cao vinh quang



Có thể nói, trong thế giới bóng đá, mọi sự so sánh đều trở nên khập khiễng khi người ta chỉ dựa vào kết quả của một trận đấu để làm căn cứ. Sau khi đánh bại CLB Hoved Budapest của Hungary, Wolverhampton đã được báo chí Anh thổi phồng rằng đây là CLB mạnh nhất Thế giới vào thời điểm đó.

Không chấp nhận những tuyên bố của người Anh, Gabriel Hanot, một cựu tuyển thủ Pháp đồng thời là phong viên tờ L’Equipe, quyết định dùng tờ báo của mình để kêu gọi thành lập giải VĐ cho các CLB ở châu Âu. Và năm 1995 Cúp C1 chính thức được ra đời, với sự tham dự của những nhà VĐ đến từ nhiều quốc gia ở cựu lục địa.

Real khởi đầu ở Cúp C1 bằng chiến thắng 2-0 trước đội bóng Thụy Sĩ Servette Geneve ngày 8/9/1955. Miguel Munoz trở thành người đầu tiên ghi bàn cho CLB tại đấu trường danh giá nhất cấp CLB này.

Tại bán kết, Real loại Milan với tổng tỉ số 6-3 và sau đó thắng tiếp Reims với tỉ số 4-3 trong trận chung kết, được tổ chức trên SVĐ Công Viên các Hoàng tử, dù đã bị dẫn trước 2-0 chỉ sau 10 phút. Và CLB đã giành cho mình danh hiệu đầu tiên ngay khi Cúp C1 được ổ chức.

images1249361_rm_bernabeu.jpg


Phong độ ấn tượng của Real còn tiếp tục kéo dài khi lần lượt đánh bại Fiorentina, Milan, Reims và E.Frankfurt vào các năm 1956,1957,1958,1959 để trở thành nhà VĐ 5 lân liên tiếp của Cúp C1, một kỷ lục mà chưa đội nào làm được.

Bên cạnh đó, Real còn thống trị giải VĐQG Tây Ban Nha khi giành tới 12 chức VĐ trong 15 năm, từ 1954 đến 1969. Có thể nói Real Madrid là CLB số 1 thế giới trong thập kỷ 50 và 60 Real Madrid, và là nỗi kinh hoàng cho các CLB không chỉ ở Tây Ban Nha mà ở toàn cõi Châu Âu.

Tính đến nay, Real đã đoạt tổng cộng 9 chiếc Cúp C1/Champions League, 2 Cup C3 (nay là UEFA Cup), 3 Cup Liên luc địa, 1 Siêu Cup Châu Âu, 29 lần VĐ Tây Ban Nha và 17 lần đang quang tại Cup Nhà Vua. Chừng đó đã đủ nói lên tầm vĩ đại của CLB “Hoàng gia”.

Real không phải một đối bóng lâu đời nhất, vì họ chỉ đáng là bậc “đàn em” của một số CLB ở Anh và Italia. Xét về thu nhập, Real cũng không phải một đội bóng giàu nhất thế giới, dù nguồn thu của họ tăng rất cao nhưng số nợ trong các ngân hàng cũng tỉ lệ thuận... Nhưng Real vẫn là CLB xuất sắc nhất thế giới, xuất sắc nhất thế kỷ XX.

Hướng tới tướng lai



105 năm đã trôi qua, và Real như một thứ quyền lực tuyệt đối của nền bóng đá thế giới. Không một CLB nào giành nhiều vinh quang như họ. Ở TBN, Real chưa một lần biết đến mùi xuống hạng (cùng Barcelona và Bilbao).

Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, các danh hiệu đang dần “lẩn tránh” đội bóng “Hoàng gia”. Điều đó phần nào xuất phát từ những chính sách không hợp lý của các ông chủ “Nhà trắng”, khiến cho số nợ của Real ngày một tăng (đã phải bán đi khu sân tập của mình) và nó tỉ lệ nghịch với những vinh quang có được.

Người mở ra xu hướng mua sắm những ngôi sao là cựu chủ tịch Florentina Perez. Đây được xem là vị chủ tịch “chơi ngông” nhất lịch sử CLB khi ông sẵn sàng đưa về Bernabeu bất kỳ ngôi sao nào mình thích mà không quan tâm đến chi phí. Điều đó biến viện bảo tàng của CLB thành nơi trưng bày cầu thủ hơn là những chiếc Cúp.

images1249355_real_2007.jpg

Sau Perez, đến lượt Ramon Calderon cũng đi vào vết xe đổ này. Nhưng vị đương kim chủ tịch của “Nhà Trắng” thậm chí còn thất bại ặng nề hơn Perez reất nhiều. Real đã bỏ ra những số tiền khổng lồ với hy vọng sẽ có được ít nhất 1 danh hiệu trong năm kỷ niệm 105 năm ngày thành lập, nhưng đến nay mọi chuyện gần như chỉ là con số 0.

Đã đến lúc Real cần quay lại với những chính sách đào tạo trẻ cực kỳ thành công của mình, vốn đã bị bỏ quên kể từ sau lứa của những Raul, Guti. Chỉ có như thế Real mới trở lại hình ảnh của một nhà VĐ vĩ đại trong lịch sử bóng đá châu Âu và thế giới.

Một buổi lễ đơn giản đã được diễn ra nhằm kỷ niệm sinh nhật lần 105 của CLB, và cũng là tiễn đội quân của HLV Capello đến với nước Đức đầy cạm bẫy cho cuộc quyết chiến với Bayern Munich. Sẽ không có món quà nào ý nghĩa hơn nếu Real giành chiến thắng vào giành vé vào tứ kết, cho dù món quà ấy đến muôn một ngày...
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Chelsea F.C

Ngày 14 tháng 3 1905, một nhóm thanh niên yêu bóng đá tại Chelsea - một quận phía tây London - đã tập hợp nhau tại quán rượu Rising Sun (nay đổi tên thành Butcher's Hook) trên đường Fulham Road, quyết định thành lập đội bóng mang tên Chelsea - cái tên không hề thay đổi sau 100 năm. Vì có trang phục truyền thống là màu xanh, nên đội đã có một tên gọi thân mật rất huyền ảo là "The Blues".

Những ngày đầu thành lập

Đội hình năm 1905Ngày 29 tháng 5 năm 1905, Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp: mùa giải đầu tiên, Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn.

Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.

300px-Chel1905-1.jpg

Sau khi lên hạng Nhất, Chelsea không tạo được nhiều ấn tượng, và đã phải rời giải đấu này vào năm 1910, sau 3 mùa giải khó khăn. Tuy nhiên khi trở lại hạng Nhì, Chelsea nhanh chóng vượt trội và họ lại trở lại hạng Nhất 2 mùa giải sau đó.

Bắt đầu từ đây Chelsea đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng. Như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng Nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.

Đây là thời kỳ Chelsea đã thi đấu ổn định hơn, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ cũng chỉ là ở giữa bảng xếp hạng. Năm 1940, giải đấu phải gián đoạn vì Thế chiến thứ hai nổ ra.

Năm 1947, giải đấu tiếp tục sau 7 năm gián đoạn, Chelsea tiếp tục thi đấu không thành công, và luôn ở vị trí nguy hiểm trong bảng xếp hạng. Năm 1952, Ted Drake đã đến nhằm vực dậy đội bóng giàu tham vọng nhưng thiếu ý chí Chelsea.

300px-Chel1955.jpg

Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.

Một năm sau, mùa bóng 1954-1955, Ted Drake đã đi vào lịch sử của Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.

Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong năm đó khi đánh bại Câu lạc bộ bóng đá Newcastle United với tỷ số đẹp 3-0 tại trận tranh Cúp Community Shield.

Năm 1965, Chelsea dành chiếc Cúp Liên đoàn khi đánh bại Leicester City với tổng tỷ số 3-2 sau 2 lượt trận.

Năm 1970, Chelsea sưu tập đủ bộ cúp nội địa khi đánh bại Leeds United 2-1 trong trận chung kết cúp FA.

Đoạt cúp FA năm 1970Một năm sau, mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cúp C2 và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú "kền kền trắng" Real Madrid tại trận chung kết, đây là chiếc Cúp châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea, đội bóng này rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

300px-Fa1970.jpg

Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng.

Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất đồng kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.

Thời kỳ Giải bóng đá ngoại hạng Anh

Đoạt cúp FA năm 1997Năm 1993, khi giải vô địch bóng đá Anh đổi tên thành Premier League, Chelsea bắt đầu có những thay đổi về chính sách của mình, lúc này HLV của Chelsea là Glenn Hoddle, một HLV trẻ tuổi và giàu tham vọng, ông đã có những chính sách mới mẻ nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước, ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng "đa quốc gia" với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Ruud Gullit, Frank Sinclair, Frank Leboeuf, Mark Hughes,... và chính sách này đã mang lại những thành công nhất định. Năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận chung kết cúp FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã chấp nhận chịu thua trước Manchester United. Tuy vậy Chelsea vẫn được dự Cúp C2 vì MU năm đó đọat cú đúp. Tại Cúp C2, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.

Mùa hè năm 1995, Chelsea lôi kéo được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ U.C. Sampdoria, và tay săn bàn chủ chốt của Manchester United Mark Hughes với giá 1,5 triệu bảng. Mùa bóng này Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, còn Glenn Hoddle thì trở thành HLV Quốc gia trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Người lên chèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.

Siêu cúp năm 1998
Lampard ChelseaVà cựu cầu thủ của Serie A này quyết tâm theo đuổi chính sách "Ý hóa" bằng việc đem về hàng loạt các ngôi sao đã và đang chơi bóng ở Serie A như Gianluca Vialli, Roberto Di Matteo, Gianfranco Zola, Marcel Desailly, Pierluigi Casiraghi... Mặc dù vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Serie A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo ra một thứ bóng đá trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt, đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Bóng đá quyến rũ" (sexy football), tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu cúp FA sau 26 năm khát danh hiệu, sau khi hạ Middlesbrough F.C. tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào nhóm 6 đội dẫn đầu của BXH.

Tháng 2 năm 1998, Gianluca Vialli được ban lãnh đạo tin tưởng và trao cho anh chức HLV trưởng, anh cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, và vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cúp, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh, Cúp C2 và Siêu cúp bóng đá châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cúp C2 giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cúp này 2 lần, còn chiếc Siêu cúp châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ UEFA Champions League Real Madrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions League.

Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cúp khi giúp Chelsea giành cup FA sau trận thắng Newcastle United và giành tiếp Cúp Community Shield. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.

Stamford BridgeThay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, có thể nói trước khi Roman Abramovich đến thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Carlo Cudicini, Celestine Babayaro, John Terry, Marcel Desailly, William Gallas, Mario Melchiot, Gronkiaer, Frank Lampard, Eidur Gudjohnsen, Jimmy Floyd Hasselbaink, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carlton Cole, Rubén Olivera...

Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể.

Năm 2002, Chelsea lại vào chung kết cúp FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal F.C..

Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự UEFA Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool F.C. 2-1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.

200px-JoseMourinho.jpg

Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã mua CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Adrian Mutu, Hernán Crespo, Juan Sebastián Verón, Damien Duff, Claude Makélélé, Wayne Bridge, Glen Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết UEFA Champions League. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, và Ranieri đã buộc phải thanh lý hợp đồng của mình. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Ranieri chính là người có công lớn nhất cho việc xây dựng một bộ khung mạnh cho Chelsea.

Người mà ban điều hành của Chelsea ngắm tới là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt F.C. Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối dữ dội nhưng José Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea-Mourinho.

Chelsea-Mourinho

José MourinhoKhi Mourinho đến với Chelsea thì đội bóng này đã có bộ khung rất mạnh và ông chỉ cần bổ sung thêm 2 học trò cũ tại Porto là Ricardo Carvalho và Paulo Ferreira với một tiền đạo là Didier Drogba; ông cũng bắt đầu thanh lý sớm một số hợp đồng: Jimmy Floyd Hasselbaink, Gronkiaer; đẩy đi một số cầu thủ không còn phù hợp: Juan Sebastián Verón, Hernán Crespo; chấm dứt hợp đồng với đứa con hư Adrian Mutu.

Vô địch Premier League 2005
The East Stand
The new Stamford Bridge West Stand - Entrance
Góc ChelseaVà Chelsea bắt đầu khác, họ mạnh mẽ hơn, khát khao hơn nhưng cũng chắc chắn và ổn định hơn, Chelsea đã giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi một cách hoàn thuyết phục, trước đó họ đã giành Cúp Liên đoàn bóng đá Anh và vào đến bán kết Champions League, không những thế Chelsea còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục mà tưởng chừng là không thể làm được.

Ba kỷ lục bị phá là: Kỷ lục về số trận thắng (29 trận), Kỷ lục về điểm số (95 điểm) và Kỷ lục để thủng lưới ít nhất (15 bàn). Với 29 trận thắng trong mùa giải này, Chelsea đã phá kỷ lục 28 trận thắng trước đó của Manchester United. Niềm tự hào của Arsenal với chỉ 17 bàn thua trong mùa giải 1998/1999 cũng đã bị The Blues vượt qua. Đặc biệt, kỷ lục về điểm số mà Manchester United lập được với 92 điểm sau 42 trận ở mùa giải 1993-94 cũng bị các cầu thủ Chelsea phá vỡ chỉ với 38 trận trong mùa giải này.

Năm 2005, Chelsea kỷ niệm 100 năm thành lập bằng một năm cực kỳ ý nghĩa, họ có chức vô địch thứ hai trong lịch sử, và tiếp tục thi đấu rất ấn tượng, xô đổ các kỷ lục khác, tràn trề cơ hội bảo vệ chức vô địch Premier League.

Năm 2006, Chelsea lần thứ 2 liên tiếp vô địch Anh bằng trận thắng đối thủ trực tiếp Manchester United 3-0 ngay trên sân Stamford Bridge.

Tháng 2 năm 2007, Chelsea cùng Mourinho giành thêm một chiếc cúp Liên Đoàn (League Cup) nữa sau khi đánh bại đối thủ cùng thành phố Arsenal 2-1 trong trận chung kết bằng hai bàn thắng của tiền đạo Didier Drogba. Tuy nhiên, sau đó Chelsea mất chức vô địch Premier League về tay Manchester United và dừng bước ở bán kết Champion League trước Liverpool. Cuối mùa giải 2006/2007 Chelsea dành được chiếc cúp FA thứ 4 trong lịch sử sau khi đánh bại Manchester United trong trận chung kết dài 120 phút bằng bàn thắng duy nhất của Didier Drogba.. Nhưng sau này do phong độ sa sút của đội và bất hòa với ban lãnh đạo nên ngày 18 tháng 9 năm 2007, ông đã từ chức
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Alessandro Del Piero

Ngày sinh: 09/11/1974
Nơi sinh:Conegliano, Ý
Quốc tịch : Ý
Tên thật: Alessandro Del Piero
Cao / nặng: 1.73m/73kg
Vị trí: Tiền đạo (trái, trung tâm)
CLB:
(1991) Padova > (1993) Juventus
Thành tích:
World Cup (2006)
Champions League (1996)
Intercontinental Cup (1996)
Siêu cúp Châu Âu (1996)
Cúp quốc gia Ý (1995)
Serie A (1995, 1997, 1998, 2002, 2003)
Siêu cúp Ý (1995, 1997, 2002, 2003)
Cầu thủ U21 xuất sắc nhất Châu Âu (1996)
Cầu thủ xuất sắc nhất Intercontinental Cup (1996)
Vua phá lưới Champions League (1997, 1998)

1160358955.jpg

Anh đang là một trong những món quà quý giá nhất mà “chúa” ban tặng cho bóng đá Italia. Một con người hết lòng vì danh dự quốc gia, một con người không thờ hai chủ, dù CLB của anh, Juventus đã xuống Serie B vì scandal. Anh là ai? Anh chính là Alessandro Del Piero, “Hoàng tử nước Ý”.

Alessandro đã được “chúa” ban tặng những kĩ năng qua người tuyệt vời cùng một tầm nhìn chiến thuật hoàn hảo. Dù khởi đầu sự nghiệp ở vị trí tiền đạo cắm nhưng ngay sau đó anh trở thành một tiền đạo hộ công hiệu quả. Khả năng sáng tạo của anh đã được phô diễn dù các HLV áp dụng bất kì sơ đồ chiến thuật nào, cả ở cấp độ CLB hay đội tuyển quốc gia (Juventus hay đội tuyển Italia).

Chào đời ở Conegliano năm 1974, tài năng của Del Piero được khai quật khi anh đang chơi cho đội bóng quê hương San Vendemiano. Ở tuổi 16, anh bắt đầu chinh chiến ở sân chơi chuyên nghiệp trong màu áo Padova, một CLB thuộc Serie B. Chỉ sau 14 trận, tài năng của anh đã lọt vào những con mắt tinh đời của những nhà tuyển mộ hàng đầu của bóng đá Italia, Del Piero gia nhập gã khổng lồ Juventus năm 1991.

Marcello Lippi, một chiến lược gia bậc thầy, người đã có công lớn trong sự nghiệp chói lọi của Del Piero. Ông đã xây dựng một đội bóng lấy anh làm nòng cốt. Trả ơn thầy anh đã đưa Juventus đi hết từ vinh quang này đến vinh quang khác.

Ở mùa bóng 1994/95, ngôi sao trẻ mới nổi Del Piero đã giành danh hiệu scudetto đầu tiên trong sự nghiệp của mình và kể từ đó tới nay anh đã đoạt thêm 6 danh hiệu Italia khác, vinh quang gần đây nhất thuộc về mùa bóng trước, mùa giải anh đã đóng góp tới 14 bàn thắng. Mặc dù chức vô địch Serie A mùa giải 2005/06 đã được trao lại cho Inter nhưng trong trái tim người hâm mộ, nó vẫn gắn với tên anh.

Sự nghiệp của Del Piero không những toả sáng tại sân chơi trong nước mà còn thăng hoa ở đấu trường quốc tế, điển hình là chức vô địch Châu Âu (Champions League) cùng Juventus năm 1996. Cũng trong năm này, Bàn thắng mà “Alexander đại đế” - biệt danh mà giới hâm mộ trìu mến tặng anh, ghi vào lưới River Plate mang chiến thắng về cho “Lão phu nhân” trong khuôn khổ Cúp Liên lục địa ở Tokyo từ một pha đá phạt góc đã được mệnh danh là bàn thắng để đời.

Đến nay, Del Piero đã chơi cho “Bà đầm già” thành Turin hơn 330 trận và mùa giải trước, anh đã trở thành cây ghi bàn xuất sắc nhất mọi thời đại trong lịch sử CLB với hơn 180 bàn thắng trên mọi mặt trận.

Ở cấp độ quốc gia, dù chưa bao giờ được đánh giá là một cầu thủ không thể thay thế nhưng những dấu ấn anh để lại trong màu áo thiên thanh là không thể phủ nhận. Alessandro đã ghi 25 bàn thắng trong 70 trận chơi cho đội tuyển quốc gia.

Năm 1998 Del Piero đã dính phải một chấn thương đầu gối nghiêm trọng và nó chính là một bước ngoặt trong cuộc đời “bóng nghiệp” của anh. Khi trở lại, Juventus đã không bỏ rơi anh và kì diệu thay, “đứa con cưng” lại tiếp tục toả sáng. Del Piero đã bền bỉ sát cánh cùng các siêu sao Zinedine Zidane và Filipo Inzaghi, Pavel Nedved và David Trezeguet trong các giai đoạn khác nhau để đem lại thành công cho “Lão bà”.

Kể từ khi Alessandro hồi sinh, dường như Juventus đã tạo nên một kỉ nguyên vàng khác trong lịch sử của mình, liên tục gặt hái các danh hiệu. Tuy nhiên, mọi thứ đã xoay chuyển 180 độ ở mùa bóng trước khi “Những chú ngựa vằn” bị kết tội chủ mưu trong vụ scandal dàn xếp tỉ số lớn nhất Italia. Tổng giám đốc Juve, “bố già” Luciano Moggi, chính là kẻ cầm đầu trong vụ bê bối này.

Thật may cho bóng đá Italia khi đội tuyển quốc gia nước này đăng quang tại sân chơi lớn quốc tế, vô địch WC 2006 trên đất Đức. Del Piero đã có tên trong đội hình đó, và mặc dù không phải là cầu thủ tạo nên nhiều ảnh hưởng nhất nhưng những đóng góp của anh cho thành công của Italia rất đáng trân trọng.

Sau WC, CLB của anh, Juventus đã bị trừng phạt, phải xuống hạng Serie B, Del Piero có thể ra đi nhưng anh đã không làm thế. Trong lịch sử bóng đá khó có một người đội trưởng nào có được một hành động dũng cảm và lòng trung thành như anh.

“Tình yêu đầu tiên mãi mãi là tình yêu bất diệt” và Del Piero sẽ không đành lòng “dứt áo ra đi”, ai có thể rời bỏ CLB đã từng cưu mang mình trong những thời khắc khó khăn nhất trong sự nghiệp. Cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của Juventus sẽ ở lại để dẫn dắt “Bầy ngựa vằn” trở lại Serie A và sẽ chiếm một vị trí khá trang trọng trong lịch sử hào hùng của Bianconeri.

 

Badamgiak23

Super V.I.P
Maria Sharapova

Ngày sinh:19/04/1987
Nơi sinh:Nyagan, Nga
Quốc tịch : Nga
Cao-Nặng 1,90m-68kg

1157951020.jpg

Cô tên thật là Maria Yuryevna Sharapova sinh ngày 19/4/2006. Ban đầu ba mẹ cô sống ở Belarus sau đó chuyển sang sống ở Nyagan, Siberia nước Nga sau thảm họa hạt nhân Chernobyl. Gia đình Sharapova chuyển sang sống ở Florida khi cô mới 9 tuổi, điều đó đã tạo điều kiện cho Sharapova được học tại học viện quần vợt nổi tiếng Nick Bollettieri.

Năm 2004 lần đầu tham dự Wimbledon, Maria Sharapova trở thành tay vợt nhỏ tuổi thứ 3 tham dự giải này (trước đó là Lottie Dod và Martina Hingis) và làm cả thế giới phải ngạc nhiên khi dành luôn chức vô địch giải này. Nước Nga chắc hẳn phải rất tự hào về cô vì đây là một người Nga lần đầu tiên đăng trong vòng lịch sử cả trăm năm của giải đấu.

Kể từ tháng 6/2004 cho đến trận bán kết Wimbledon năm 2005, Sharapova đã có một mạch 22 chiến thắng liên tiếp trên mặt sân cỏ (kể cả chiến thắng trong hai trận chung kết Birminghan và Wimbledon). Chuỗi chiến thắng đó chỉ kết thúc khi cô thất bại trước Venus Williams ở trận bán kết Wimbledon 2005. Chuỗi thành tích ấn tượng đó hẳn là một lời thách thức cho người đang đứng đầu bảng xếp hạng WTA Lindsay Davenport.

Chấn thương lưng của Davenport khi chơi ở chận chung kết Wimbledon đồng nghĩa với việc cô không bảo vệ được vị trí dẫn đầu ở WTA mặc dù trước đó cô đã dành được rất nhiều điểm ở giải Mỹ mở rộng. Tuy cũng bị chấn thương và ít hơn một chút điểm so với người dẫn đầu, nhưng Sharapova cũng đã dành được vị trí số một vào ngày 22/8/2005.

Cuộc chạy đua vị trí diễn ra quyết liệt khi Davenport dành lại được ngôi vị sau khi dành danh hiệu New Haven. Đúng một tuần sau, Maria Sharapova soán được ngôi vị này khi đã lọt đến trận bán kết Mỹ mở rộng. Ngôi vị được cô chiếm giữ trong 6 tuần liền sau đó chính thức trở về chủ nhân ban đầu của nó Davenport.

Sharapova một lần nữa thất bại ở bán kết Mỹ mở rộng 2005 trước Kim Clijsters. Điều đó đã nâng số lần thất bại ở Grand Slam trong mùa giải 2005 lên con số 4: bán kết Úc mở rộng - Serena Williams, tứ kết Pháp mở rộng - Justine Henin-Hardenne, bán kết Wimbledon - Venus Williams, bán kết Mỹ mở rộng - Kim Clijsters.

Vận xui tiếp tục theo đuổi cô khi kỷ lục 4 lần thất bại liên tiếp ở Grand Slam bị phá vỡ khi tháng 2/2006 cô thất bại trước Henin-Hardenne ở bán kết Úc mở rộng.

Ngày 18/3/2006, với tư cách là hạt giống thứ ba cô đã dành được danh hiệu đầu tiên trong năm cũng là danh hiệu thứ 11 trong sự nghiệp khi đánh bại hạt giống thứ tư là Elena Dementieva ở trận chung kết Pacific Life Open.

Không lâu sau đó, Maria Sharapova lọt vào trận chung kết Nasdaq-100 và thất bại trước Sventlana Kuznetsova. Sau giải đấu, cô đã dính chấn thương 2 tháng dẫn đến việc rút lui khỏi các giải đấu được tổ chức ở Rome và Istanbul.

Cô quyết định thử sức ở giải Pháp mở rộng mặc dù trước đó cô chưa từng tham dự ở một giải đấu sân đất nện nào. Cuộc phiêu lưu Pháp mở rộng của Sharapova bị chấm dứt bởi Dinara Safina khi hai tay vợt này gặp nhau ở vòng 4.

Sau đó không lâu cô thất bại trong việc dành danh hiệu Birmingham thứ ba khi bất ngờ để thua tay vợt non kinh nghiệm Jamea Jackson ở vòng bán kết. Sharapova đã có được một cuộc trả thù trước tay vợt hạt giống số 1 Kim Clijsters khi dành thắng lợi ở trận chung kết Acura Classic (chiến thắng đầu tiên của Sharapova trong tổng số năm lần gặp Clijsters).

Danh hiệu quan trọng nhất trong năm của cô là giải Mỹ mở rộng ngày10/9 khi đánh bại Justine Henin-Hardenne trong trận chung kết
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Alexandra Kosteniuk

Ngày sinh:23/04/0984
Nơi sinh: Perm, Nga
Quốc tịch :Nga

1161590689.jpg


Nếu như ai đó nói rằng, Anna Kournikova là hoa hậu của làng quần vợt thì Alexandra Kosteniuk lại được xem là nữ hoàng của làng cờ Vua thế giới. Xinh đẹp, lại có tài, cô gái 22 tuổi của nước Nga được mệnh danh là “ Anna Kournikova của bàn cờ”.

Gần đây, trên tờ tạp chí Pethouse Magazine của Mỹ đã liên tục đăng tải hình ảnh của Kosteniuk và có bài viết so sánh tài và sắc của Kournikova và Kosteniuk.

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi Kosteniuk hơn hẳn người đẹp quần vợt Nga về tài. Trong khi Anna chưa từng giành danh hiệu WTA đơn nào trong suốt sự nghiệp thi đấu, thì Kosteniuk lại giành khá nhiều chiến thắng: VĐ châu Âu 2004, VĐ Nga 2005 và hiện đang là á quân thế giới.

Bên bàn cờ, Kosteniuk không chỉ khiến mọi người hướng mắt tới mình bằng trí tuệ, mà họ còn thích ngắm nhìn cô bởi vẻ đẹp thanh tao.

“Chơi là phải thắng”.

Với đối thủ, Kosteniuk là một tay cờ đáng gờm, cô luôn nhanh nhạy và tìm ra những nước đi đúng trong từng ván cờ. Khi ngồi trước bất kỳ một đối thủ nào, cô luôn quan niệm rằng “Chơi là phải thắng”.

Kosteniuk có tên gọi thân mật là Sasha, sinh ra tại thành phố Perm, nhưng lại theo gia đình đến sống ở Moscow. Chính cha cô - Konstatin Vladimirovich, 1 tay cờ chuyên nghiệp đã đưa cô đến với cờ Vua. Điều bất ngờ đầu tiên ở cô con gái là mới 8 tuổi đã đánh bại cả cha, 10 tuổi cô đoạt chức VĐ thiếu nhi đầu tiên, 14 tuổi đã được phong là Đại kiện tướng.

Triển vọng của Kosteniuk cũng tiến rất xa, cô được đào tạo một cách bài bản ở Khoa Cờ Vua của Viện Văn Hoá - Vật lý Matxcova. Khi đã tự đi trên đôi chân của mình, Kosteniuk vẫn luôn biết ơn người thầy và cũng là cha mình về những ngày đầu tiên ấy.

Đam mê cờ Vua, yêu thích thơ văn

Cờ Vua là niềm đam mê của Kosteniuk nhưng ngoài niềm đam mê từ nhỏ đó, nữ kỳ thủ này còn rất thích thơ văn. Chính vì sự yêu thích này, mà cô đã cho ra đời cuốn sách: “Tôi đã trở thành Đại kỳ thủ cờ Vua ở tuổi 14 như thế nào”.

Cuốn sách được xuất bản bằng 3 tiếng Anh, Nga và Tây Ban Nha. Kosteniuk thực sự hài lòng vì cuốn sách đã chứa đựng tất cả những gì cô đã trải qua, cô tin rằng nó sẽ giúp cho trẻ em cảm nhận được sự tuyệt vời của cờ Vua.

“Tôi không thích bị so sánh”

Đó là câu nói của Kosteniuk khi cô biết mọi người so sánh cô với Kournikova. Không chỉ nổi tiếng bởi tài năng, Kosteniuk còn nổi tiếng khắp nơi ở một khía cạnh khác nữa: Đẹp! Một vẻ đẹp thanh tao, chín chắn, chững chạc, mái tóc đen, mắt nâu, mũi thẳng, nụ cười chúm chím ranh mãnh với vẻ thách thức người đối diện.

Với phong cách ăn mặc rất có gu, điểm trang khá kỹ. Sự xuất hiện của Kosteniuk đã thổi một luồng gió mát vào môn thể thao trí tuệ này. Nhưng cô cũng gặp không ít chỉ trích của những người ưa thích sự trầm tĩnh của môn cờ Vua. Họ cho rằng, chính Kosteniuk đã thị trường hoá môn thể thao này. Nhưng cũng có nhiều người nghĩ khác.

Đại kiện tướng người Anh – Nigel Short trầm trồ thán phục: “Trong cờ Vua, có nhiều người phụ nữ quyến rũ nhưng Kosteniuk đã gây ấn tượng mạnh bởi tài năng của cô ấy. Bất cứ môn thể thao nào cũng cần có những nhân vật nổi tiếng và quyến rũ. Tôi nghĩ, cờ Vua nên quảng bá mình thông qua hình ảnh Kosteniuk”.

Bí quyết chơi cờ của Kosteniuk

“Cờ Vua là môn thể thao phức tạp, bởi nó cần sự phối hợp thể lực với trí tuệ. Để chơi cờ tốt bạn cần tập trung, không được lơ đãng, đặc biệt phải có một tâm lý vững vàng. Tôi luôn xem cờ Vua là một môn thể thao, coi bản thân mình là một VĐV vì thế tôi luôn nỗ lực để chơi cờ thật giỏi.

Mỗi ngày chạy 5km, sau đó miệt mài tập luyện với một loạt HLV đẳng cấp để tìm ra lối đánh riêng cho mình. Điều khó khăn nhất với tôi là phải thi đấu trên máy tính, tôi thích một sự đối đầu giữa hai người hơn là chơi trên Internet.

Giấc mơ của tôi là cờ Vua luôn có tên trong danh sách thi đấu ở TVH Olympic, bởi chỉ có ở đấu trường lớn này thì cả thế giới mới biết được tài năng của tôi. Tôi mong một ngày được chơi với huyền thoại Kosparov. Dù ông ấy đã giải nghệ nhưng ông luôn được xem là Đại kiện tướng cờ Vua số 1 thế giới.

 

Badamgiak23

Super V.I.P
Tiger Woods

Ngày sinh:30/12/1975
Nơi sinh: California, Mỹ
Quốc tịch :Mỹ

1158631835-1.jpg

Tiger Woods là tay chơi golf nổi tiếng nhất từ thời Jack Nicklaus (một tay golf huyền thoại) với 12 danh hiệu vô địch dành được. Từ khi còn nhỏ, Tiger Wood đã được đánh giá là một thần đồng. Anh được bố mình cho chơi gofl từ năm 1 tuổi 9 tháng và trở nên nổi tiếng ngay từ lúc 2 tuổi khi xuất hiện cùng với diễn viên hài Bob Hope trong "The Mike Douglas Show" (một cuộc nói chuyện trên truyền hình).

Woods thắng 3 giải golf nghiệp dư Mỹ liên tiếp (1994-1996) và cùng năm 1996 anh chuyển sang chơi chuyên nghiệp với hợp đồng quảng cáo 40 triệu USD của Nike.

Chiến thắng đầu tiên ở tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp là thắng giải Master năm 1997 và liên tiếp là các chức vô địch PGA-1999, Anh mở rộng-2000, Mỹ mở rộng-2000 và là một trong những tay golf hiếm hoi giành được cả 4 chức vô địch trong sự nghiệp thi đấu của mình. Tháng 4/2001, Woods một lần nữa thắng giải Master và trở thành tay golf đầu tiên dành được 4 danh hiệu vô địch trong cùng một lúc (năm 2000 với Mỹ mở rộng, Anh mở rộng, giải vô địch PGA và năm 2001 với giải Master).

Trong 2 năm 1999-2000, anh thắng 6 giải liên tiếp và trở thành người đầu tiên làm được điều đó sau thời kỳ của tay golf Ben Hogan (1948). Tiger Wood đã chấm dứt được thời kỳ vàng son của Nicklaus khi dành chiến thắng ở giải Anh mở rộng năm 2005 (đây là giải đấu cuối cùng trong sự nghiệp của Nicklaus) và dành tiếp chức vô địch này vào năm 2006.

Chúng ta có thể thống kê lại 12 danh hiệu mà Woods đã đạt được: Master (1997, 2001, 2002, 2005), giải vô địch PGA (1999, 2000, 2006), Anh mở rộng (2000, 2005, 2006), Mỹ mở rộng (2000, 2002).
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Sergei Bubka

Ngày sinh:14/12/1963
Nơi sinh: Voroshilovgrad, Ukraine
Quốc tịch : Ukraine

1160552733.jpg

Ngày 4/2/2001, VĐV nhảy sào nổi tiếng người Ukraina này đã chính thức tuyên bố giã từ sự nghiệp thể thao của mình. Tuy không còn tiếp tục tranh tài tại những giải quốc tế đỉnh cao nữa nhưng câu chuyện về anh và những kỷ lục anh đạt được vẫn luôn ở trong ký ức của mọi người.

Bubka đã hơn 30 lần phá kỷ lục thế giới môn nhảy sào. Trong suốt sự nghiệp điền kinh thành công rực rỡ của mình, Bubka đã giành được 6 chức vô địch thế giới liên tiếp và một huy chương vàng tại Thế vận hội mùa hè năm 1988 tại Hàn Quốc.
Bubka sinh ngày 4/12/1964 tại Voroshilovgrad, Ukraine. Trước khi đến với môn nhảy sào, anh đã từng là một VĐV rất thành công ở nội dung nhảy xa và chạy 100 m. Tuy nhiên, anh chỉ thực sự đạt đẳng cấp thế giới khi chuyển sang thi đấu nhảy sào.

Năm 1983, mặc dù là khuôn mặt hoàn toàn mới tại đấu trường quốc tế, anh đã ngay lập tức giành được chức vô địch thế giới nội dung nhảy sào tại Helsinki, Phần Lan và một năm sau đó, anh lập kỷ lục thế giới đầu tiên của mình với thành tích 5,75 m. Bubka đã thi đấu cho đội tuyển Liên Xô cho tới khi Liên bang tan rã cuối năm 1991.

Thể thao Liên Xô trước đây luôn luôn đề cao và tặng thưởng cho các VĐV lập kỷ lục thế giới ở các bộ môn và Bubka được ghi nhận là người giành được nhiều phần thưởng nhất. Nhiều khi, kỷ lục sau chỉ hơn kỷ lục trước vài centimét. Nhờ đó, anh trở thành hiện tượng mới của điền kinh thế giới.

Tại Olympic mùa hè năm 1988, Bubka đã không phụ lòng người hâm mộ bằng việc đạt một huy chương vàng, song anh không lập được bất kỳ một kỷ lục thế giới mới nào cả. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, cuối năm 1988, anh đã trở thành VĐV đầu tiên phá kỷ lục 6 m.

Tháng 3 năm 1991, tại giải vô địch điền kinh trong nhà ở Sebastian, Tây Ban Nha, anh lại lập một kỷ lục thế giới mới nữa với thành tích 6,1 m. Cũng trong năm này, anh đã vượt qua kỷ lục của chính mình tại một giải thể thao ngoài trời khác. Trong 2 năm 1987 và 1991, Bubka giành danh hiệu vô địch thế giới lần thứ hai và thứ ba của mình.

Năm 1992, mặc dù được đánh giá cao và có rất nhiều cơ hội giành huy chương nhưng thậm chí anh đã không vượt qua vòng loại để tranh tài tại Olympic Barcelona. Sau sự kiện trên, Sergei Bubka đã quyết tâm tập luyện và giành được thêm 2 chức vô địch thế giới vào các năm 1993 và 1995.

Năm 1996, do một chấn thương mắt cá chân khá nặng, Bubka lại một lần nữa lỡ hẹn với Olympic. Tuy nhiên, anh đã kịp bình phục để một năm sau đó, anh giành chức vô địch thế giới lần thứ 6 của mình.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Nguyễn Cao Cường

Tên thật:Nguyễn Cao Cường
Cao/nặng: 1.72m/65kg
Vị trí: Tiền đạo (trung tâm)
CLB: Thể công
Thành tích:
Vua phá lưới giải vô địch quốc gia (1983)
Vận động viên tiêu biểu quốc gia (1981, 1982)
Cầu thủ Việt Nam xuất sắc nhất trong 20 năm (1975-1995) do báo Lao Động bình chọn (1995)

1160021235.jpg


Tên đầy đủ là Nguyễn Cao Cường, sinh năm 1954. Là con trai cựu danh thủ Thìn A(cựu cầu thủ xứ Bắc Kỳ những năm 40 thế kỷ trước), em ruột cựu danh thủ Ba Đẻn (Nguyễn Thế Anh). Vào Thể Công trẻ từ rất sớm. Có gen năng khiếu (của gia đình), gặp môi trường thuận lợi (có thầy giỏi, đàn anh và đồng đội đang thời phong độ cao hỗ trợ), với ý chí rèn luyện không mệt mỏi, anh đã tiến bộ rất nhanh, toàn diện và vững chắc. 20 tuổi đã được tham gia đội tuyển QĐ đi thi đấu ở nước ngoài. 21 tuổi đã trở thành một tiền đạo xuất sắc.

Khi đạt đến đỉnh cao, ở Cao Cường gần như hội đủ những yếu tố của một trung phong giỏi và có cách đá tiếp cận với hiện đại. Xem Cao Cường đá, người ta thấy có cách bật vọt đột biến và mạnh mẽ giống Hiển (coóc), cái sắc nhọn như mũi khoan của Hùng (xồm), tính gan lì, dám chịu đựng những va chạm cần thiết trong chỗ đông người của Nguyễn Bính, nét tinh khôn chọn chỗ để ghi bàn của Nguyễn Văn Dũng và cả cái khéo léo, uyển chuyển của ông anh ruột Ba Đẻn.

Cao 1m72, nặng 65 kg, thể chất cường tráng, xuất sắc ở cả 4 tố chất chính: nhanh, mạnh, bền và khéo. Kỹ thuật đều cả hai chân (hồi ấy, kiểm tra các tiêu chuẩn cấp kiện tướng, anh đạt nhẹ nhàng), nổi bật là dẫn bóng qua người với tốc độ cao rồi vừa chạy, vừa sút mạnh và chuẩn, do đó ghi được nhiều bàn thắng. Từ khi chính thức đảm nhiệm vị trí trung phong tại Thể Công, mùa giải nào anh cũng có từ 5 đến 10 bàn, riêng giải QG 82/83, anh là “Vua phá lưới” với kỷ lục hiếm có: 22 bàn.

Cao Cường thuộc tuýp cầu thủ chăm tập và luôn tập với cường độ cao ít người bì kịp. Thời kỳ chuẩn bị thể lực, những buổi tập sức mạnh, anh chịu sức nặng có tổng cộng trọng lượng 8-9 tấn trên vai mỗi buổi là thường. Tập sức bền tốc độ, chạy nhiều lần cự li ngắn 15, 20, 30m để có tổng chiều dài lên đến 3.000m trong một buổi tập chưa phải đã là cao nhất. Đồng đội nào được giao cho kèm, bám Cao Cường trong các bài tập 5 chống 5, hoặc 7 chống 7 đều coi chừng đứt hơi. Anh còn rất chịu khó tự tu thêm ngoài giờ, và coi đó là cách tích luỹ vốn liếng tốt nhất cho sự thăng hoa trên sân cỏ, bởi tự tập riêng là lúc dễ phát huy sáng tạo những điều ngoài giáo án.

Sức mạnh ý chí của Cao Cường trong thi đấu là một ưu điểm thường trực. Đã ra sân là anh xông xáo, say sưa, không chấp nhận cách đá cầm chừng dù ở loại trận đấu nào. Cho nên có Cao Cường đá, trận đấu luôn sôi nổi, hào hứng, buộc đối phương phải cuốn theo. Đã có người nói: “Nhờ cao nghệ nên mới to gan”. Điều đó rất đúng nhưng chưa đủ. Bởi lúc khoẻ đã vậy, cũng có lúc yếu, sức khoẻ giảm sút, hoặc khi gặp tâm trạng nặng nề, cả đêm trước trận đấu gần như thức trắng. Những lúc như vậy, lãnh đạo và đồng đội muốn anh nghỉ, nhưng anh tự thấy có thể ra sân và đồng đội rất cần có mình ở trận này, thì anh kiên quyết xin đá, chẳng dễ can ngăn. Mà đã vào sân thì khán giải chỉ thấy một Cao Cường “tả xung hữu đột” cho đến khi rời sân, như chẳng có ốm đau, buồn phiền gì cả.

Trung phong là vị trí khó, bên cạnh những tố chất cần có, luôn đòi hỏi sức bật vọt trẻ trung và tư duy linh hoạt, nhạy bén. Vậy mà Cao Cường trụ một cách sắc sảo ở vị trí đó được gần 20 năm. Có lẽ nên coi đây là một kỷ lục của bóng đá VN! Và trong thời gian ấy, anh được tặng danh hiệu “VĐV tiêu biểu quốc gia” 2 lần. (Ngày ấy, báo TDTT tổ chức bầu chọn trong tất cả các môn 10 VĐV tiêu biểu nhất trong cả nước để tặng danh hiệu này). Năm 1994, báo Lao Động tổ chức việc bầu chọn 1 đội hình cầu thủ bóng đá tiêu biểu nhất VN thời kỳ 1975-1995, Nguyễn Cao Cường được nhiều phiếu nhất, xứng đáng được tôn vinh, nhận huy hiệu danh dự “cầu thủ xuất sắc nhất 20 năm” và một phần thưởng tượng trưng.

Cũng giống như người anh ruột Thế Anh, đời cầu thủ dài gần 1/5 thế kỷ đầy huy hoàng của Cao Cường gắn với thành tích đỉnh cao của đôi Thể Công ở trong nước cũng như khi ra nước ngoài, nhiều năm với chiếc băng thủ quân trên tay, được kết thúc trọn vẹn, để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Michael Jordan

Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất trong thập kỷ 90. Anh đã dành được 5 lần giải cầu thủ xuất sắc nhất trong giải NBA và dẫn dắt đội Chicago Bulls đến chức vô địch 6 lần.

1158828822.jpg

Anh cùng Chicago Bulls có được danh hiệu đầu tiên vào năm 1991 bằng khả năng ghi điểm và lối chơi dẫn dắt thế trận tuyệt vời. Những năm đó Bulls dành được 3 chức vô địch liên tiếp năm 1991, 1992, 1993

Tháng 10/1993, anh làm các cổ động viên thực sự thất vọng khi từ giã sự nghiệp chơi bóng rổ để chuyển sang chơi bóng chày. Anh trả lời rằng môn bóng chày chính là niềm mơ ước từ bé của anh. Jordan chơi mùa bóng chày đầu tiên cho đội Birmingham Barons (một đội bóng chày ở giải đấu thấp) năm 1994.

Đến tháng 3/1995, anh nghỉ thi đấu bóng chày và bắt đầu quay lại với Chicago Bulls. Với Jordan trong đội hình, Bulls thắng liên tiếp 3 mùa giải 1996, 1997, 1998. Anh chấm dứt thi đấu bóng rổ vào năm 1999.

Năm 2000 anh trở thành cổ đông chính trong đội Washington Wizards. Đến năm 2001, anh quyết định thi đấu lại nhưng không thành công vì với độ tuổi 38, thể lực và kỹ thuật của Jordan đã giảm đi rất nhiều. Anh chính thức tuyên bố giải nghệ vào năm 2003.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Mike Tyson

Ngày sinh:30/06/1966
Nơi sinh:New York, Mỹ
Quốc tịch :Mỹ

1164272688.jpg

Hai thập kỷ trước đây, khi ấy Mike Tyson mới 20 tuổi, anh bước lên võ đài với những cú đấm mạnh như trời giáng và khiến đối thủ người Jamaica, Trevor Berbick phải gục ngã ngay ở hiệp 2, để rồi tên tuổi Tyson đi vào lịch sử quyền Anh hạng nặng thế giới với tư cách là chủ nhân trẻ nhất của chiếc đai vô địch WBC (Hội đồng quyền Anh thế giới).

Chiến thắng của Tyson là một cú sốc lặng người của giới mộ điệu quyền Anh Jamaica bởi trước khi thảm bại dưới chân Tyson như vậy, Berbick đã quật ngã tượng đài sống Muhammad Ali trong trận so găng cuối cùng của huyền thoại này để trở thành một nhân vật đáng chú ý trong lịch sử quyền Anh.

Sau trận so găng đáng nhớ đó, Tyson luôn trở thành mối đe doạ cho các đối thủ, anh đã bất bại 27 trận đánh chuyên nghiệp (hầu hết những trận thắng đó đều kết thúc bằng những cú knock-out tàn bạo).

Sự nghiệp lẫy lừng là thế, nhưng Tyson cũng để lại nhiều dư vị xấu cho bản thân. Sau trận thua James Douglas trong lần bảo vệ danh hiệu lần thứ 10 vào ngày 10-2-1990 ở Tokyo, cuộc sống trong và ngoài võ đài của Tyson đã từ từ xuống dốc. Năm 1992, anh phải ngồi bóc lịch trong nhà đá 3 năm vì tội cưỡng hiếp một người đẹp 18 tuổi.

Ra tù, Tyson trở lại võ đài năm 1995. Dưới sự hậu thuẫn của ông bầu Don King, Tyson lấy lại hương vị chiến thắng khi đánh bại Frank Bruno (Anh) và Bruce Seldon (Mỹ) năm 1996 để giành lại 2 danh hiệu hạng nặng thế giới. Nhưng trong trận đấu tiếp theo cùng năm đó, Tyson lại để thua Evander Holyfield.

Quá cay cú khi là kẻ “thất trận”, Tyson đã thách một trận tái đấu với Holyfield một năm sau đó. Những tưởng Tyson sẽ giành lại chức vô địch nhưng anh lại gây một scandal động trời cho làng quyền Anh thế giới bằng hành vi cắt đứt mẩu tai của đối thủ. Để rồi, anh phải chịu hậu quả là cấm thi đấu 1 năm. Trở lại năm 1999, Tyson lại gây một scandal tiếp theo: suýt bẻ gẫy cánh tay của đối thủ người Nam Phi, Francois Botha.

Năm 2002, Tyson xuất hiện trên võ đài lần cuối cùng (theo như lời tuyên bố của anh) khi so găng cùng Lennox Lewis (Anh) - người đã bị Tyson “làm nhục” 6 năm về trước và phải trả giá bằng việc để mất đai vô địch của mình vào tay đối thủ, đã dừng Tyson ở hiệp 8 trong trận đấu tranh đai vô địch thế giới. Sau lần thua này, tiếng tăm của Tyson đã dần dần bị lu mờ.

Việc Tyson thượng đài đã khiến giới mộ điệu không còn nghĩ đến những nắm đấm thép của anh ngày nào mà cho rằng, Tyson cố đấm để kiếm tiền. Anh liên tục bị thảm bại một cách nhục nhã trước những tay đấm đàn em ít tên tuổi như Danny Williams hay Kevin McBride. Và chính McBride trong trận so găng ngày 11-6-2005 đã cho Tyson hiểu rằng: anh thực sự đã hết thời và lúc đó Tyson đã chính thức giã từ sự nghiệp: “Tôi không thể làm điều gì hơn được nữa trên võ đài. Đã đến lúc tôi phải chia tay vĩnh viễn”.

Năm 2003, Tyson đã buộc phải phá sản vì nợ nần chồng chất. Giờ đây, anh đang làm bất kỳ việc gì có thể để có tiền trả nợ, thậm chí anh còn đang rất hy vọng được làm “trai bao” tại một quán phục vụ riêng cho các quý bà do Heidi Fleiss - một "Tú bà" nổi danh với giới ngôi sao Hollywood, làm chủ.

Hồi tháng 10 vừa qua, anh đã mở tour du đấu khắp thế giới có tên "Mike Tyson World Tour" để kiếm tiền. Đối thủ mở màn cho lịch trình này của Tyson là Corey Sanders ở Youngstown Ohio. Và tháng 2 năm tới, anh dự định sẽ du đấu tại Anh.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Lance Armstrong

Ngày sinh:18/09/1971
Nơi sinh:Texas, Mỹ
Quốc tịch : Mỹ

1157963945.jpg

Armstrong là tay đua vĩ đại nhất trong lịch sử Tour de France với 7 lần liên tiếp vô địch từ năm 1999 đến 2005. Armstrong đã xô ngã kỷ lục trước đó của Miguel Indurain, người đã 5 lần chiến thắng giải (1991 - 1995).

Armstrong nổi tiếng là một người mạnh mẽ biết vượt qua số phận để đi đến thành công. Năm 1992, sau Olympics Barcelona, anh chuyển sang chơi chuyên nghiệp, nhưng trước đó anh đã là một tay đua nghiệp dư dẫn đầu. Cùng năm đó Armstrong phát hiện mình bị ung thư đã lan tới phổi và não. Sau những lần phẫu thuật và những lần hoá trị nặng nề, anh bắt đầu trở lại đường đua chuyên nghiệp năm 1997.Hai năm sau đó, Armstrong bắt đầu có được chiến thắng đầu tiên trong chuổi chiến thắng kỷ lục của mình. Năm 2005 anh từ giã sự nghiệp sau khi đã dành được thắng lợi thứ 7 ở Tour de France.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Katarina Witt

Ngày sinh:03/02/0965
Nơi sinh:Chemnitz, Đức
Quốc tịch :Đức

1159771293.jpg

Katarina bắt đầu trượt băng từ năm 5 tuổi và tài năng của cô ngay lập tức được thừa nhận. Cô theo học chương trình trượt băng nghệ thuật tại trường thể thao Chemnitz, một trong 4 trường đào tạo thể thao của Đông Đức do Chính phủ tài trợ. Năm 9 tuổi, Katarina đã được HLV hàng đầu về trượt băng nghệ thuật của Đông Đức, Jutta Muller chú ý. Dưới sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Muller, Katarina Witt càng ngày càng tỏa sáng.

Năm 11 tuổi, cô đã chính thức có được những danh hiệu cá nhân đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Năm 1980, khi mới 14 tuổi, cô giành vị trí thứ 10 tại giải vô địch trượt băng nghệ thuật thế giới. Sau 2 danh hiệu vô địch châu Âu vào các năm tiếp theo, cô tiếp tục đạt huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic mùa đông năm 1984 tại Sarajevo, Nam Tư (cũ).

Những năm sau đó, Katarina liên tục giữ vị trí thống trị làng trượt băng nghệ thuật thế giới, giành danh hiệu vô địch thế giới vào các năm 1984, 1985, 1987 và 1988. Tại Thế vận hội mùa đông năm 1988 ở Calgary, Alberta, chị đã trở thành VĐV trượt băng nghệ thuật nữ thứ hai trên thế giới giành được hai chiếc huy chương vàng tại các kỳ thế vận hội (người trước đây đã từng đạt danh hiệu này là Sonja Henie, năm 1932). Năm 1992, chị không thể tham dự Thế vận hội vì những lý do cá nhân.

Sau một loạt những thành công rực rỡ của mình, chị chuyển sang làm bình luận viên cho các chương trình trượt băng nghệ thuật của đài truyền hình CBS. Năm 1994 tại Thế vận hội mùa đông Lillehammer, Na Uy, Katarina Witt đã trở lại đấu trường quốc tế.

Mặc dù chỉ xếp thứ 7, chị đã chiếm được cảm tình của nhiều người hâm mộ. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng chói của mình, chị đã giành được nhiều danh hiệu hơn bất kỳ một VĐV trượt băng nghệ thuật nào và được mọi người gọi bằng cái tên "Nữ hoàng trên sân băng".

Mọi người biết đến chị không chỉ với tư cách là một VĐV mà còn là một nghệ sĩ, một diễn viên và một doanh nhân thành đạt. Năm 1991, chị xuất hiện trên tạp chí Vogue và ngay sau đó trở thành một trong 50 người phụ nữ đẹp nhất thế giới của tạp chí People. Hiện nay, chị gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh.

Chị đang sử dụng những kinh nghiệm trên sân băng để áp dụng vào các lĩnh vực mới trong cuộc đời của mình: phim ảnh, truyền hình và các mối quan hệ xã hội. Chị luôn là một người hết mình trong công việc, là biểu tượng của sự thông minh, lòng cảm thông và sự hoàn hảo.

 

Badamgiak23

Super V.I.P
Hồ Vĩnh Hoa

Ngày sinh: 01/11/1945
Nơi sinh: Thượng Hải, Trung Quốc
Quốc tịch : Trung Quốc

1162778911.jpg

Cờ tướng là môn thể thao trí tuệ đặc trưng của Trung Quốc. Đoạt được danh hiệu vô địch cờ tướng Trung Quốc là một điều hết sức vinh hạnh, và làm được điều đó là vô cùng cam go.

Thế mà vào năm 1960, “vua cờ” của Trung Quốc lại thuộc về một cậu bé mới 15 tuổi, có tên là Hồ Vinh Hoa. Khỏi phải nói, đó thật sự là một sự kiện làm náo động làng cờ Trung Quốc năm ấy. Người ta kể rằng các cao thủ cờ tướng Trung Quốc đã muốn “nổi điên” vì chuyện này.

Vì vậy, tất cả đều ôn luyện ngày đêm để “trị” cái cậu bé họ Hồ ấy. Nhưng “mãnh hổ” đã không sợ “quần hồ”! Hồ Vinh Hoa vẫn đứng vững ở ngôi số 1 cờ tướng Trung Quốc mười năm liền, và đã được xưng tặng biệt hiệu “Thập liên bá” (bá chủ mười năm liên tiếp).

Sau đó, làng cờ tướng Trung Quốc tạm ngưng hoạt động một thời gian khá dài. Mãi đến đầu thập niên 1980 mới hoạt động trở lại, và Hồ Vinh Hoa tiếp tục vô địch thêm bốn lần nữa vào các năm 1983, 1985, 1997 và năm 2000. 14 lần vô địch Trung Quốc là một kỳ tích đến giờ chưa ai chạm đến được, và ông có vô số mỹ hiệu như “Hồ tư lệnh”, “Phượng hoàng tái sinh”, “Thiên niên trường thanh thọ”...

Để ghi nhận công trạng của ông, năm 2001 tại Thượng Hải đã thành lập một trường dạy cờ mang tên “Hồ Vinh Hoa tượng kỳ học viện” và mời ông làm viện trưởng.

Năm 2006, ông đã 61 tuổi, có hơn 50 năm chơi cờ. Ở lứa tuổi ấy, trong lúc hầu hết những đồng nghiệp của ông đã giã từ sự nghiệp thi đấu, nhưng riêng Hồ Vinh Hoa vẫn là trụ cột của đội tuyển Thượng Hải, sát cánh cùng đàn em, đàn cháu tham dự các giải đấu quốc gia và khu vực.

Ông là một người có nhiều kỷ niệm với VN. Năm 1966, ông đã từng đến miền Bắc để thi đấu cờ tướng. Năm 2001, ông cũng đã từng quay lại, và đây là lần thứ ba ông đến VN. Ông nói: “Đất nước VN đã có những đổi thay đáng kể. Tôi thấy được điều đó khi đi ngoài đường phố. Xin chúc mừng sự thành công của các bạn...”.

Trăn trở lớn nhất của ông hiện nay là làm sao để cờ tướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới như môn cờ vua. Và ông hi vọng VN sẽ giúp ông làm được điều này vì cờ tướng là một môn rất phổ biến ở VN.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Vladimir Kramnik

Ngày sinh: 25/06/0975
Nơi sinh: Tuapse, Nga
Quốc tịch :Nga

1160990379.jpg

Kramnik đã được học cờ ngay từ nhỏ dưới sự hướng dẫn của Mikhail Botvinnik (một huyền thoại cờ vua). Giải đấu đáng chú ý đầu tiên của anh là ở Olympic Cờ vua tổ chức tại Manila năm 1992. Một điểm đáng chú ý là anh đến giải đó chỉ với tư cách là một người dự bị cho đoàn cờ vua Nga và thậm chí chiếc vé đến Manila của Kramnik còn là một sự tranh cãi của những người trong cuộc bấy giờ.

Nhiều người đã cho rằng anh chỉ mới có 16 tuổi và chưa có một danh hiệu Grandmaster nào nhưng nhưng Garry Kasparov thì khác. Ông hoàn toàn tin tưởng vào cậu bé 16 tuổi này. Như để chứng tỏ tài năng của mình, anh thắng một mạch 8 trận, 1 trận hòa, không thua trận nào và dành chiếc huy chương vàng ở giải năm đó.

Năm tiếp theo, Kramnik tham dự giải cờ vua lớn là Linares (được mệnh danh là Wimbledon của cờ vua). Kết thúc giải anh đứng vị trí thứ tư sau khi đánh bại Vassily Ivanchuk (sau này đứng thứ ba thế giới).

Sau giải đó anh có một chuỗi thành tích thi đấu rất tốt nhưng phải đợi đến giải Dortmund (cùng với Linares và Corus là ba giải thi đấu hằng năm lớn nhất của môn cờ vua) anh mới thật sự khẳng định được sức mạnh của mình khi kết thúc giải là một nhà vô địch bất khả chiến bại. Ba năm tiếp theo, anh luôn là một nhà vô địch ở giải này.

Năm 2000 anh có cuộc thi đấu với Garry Kasparov bao gồm 16 ván đấu ở London để tranh danh hiệu Vô địch thế giới ở thể loại Cờ vua cổ điển. Anh đã thắng chung cuộc với tỉ số 8,5 - 6,5. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm giữ chức vô địch, Kasparov đã bị đánh bật khỏi danh hiệu cao quý này.

Tháng 10/2002, Kramnik đã đối đầu với Deep Fritz - siêu máy tính có khả năng tính toán 3,5 triệu nước đi mỗi giây - trong trận đấu được tổ chức ở Bahrain. Anh khởi đầu rất tốt với tỉ số 3 - 1 sau bốn ván đấu.

Tuy nhiên ở ván thứ 5, anh đã mắc một sai lầm nghiêm trọng nhất trong sự nghiệp của mình khi để mất quân ngựa trong một tình huống có thể coi là an toàn. Anh nhanh chóng chịu thua ở ván đó. Và cuối cùng, trận đấu kết thúc với tỉ số 4 - 4.

Chắc Garry Kasparov sẽ rất thất vọng khi biết mình tiếp tục bị thất bại một lần nữa dưới tay của Kramnik trong trận chung kết Linares. Đó là một nỗi buồn của người có số điểm dẫn đầu các tay chơi cờ vua trên thế giới nhưng đó là niềm vui với Kramnik khi đó là lần đầu tiên anh vô địch được giải này.

Từ ngày 25/9 đến ngày 18/10/2004, một lần nữa anh đã bảo vệ thành công danh hiệu vô địch thế giới khi đánh bại người thách thức Peter Leko tại Brissago, Thuỵ Điển.

Trận đấu diễn ra rất quyết liệt và cuối cùng cả 2 người hoà nhau với tỉ số là 7 - 7. Kramnik vẫn là người giữ chức vô địch vì theo luật thì chỉ cần hoà là có thể bảo vệ được chức vô địch. Bảo vệ được danh hiệu nhưng số tiền thưởng 770.000 USD sẽ chia đôi vì kết quả chung cuộc là hoà.

Làng cờ vua thế giới bắt đầu có hai nhà vô địch từ năm 1993, khi vua cờ Garry Kasparov ly khai khỏi FIDE, thành lập Hiệp hội Cờ vua Chuyên nghiệp (PCA).

Kasparov sau đó đã hai lần bảo vệ thành công danh hiệu dưới sự bảo trợ của PCA, trước khi Hội này ngừng hoạt động năm 1998. Và phải tới năm nay, tại Kalmykia (Nga), FIDE mới tổ chức một trận đấu để hợp nhất danh hiệu, chấm dứt hơn 10 năm chia rẽ.

Cuộc đấu lớn giữa Vladimir Kramnik và Veselin Topalov của Bulgaria kéo dài tới 3 tuần, rất căng thẳng với nhiều tranh cãi, kiện cáo liên quan tới chuyện tưởng như rất... cỏn con: đi toilet. Vua cờ Nga luôn dẫn trước, nhưng cũng chỉ giành phần thắng chung cuộc sau những ván đấu tie-break tính giờ.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Steffi Graf

Ngày sinh: 14/06/0969
Nơi sinh: Mannheim, Đức
Quốc tịch :Đức

1163577515.jpg

Steffi Graf được cha là Peter Graf (sau này huấn luyện viên tennis của cô) tập chơi quần vợt từ lúc 3 tuổi bằng cây vợt gỗ mà sân tập chính là phòng khách của gia đình. Cô bắt đầu ra sân tập lúc lên 4 và chơi ở tham dự các giải đấu từ lúc 5 tuổi. Graf bắt đầu thắng thường xuyên các giải trẻ và đến năm 1982, cô vô địch U12 và U18 Châu Âu.

Graf tham dự giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên là vào tháng 10/1982 tại Filderstadt, Đức. Từ khi bắt đầu chơi đầy đủ một mùa giải chuyên nghiệp năm 1983, cô bé 13 tuổi đã xếp hạng 124 thế giới. Trừ chiếc huy chương vàng Olympic 1984 tại Los Angeles, cô không dành được một danh hiệu nào trong vòng ba năm nhưng vị trí của cô trên bảng xếp hạng ngày một tiến bộ: từ hạng 98 năm 1983 đến hạng 22 năm 1984 và hạng 6 năm 1985.

Thời gian biểu của Graf rất nghiêm ngặt và đều được sắp xếp bởi bố của cô. Cô rất ít tham gia các giải thi đấu mà thay vào đó là thời gian dành cho tập luyện. Trung bình một ngày cô tập hơn 4 tiếng đồng hồ. Với cách tập luyện và thi đấu như vậy, tài năng của Graf không sớm nở rộ như các tay vợt tài năng khác mà thay vào đó là sự tiến bộ rất vững chắc.

Tháng 4/1986, Graf đã có được danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp khi đánh bại huyền thoại Chris Evert tại giải thi đấu được tổ chức ở Nam Carolina, Mỹ. Cô tiếp tục dành được 7 danh hiệu trong năm đó và kết thúc năm cô xếp vị trí thứ 3.

Năm 1988 là năm thành công nhất trong sự nghiệp của cô. Bắt đầu bằng danh hiệu Úc mở rộng khi đánh bại Chris Evert. Cô bảo vệ thành công chức vô địch Pháp mở rộng khi nhẹ nhành đánh bại Natalia Zvereva trong một trận đấu chỉ kéo dài 32 phút. Tiếp đến là Wimbledon, nơi mà Navratilova đã giữ chiếc cúp 6 lần liên tiếp từ 1982 đến 1987. Cô hạ ngục Navratilova sau 3 ván đấu và chấm dứt sự thống trị của tay vợt huyền thoại này.

Đánh bại Sabatini trong trận chung kết Mỹ mở rộng, Steffi Graf hoàn tất trọn bộ Grand Slam chỉ trong một năm, (từ trước tới nay chỉ có hai tay vợt làm được điều này là Maureen Connolly-1953, Margaret Court- 1970). Với chiếc huy chương vàng Olympic Seoul 1988, cô trở thành người duy nhất trong lịch sử quần vợt thế giới nhận được danh hiệu "Grand Slam Vàng" (đoạt cùng lúc 4 Grand Slam và chiếc huy chương vàng Olympic môn quần vợt).

Trong sự nghiệp của mình cô đã có 107 danh hiệu đơn (trong đó có 22 danh hiệu Grand Slam, chỉ thua kỷ lục 24 danh hiệu của Margaret Court) và 11 danh hiệu đôi. Graf thắng 7 danh hiệu Wimbledon, 6 Pháp mở rộng, 5 Mỹ mở rộng và 4 Úc mở rộng, là người duy nhất thắng ít nhất 4 danh hiệu Grand Slam mỗi năm. Cô là người duy nhất có được kỷ lục 186 tuần liên tiếp giữ vị trí số một thế giới.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Ferenc Puskas Biro

Tên đầy đủ: Ferenc Puskas Biro
- Sinh ngày: 02/04/1927, tại Budapest
- Biệt danh: Puskas Ocsi (Người anh em bé nhỏ)
SỰ NGHIỆP
CLB
- 1939-1956: Kispest Honved
- 1956-1967: Real Madrid
ĐTQG:
- 1949-1956: Đội tuyển quốc gia Hungary
- 1961-1962: đội tuyển Tây Ban Nha
DANH HIỆU
- Huy chương vàng Olympic Helsinki 1952, 5 chức VĐ Hungary (Honved), 5 chức vô địch Primera Liga (Real Madrid), 1 Cúp C1 (1950), 1 Cúp Liên lục địa, 1 Cúp Nhà vua, 4 danh hiệu Pinichi (Vua phá lưới Primera Liga), 1 chức VĐ Australia (South Melbourne Hellas)
- Puskas ghi tổng cộng 191 bàn thắng trong 219 trận cho Real Madrid.
- Ghi 84 bàn trong 85 lần chơi cho đội tuyển Hungary

vtc_9050_3.jpg

Ferenc Puskas được xem là huyền thoại bóng đá vĩ đại nhất trong lịch sử của Hungary. Ông là đội trưởng của "đội tuyển Hungary vàng" lừng lẫy trong những năm 50 của thế kỷ trước. Puskas cùng các đồng đội tại tuyển Hungary trở thành những người đầu tiên đánh bại đội tuyển Anh ngay tại sân Wembley vào năm 1953.

Trong suốt 7 năm khoác áo ĐTQG Hungary (1949-1956), Puskas đã ghi được đến 84 bàn thắng trong tổng cộng 85 trận đấu, một hiệu suất ghi bàn mà cho đến nay, chưa tuyển thủ quốc gia nào phá nổi.

Sinh ngày 02/04/1927 tại một vùng ngoại ô nghèo của thủ đô Budapest, tên thật của Puskas là Purczeld, còn Puskas chỉ là biệt danh (thiện xạ) như trong tiếng Hungary.

Tài năng bóng đá của Puskas nhanh chóng được thể hiện khi 16 tuổi, ông đã được đá chính tại CLB Kispest Honved, sau đó, 18 tuổi đã bắt đầu trở thành một thành viên không thể thay thế của đội tuyển quốc gia Hungary.

Cùng với những người đồng đội như Bozsik, Gyula Grosics, Buzanszky..., Puskas đã làm nên một đội hình Hungary vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá nước này với những chiến thắng vang dội. Như chiến thắng 6-3 trước đội Anh tại Wembley, thắng 7-1 trong trận "lượt về" tại Budapest sau đó 5 tháng, rồi hạ nhục đội Đức tại VCK World Cup 1954 đến 8-3 tại vòng bảng.

Tuy nhiên, sau những biến động về chính trị tại quê nhà năm 1956, Puskas đã cùng với các đồng đội tại CLB Honved đã quyết định thực hiện một chuyến du đấu trên toàn thế giới, tới Italia, Bồ Đào Nha, Tây ban Nha và Brazil. Sau đó, Puskas cùng một số đồng đội khác như Czibor, Kocsis đã ở lại để chơi cho một số đội bóng Tây Âu, riêng Puskas gia nhập Real Madrid để rồi nhanh chóng trở thành một siêu sao tại CLB này.

Dù khi đó đã 31 tuổi nhưng Puskas đã nhanh chóng chinh phục những CĐV khó tính tại sân Bernabeu bằng tài năng của mình. Trong 8 mùa bóng khoác áo Real, Puskas ghi 156 bàn trong tổng cộng 180 trận tại La Liga, 4 lần đoạt danh hiệu Vua phá lưới, đoạt 5 chức VĐ liên tiếp từ năm 1961 đến 1965.

Ông cũng chơi 39 trận cho Real Madrid tại các Cúp châu Âu, ghi 35 bàn thắng. Trong trận CK Cúp C1 59/60 với Eintracht Frankfurt, mình Puskas đã ghi 4 bàn, góp phần vào chiến thắng 7-3 của đội nhà trước đối thủ Đức.

Sau khi rời khỏi Real Madrid, Puskas đã bắt đầu sự nghiệp huấn luyện viên. Ông từng dẫn dắt Alaves, Panathinaikos, lưu lạc sang cả Nam Mỹ dẫn dắt Golden Gates Gales của Mỹ, Vancouvers Royal của Canada. Năm 1993, Puskas được phép trở lại Hungary và bắt đầu dẫn dắt đội tuyển quốc gia.

Tuy vậy, sự nghiệp huấn luyện của Puskas không để lại dấu ấn gì đáng kể, nếu sự so với sự nghiệp thi đấu đầy huy hoàng của ông. Nhưng Puskas luôn nhận được sự kính trọng từ người Hungary.

Lần sinh nhật thứ 70 của Puskas được xem là ngày quốc lễ khi sân vận động quốc gia Nepstadion tại Budapest được chính thức đổi tên thành sân Ferenc Puskas để tôn vinh con người huyền thoại này.

 
Top