• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

EBOOK DÀNH CHO UIQ3.0 - DẠNG PRC

Status
Không mở trả lời sau này.

CongVoi

Super V.I.P
Tiểu sử danh nhân Việt
Đây là bộ sách về tiểu sử các danh nhân đất Việt. Đó là những người có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam. Hiểu được tiểu sử của họ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử Việt Nam.
 

CongVoi

Super V.I.P
LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI
từ năm 1627 tới năm 1646
Do Giáo Sĩ ALEXANDRE DE RHODES (SOẠN BẰNG TIẾNG LATINH)
Bản Việt ngữ của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
...................
Sau khi ở Đàng Trong năm năm (1618 – 1622) C. Borri đã soạn bản TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG TRONG và cho phát hành bằng tiếng Ý và tiếng Pháp năm 1631. Còn A. De Rhodes, sau khi truyền giáo ở Đàng Ngoài ba năm (1627 – 1630) đã biết bản TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI và cho ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652.
Người ta còn giữ được một bản viết tay về bản Tường trình này soạn vào năm 1636 khi De Rhodes ở Macao. Nhưng hẳn ông đã bổ túc để viết không phải cho tới năm 1636. Vì thế ông đã nói: giáo đoàn này còn mới mẻ trẻ trung vì mới được “hai mươi ba tuổi” (1627 – 1650)
Cuốn về Đàng Trong của Borri rất quý đối với chúng ta, nhưng cuốn về Đàng Ngoài này quan trọng hơn nhiều. Đàng Trong dẫu sao cũng thuộc về nước Việt Nam. Chúa Nguyễn vẫn nhận vua Lê là lãnh tụ và dòng dõi nhà Lê làm vua toàn cõi. Nhà Nguyễn ở miền Nam lúc đó chưa dám tách biệt khỏi nhà nước Việt Nam, dẫu sao hành chính nhà Nguyễn lúc đó chưa bắt chước hoàn toàn nhà Lê ở Bắc. Trái lại Đàng Ngoài mới là đất đai của tổ tiên, của vua Hùng, nhà Lý, nhà Trần; Đông kinh tức Kẻ Chợ đã có từ lâu đời và nhất là từ năm nhà Lý dời đô về Thăng Long đầu thế kỷ 11.
 

CongVoi

Super V.I.P
Tiểu Luận Về Chiến Tranh - Frederick Engels
Tên sách : Tiểu Luận Về Chiến Tranh
Tác giả : Frederick Engels
Ngày viết : 1870 - 1871
Thể loại : Lịch sử
Theo : C.Mác - Ph-Ăng-gen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1994, t.17, tr.17-352
Nguồn : http://www.marxists.org

"Tiểu luận về chiến tranh"- một trong những tác phẩm quân sự lớn của Ph. Ăng-ghen, trong đó ông đứng trên lập trường của chù nghĩa duy vật lịch sử để phân lích các sự kiện của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ 1870-1871. gồm một loạt 59 bài gắn liền với nhau viết dưới hình thức điểm tình hình chiến sự. Trong số này có 40 bài nhan đề "Tiểu luận về chiến tranh" kèm theo số thứ tự tương ứng. còn những boài kia thì lấy đầu đề khác nhau.

Lý do trực tiếp để viết những bài về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ là Ti-blin (Ta- ran). một trong những phóng viên quân sự của tờ "Pall Mall Gazetle". đã nghị với Mác gửi những bản tin quân sự cho tờ báo này. Mác chuyển đề nghị ấy cho Ăng-ghen. Ba bài đầu Ăng-ghen gửi cho Mác, xem xong Mác chuyển cho ban biên tập. Những bài sau Ăng-ghen gửi thẳng cho ban biên tập tờ "Pall Mall Gazette"để đăng được nhanh hơn.

Những bài của Ăng-ghen về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ được viết sốt dẻo theo các sự kiện xảy ra. Ăng-ghen nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những tài liệu mà ông có được về tình hình chiến sự: những bản tin của các tờ báo Anh, Đức, Pháp, những bức điên mới nhất từ Pháp và Đức gửi đi. Mặc dầu những bản tin đó không đầy đủ và mâu thuẫn nhau, nhưng với tất cả những thiếu sót trong một số chi tiết không sao tránh khỏi trong điều kiện ấy. Ăng-ghen đã dựng lại được tiến trình thực sự của chiến cuộc trong những bài báo của mình.

Khi bắt tay vào viết "tiểu luận về chiến tranh". Ăng-ghen dự định viết mỗt tuần 2 bài; sau khi đăng 3 bài đầu gây được sự quan tâm sâu sắc của độc giả và thu hut sự chú ý của toàn bộ báo chí, biên tập viên của tờ "Pall Mall Gazette" là Grin-vút đề nghị Ăng-ghen gửi bài cho báo với sổ lượng không hạn chế, vào thời kỳ chiến sự diễn ra sôi nổi nhất, Ăng-ghen viết môi tuần 3 thậm chí 4 bài.

Grin-vút đã nhiều lần sửa chữa hài viết của Ăng-ghen mà không có sự đồng ý của tác giả. Như Ăng-ghen đã nhận xét trong thư của mình trong bài "'Tiểu luận về chiến lranh.- lIl" người ta đã tùy tiện sửa đổi những thuật ngữ quân sự, hơn nữa nhứng sửa đổi đó chứng tỏ Grin-vút không hiểu hiết những thuậl ngữ quân sự ấy; trong bài "Tiểu luận về chiến tranh.- XIII". người ta đã thêm vào đoạn cuối (xem chú thích 44).

Những bài "Tiểu luận về chiến.tranh" được đãng trên tờ "Pall Mall Gazette" từ ngày 29 tháng Bảy 1870 đến 18 tháng Hai 1871; trừ ba bài đầu ký tên "Z.", những bài khác đều đăng không ký lên. hơn nữa chỉ có một số ít người biết tác giả của những bài ấy là Ăng-ghen. Những bài viết của Ăng-ghen về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ dã thành công lớn. Hàng loạt tờ báo đã lặp lại nội dung của những bài ấy trong các bài điểm tình hình. Bạn bè của Ăng-ghen đặt cho ông biệt hiệu "Tướng quân".

Khi Ăng-ghen còn sống. những bài viết của ông về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ đã không được tái bản. Những bài báo cắt từ tờ "Pall Mall Gazette" có mang chữ ký của chính tay Ăng-ghen ở góc phải hoặc trái mỗi bài do V.Át-le, một trong những nhà lãnh đạo Đảng dân chủ xã hội Áo, gửi trong nhiều năm đã không được đông đảo độc giả biết đến. Chỉ mấy năm sau khi Át-le chết, vào năm 1923, những bài viết của Ăng-ghen mới được xuất bản thành tập sách riêng bằng tiếng Anh in li-tô dưới nhan đề chung "Tiểu luận về chiến tranh". "Tiểu luận về chiến tranh" được xuất bản lần đầu bằng tiếng Nga năm 1924.

"The Pall Mall Gazette" ("Báo Pen-men")- tờ nhật báo xuất bản ở Luân Đôn từ năm 1865 đến năm 1920: trong những năm 60- 70 tờ báo đó theo khuynh hướng bảo thủ. Mác và Ăng-ghen giữ quan hệ với tờ báo ấy từ tháng Bảy 1870 đến tháng Sáu 1871.

Ngoài những bài của Ăng-ghen về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, tờ báo đã đăng lời kêu gọi thứ nhất và những đoạn trích trong bản lời kêu gọi thứ hai của Tổng hội đồng về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ. Như Mác đã nhận xét: tờ "Pall Mall Gazetle" trong một thời gian nhất định là: "tờ báo duy nhất không bị mua chuộc ở Luân Đôn". Song vào cuối tháng Sáu 1871, tờ báo đã tham gia vào chiến dịch vu khống chung đối với Quốc tế do báo chí tư sản gậy ra vì cuộc cách mạng ở Pa-ri. Tình hình đó buộc Mác và Ăng-ghen phải cắt đứt mối quan hệ với tờ báo này.
 

CongVoi

Super V.I.P
Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó - Khrushốp
Đây được coi là nguyên văn bản báo cáo mật của Nikita Khrushốp trước Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong bản báo cáo này, ông đã vạch ra những sai lầm và khủng hoảng dưới thời Stalin. Người ta còn biết đến nó qua cái tên: Bản báo cáo mật của Khrushốp về Stalin.

Tài liệu này đã được xuất bản ở Pari. Do là bản báo cáo mật nên tôi hoàn toàn không có tài liệu gốc để đối chiếu về độ chính xác, ebook này chỉ có thể được xem với tư cách tư liệu tham khảo.

Trong phần Phụ lục, tôi đã lược bỏ bớt một bài thơ của Tố Hữu được trích, vì bản thân bài thơ này không có ý nghĩa tư liệu trực tiếp, và thực tế nó không mấy quan trọng.
 

CongVoi

Super V.I.P
OSS Và Hồ Chí Minh - Dịch giả: Lê Lương Giang
Năm 1995, là năm Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Cùng năm đó, tôi viết lời giới thiệu và đứng tên để xuất bản cuốn "Tại sao Việt Nam" (Why Vietnam?) của A. Patti. Cuốn sách được xuất bản tại Mỹ 10 năm trước đó (1985). Tác giả của cuốn sách là người chỉ huy cao nhất của tổ chức tình báo chiến lược OSS (tiền thân của CIA) đã có mặt ở Việt Nam khi Cách mạng tháng Tám 1945 vừa thành công.

Nội dung cuốn sách là câu trả lời lấy từ tứ thơ của một bài ca cổ Ái Nhĩ Lan về câu chuyện gã thuỷ thủ già nỡ bắn chết con chim báo bão. Con chim báo bão chính là những ký ức lịch sử về một thời kỳ Mỹ và Hồ Chí Minh từng là đồng minh chống phát xít. Chim báo bão chết, tất nhiên con tàu của gã thuỷ thủ già bị lạc vào giông bão.

Cũng năm ấy, đoàn các cựu chiến binh của nhóm OSS cộng tác với Hồ Chí Minh đến thăm Hà Nội và gặp lại những người đồng minh từ nửa thế kỷ trước. Tôi may mắn được tham dự và chứng kiến và chợt nhận ra rằng trong lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Hồ Chí Minh chỉ có… Hoa Kỳ! Năm 1997, tôi lại may mắn được tháp tùng các cụ Việt Minh sang tận New York để gặp các cụ OSS hàn huyên cho giới sử học nhiều nước cùng nghe để làm sâu sắc hơn cái ký ức đã có thời bị quên lãng ấy. Nhiều nội dung các câu chuyện kể được phản ánh trong cuốn sách này.

Có hẳn một đêm "trình diễn" tại Nhà châu Á ở New York. Hai nhóm các cụ OSS và Việt Minh gặp nhau cùng kể lại chuyện cũ cho một cử toạ, ngoài quan khách của hai bên, số đông là những nhân viên CIA đến dự có phần vì tò mò trước câu chuyện hợp tác giữa hai bên mà trong ký ức thế hệ của họ chỉ thấy sự thù dịch trong một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.

Cụ Charles Fenn là người cao tuổi nhất trong nhóm OSS, năm đó đã xấp xỉ 90 đi cùng một cô bạn gái rất trẻ. Cụ ít nói, chỉ quan sát. Cụ là người đầu tiên trong đơn vị gặp Hồ Chí Minh ; sau này cũng lại là người đầu tiên từ nước Mỹ viết cuốn tiểu sử đầu tiên bằng Anh ngữ và bị trục xuất vì việc làm ấy…

Trước khi chia tay, Cụ gọi tôi và một anh bạn cùng đoàn chỉ để nói một điều tâm đắc nhất: "Mỹ không có bạn, Mỹ chỉ có đồng minh. Cụ Hồ của các bạn biết Mỹ nên hợp tác được với Mỹ". Tôi hỏi: Vậy thì Đồng minh là thế nào? Cụ trả lời: Cùng có lợi!

Cũng trong hai năm 1995 và 1997 tôi lại may mắn có mặt trong cả hai cuộc gặp giữa Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namarra và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều diễn ra ở Hà Nội.

Cả hai lần ông khách Mỹ chỉ chốt vào một câu hỏi: "Liệu có cơ hội nào bị bỏ lỡ hay không khiến hai quốc gia không thiết lập được sự hợp tác mà quay sang đánh nhau?". Thì cũng cả hai lần vị lão tướng của chúng ta đưa về một nguyên lý: "Việt Nam là nước nhỏ, chỉ mong hoà bình hợp tác với thiên hạ. Chúng ta đã từng hợp tác cho đến khi chính lợi ích của nước lớn đã khiến Mỹ chọn con đường khác".

Năm 1998. Tôi lại may mắn có mặt tại nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc gặp con trai của cố Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy. Năm ấy, giữa hai người tuổi cách nhau tròn nửa thế kỷ, vị Đại tướng 88 tuổi nói với vị khách Mỹ 38 tuổi rằng: thế hệ các bạn chỉ biết lịch sử mối quan hệ Việt-Mỹ là một cuộc chiến tranh tàn khốc và đầy thù hận kéo dài 30 năm, nhưng nên nhớ rằng trước đó đã có những trang sử của quan hệ tốt đẹp và của tinh thần hợp tác. Tương lai các bạn trẻ cả hai nước phải viết tiếp những trang sử tốt đẹp ấy.

Đại tướng chỉ vào những tấm ảnh chụp cùng Bác Hồ tiếp các bạn Mỹ trong những ngày Đất nước độc lập đầu tiên làm bằng chứng. Năm 2005. Tôi lại may mắn được tháp tùng vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên đi thăm nước Mỹ. Ở chặng đầu tiên, thành phố Seattle, có một người ra đón và tiếp kiến đầu tiên Thủ tướng của chúng ta lại chính là một cựu chiến binh OSS đã từng rất gần gũi với Bác Hồ. Đó là cụ Mac Shin người báo vụ viên được OSS cử đi theo nhà lãnh đạo Việt Minh về chiến khu Việt Bắc sớm nhất.

Rồi ở chặng cuối, thành phố Boston, ông chủ tập đoàn LDG chủ trì cuộc đón tiếp đã giương cao tấm bích chương vẽ cách cứu phi công Mỹ có in lá cờ hoa và cờ đỏ sao vàng và nói lớn với cử toạ rằng: cách đây 60 năm chúng ta đã từng hợp tác chống phát xít thì giờ đây tại sao chúng ta không hợp tác để làm giàu cho hai quốc gia? Còn ông cựu thượng nghị sĩ MacGovern nổi tiếng đại điện cử tri bang Massachusetts, đã từng ra tranh cử tổng thống với R. Nixon thì phát biểu rằng sở đĩ cương lĩnh tranh cử của ông là chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam bởi lẽ trong Đại chiến thế giới lần thứ Hai ông là một phi công ném bom ở vùng Đông Nam Á. Do vậy ông biết Hồ Chí Minh từng tổ chức cứu phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi, do vậy không thể làm một cuộc chiến tranh với những người như Hồ Chí Minh. Ông nói thêm rằng, cuộc tranh cử ấy ông đã thất bại, nhưng giờ đây lịch sử chứng minh rằng những cử tri của thành phố Boston và của bang Massachusetts là những cử tri ưu tú nhất vì lịch sử chứng minh rằng rốt cuộc hai dân tộc chúng ta đã hoà bình hợp tác với nhau.

Năm 2006. Tôi lại có may mắn tham gia vào thành phần Việt Nam trong cuộc tiếp xúc giữa Quốc hội hai nước, nhân phái đoàn do Chủ tịch Hạ viện Mỹ sang thăm Hà Nội. Trong phát biểu chào mừng buổi sáng cũng như mở đầu tiệc chiêu đãi buổi tối, ông Chủ tịch Quốc hội Việt giam nhắc lại một lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946 rằng: "Việt Nam chủ trương hoàn toàn độc lập và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ", và khẳng định rằng đó cũng là thông điệp của Việt Nam "ngày hôm nay". Và bữa tiệc chiêu dãi này hiểu theo nghĩa nào đó đã được dọn sẵn từ 60 năm trước!…

Tất cả những gì chứa đựng trong những sự kiện trên có thể tìm thấy trong cuốn sách đang có trên tay của các bạn - bản dịch "OSS và Hồ Chí Minh - đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật". Đây là một công trình nghiên cứu được coi là hoàn chỉnh nhất về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ trong thời kỳ đại chiến Thế giới lần thứ Hai, cũng là một thời đoạn quan trọng trong tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Nó sẽ rất bổ ích cho những ai đang chứng kiến những tiến triến quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ ngày hôm nay gắn liền với tiến trình hội nhập và không ngừng đổi mới của dân tộc Việt Nam.

7.2007

Dương Trung Quốc


Nguồn: vnthuquan
 

CongVoi

Super V.I.P
Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3
Tuy là khảo cứu của một Bác sĩ quân y chế độ cũ,nhưng nó chứa nhiều dữ liệu đáng chú ý,chứng tỏ sự công phu trong việc sưu tầm tài liệu.Nhân có vụ Trường Sa - Hoàng Sa,xin gửi đến các bạn thưởng thức.
 

CongVoi

Super V.I.P
hững người phụ nữ trong lịch sử Việt Nam - Lãng Nhân
Các bạn đọc xong rồi cho cảm nhận nhé !!!!!!!!!!!!
 

CongVoi

Super V.I.P
10 ngày rung chuyển thế giới - John Reed
Giới thiệu cuốn sách “Mười ngày rung chuyển thế giới” của John Reed

Kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại

Nhân dịp kỷ niệm tròn 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga 7/11/1917 – 7/11/2007, trang web www.nuocnga.net xin giới thiệu lại cùng mọi người cuốn sách “Mười ngày rung chuyển thế giới” của nhà văn Mỹ John Reed. Ông là một nhà văn đã từng sống tại nước Nga trong giai đoạn của cuộc cách mạng vĩ đại này, tác phẩm này của ông đã nói lên hoàn toàn sự thật về cuộc cách mạng theo một cách nhìn của một người ngoại quốc.

John Reed nói:

" – Trong quá trình của cuộc chiến đấu, tôi không phải là một kẻ bàng quan. Nhưng khi kể lại lịch sử những ngày vĩ đại ấy, tôi đã muốn nhận xét sự việc với con mắt của một người ghi chép có lương tâm, cố gắng ghi lại sự thật "

Cuốn sách đã toát lên toàn bộ nguyên nhân xảy ra cũng như quá trình của cuộc cách mạng, nó cho ta thấy toàn cảnh của nước Nga trước, trong và sau cuộc cách mạng.

Đã nhiều người hỏi:
- Cách mạng tháng Mười là một cuộc cách mạng nổ ra nhằm lật đổ nền quân chủ đang mục rữa của nước Nga?
- Xin thưa rằng: hoàn toàn sai.

Vậy cuộc cách mạng này mang những ý nghĩa gì cho cho thế giới như lời tựa của cuốn sách? Cuộc Cách mạng tháng Mười là hiện thân của giai cấp vô sản, giai cấp bị bóc lột tàn nhẫn, nó đã mang lại cho người dân nghèo ở nước Nga có một cuộc sống ấm no hơn, được đối xử bình đẳng như những người dân khác trên đất nước họ. Nó cũng là một nguồn động lực để thúc đẩy khí phách cho nhiều dân tộc khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam noi theo để lật đổ cường hào ác bá, những tầng lớp khinh người như rác, những chủ nghĩa thực dân để giành lấy sự độc lập, tự do, bình đẳng và xóa bỏ kiếp nô lệ, tôi đòi.

Lênin sau khi đọc xong cuốn sách này, ông liền viết cho nhà xuất bản ở Mỹ:

"Sau khi đã đọc xong một cách vô cùng hứng thú và chăm chú từ đầu đến cuối cuốn sách của John Reed - MƯỜI NGÀY RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI, tôi hết lòng giới thiệu tác phẩm này với công nhân tất cả các nước. Tôi mong muốn cuốn sách này được phát hành hàng triệu bản và dịch ra đủ mọi thứ tiếng, vì nó sinh động về những sự kiện cực kỳ quan trọng để hiểu thế nào thế nào là cách mạng vô sản, thế nào là chuyên chính vô sản. Những vấn đề đó ngày nay đang được thảo luận rộng rãi, nhưng trước khi bác bỏ những ý kiến này, cần phải hiểu hết ý nghĩa của sự quyết định của mình. Chắc chắn là cuốn sách của John Reed sẽ làm sáng tỏ thêm vấn đề căn bản này của phong trào công nhân toàn thế giới” – V.I Lenin – 1919.

Link (1.54 Mb):
1/ MediaFire : http://www.mediafire.com/?2jezjjjsmdg

2/Turboupload : http://d.turboupload.com/d/2174670/1..._gioi.rar.html
 

CongVoi

Super V.I.P
Công Chúa ðông ðô, Hoàng Hậu Phú Xuân Nàng Là A
Bản này mình đã chuyển đổi ra dạng prc dùng để xem trên PPC rồi. Tuy nhiên nếu bác nào thích thì vẫn đọc được trên PC mà không bị biến dạng font chữ.

Chúc vui!

PS : Đây là lần đầu mình gửi sách (trước giờ toàn là tải không hà) nên có lỗi gì các bác bỏ qua cho.
 

CongVoi

Super V.I.P
Mafia và cái chết của Tổng thống Kennedy
Kennedy,vị tổng thống thứƒ 35 của Mỹ.Trẻ trung,đẹp trai,danh vọng,quyền lực,ông có tất cả những gì mọi người mơ ước.Nhưng ông lại có thêm cái không nên có,là trò đi dây với Mafia Mỹ,đại diện là Momo Giancana.Điều này đã dẫn đến cái chết thương tâm của vị Tổng thống được mến mộ nhất nước Mỹ.
 

CongVoi

Super V.I.P
han Châu Trinh-Người khởi xướng dân quyền
Vu Gia
...................
Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của ông trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...
 

CongVoi

Super V.I.P
út ký về tiểu sử Giucốp
Nói về Giucốp thì có lẽ không cần thuyết minh gì thêm nhiều. Xin mời các bạn thưởng thức.

Nguồn: vnthuquan
Converter: Metquathantanay
 

CongVoi

Super V.I.P
Tây Sơn Thất Hổ Tướng
chắc ai cũng nghe qua Nguyễn Huệ những ít nghe nói về các vị tướng của ông ta hy vọng qua cuốn sách này mọi ngươi sẽ hiểu thêm về 7 vị tướng giỏi trong thời TÂY SƠN
 

CongVoi

Super V.I.P
Lĩnh Nam trích quái
Không biết bác nào post chua, nếu post rồi cho em nhắn cho em để em gỡ xuống, file lớn không tải lên được em để link:
Lĩnh Nam trích quái
Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long nước Nam Việt. Núi cao một vạn hai nghìn ba trăm trượng, chu vi chín vạn tám nghìn sáu trăm vạn (?) Ba núi đứng xếp hàng, đỉnh tròn như cái tán cho nên có tên ấy..
http://ebook.moet.gov.vn/?page=8.12&view=6481
 

CongVoi

Super V.I.P
Navarre với Điện Biên Phủ
Người Việt Nam nào cũng biết tới chiến dịch Điện Biên Phủ, một mốc son lịch sử, bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chúng ta cũng đã từng tìm hiểu về chiến dịch này qua nhiều sách, báo, tài liệu của cả phía ta lẫn của các nhà nghiên cứu nước ngoài, của những chứng nhân lịch sử, nhất là bộ hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Điện Biên Phủ.
Tôi muốn giới thiệu với các bạn một tác phẩm khác, của tác giả Jean Pouget, bản dịch của Lê Kim, để có một cách nhìn đa dạng về chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuốn sách lấy H. Navarre làm trung tâm, nhưng tâm điểm chính của nó vẫn là Điện Biên khói lửa. Đọc, để hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử, để hiểu hơn về quan điểm của những nhà nghiên cứu nước ngoài, đọc để hiểu được những gì đã qua.
Mời các bạn thưởng thức tác phẩm Navarre với Điện Biên Phủ.
 

CongVoi

Super V.I.P
Bí mật vụ Trân Châu Cảng (Nhiều tác giả)
Cho đến nay đã có nhiều sách, báo, phim ảnh viết về những vụ án, những hoạt động gián điệp nổi tiếng trong thế chiến thứ hai. Đằng sau cuộc “đại chiến” đẫm máu và tàn bạo nhất trong lịch sử thì trong hậu trường của các nước tham chiến cũng diễn ra một cuộc chiến tranh có một không hai.
Đáng chú ý là đại bộ phận những sách trên đều thuộc loại tiểu thuyết, truyện, rất hấp dẫn vì đầy tưởng tượng và hư cấu. Nhiều bạn đọc ngày nay rất thú vị về những truyện vụ án ly kỳ, có tính chất “sáng tạo" nhưng cũng có bạn muốn được biết các sự thật lịch sử.

Ở châu Âu đã hình thành một loại sách truyện vụ án tư liệu mới. Loại sách này được bạn đọc châu Âu ham thích chính vì các sự kiện, tình huống thật hấp dẫn, minh hoạ bằng những lời kể của nhiều nhân chứng lịch sử.

Các tác giả, đã để nhiều năm đi sưu tầm các tư liệu lịch sử về những vụ án lớn, những hoạt động tình báo được lưu giữ trong hai mươi lăm Cục lưu trữ và Phòng lưu trữ của nhiều nước, đã gặp gỡ, trò chuyện với một trăm hai mươi nhân chứng, có khi hai địch thủ ngày trước, nay gặp lại và trò chuyện với nhau ngay trên địa bàn hoạt động của họ thời chiến tranh. Để phát hiện sự thật, các tác giả đã đi một quãng đường dài, tổng cộng là hàng trăm nghìn ki-lô-mét.

Những truyện tư liệu lịch sử trong tập sách này đã được nhiều nước quay thành phim và đã được giải nhất trong Liên hoan phim vô tuyên truyền hình thế giới lần thứ IX tại Mông-tơ Các-lô.

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một loại sách viết về thế chiến thứ hai kiểu hiện đại như vậy. Mong rằng loại hình mới về sách tư liệu này sẽ đáp ứng được yêu cầu chính đáng của các bạn : biết rõ sự thật trong nguyên bản lịch sử của nó.

Trong điều kiện eo hẹp về nhiều mặt, chúng tôi chỉ có thể chọn giới thiệu ở đây một số vụ việc tiêu biểu trên các chiến trường châu Âu, châu Á, châu Phi và chủ yếu là châu Âu.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc .

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

LỜI GIỚI THIỆU
DÀN NHẠC ĐỎ HAY LÀ HAI MẶT CỦA CHIẾC HUÂN CHƯƠNG VÀNG
KHÁM PHÁ BÍ MẬT BOM BAY V1 VÀ V2
NƯỚC MẮT KẺ TỬ TÙ
CUỘC SĂN LÙNG CHIẾN HẠM KHỔNG LỒ TIRPITZ CỦA ĐỨC QUỐC XÃ
NGƯỜI NHÁI - THUỶ LÔI Ý TRONG QUÂN CẢNG ALẾCDĂNGĐƠRI
TẠI SAO HÍT LE KHÔNG SANG LUÂN ĐÔN ?
SỐ PHẬN NGƯỜI HÙNG MANG SỐ HIỆU A.54
BÍ ẨN VỀ PHÁO ĐÀI CUỐI CÙNG CỦA GƠ-BEN
VỤ ÁM SÁT HÂY-RÍCH VÀ TRANG SỬ ĐẪM MÁU LI-ĐI-XƠ
ĐIỆP VIÊN VÀ TÌNH YÊU
NGƯỜI BẠN GÁI CỦA KLAUS FUCHS VÀ VỤ TIẾT LỘ BÍ MẬT BOM NGUYÊN TỬ
BÍ MẬT VỤ TRÂN CHÂU CẢNG
TIÊU DIỆT CƠ SỞ NGUYÊN TỬ BÍ MẬT
BẢN MẬT MÃ GỬI GIÁM ĐỐC FBI TỪ MÁT-XCƠ-VA
CUỘC ĐẤU TRÍ QUYẾT LIỆT GIỮA KẺ ĐI SĂN, NGƯỜI ĐI SĂN
KẺ PHẢN BỘI TỆ HẠI NHẤT CỦA TÌNH BÁO QUÂN SỰ XÔ-VIẾT
VỀ SỰ KIỆN "MÙA XUÂN 1968” Ở TIỆP KHẮC CŨ
AI ĐÃ ĐƯA VỢ CHỒNG RÔ-DEN-BÉC LÊN GHẾ ĐIỆN ?
DIOMID ĐIỆP VIÊN HUYỀN THOẠI
CƠ QUAN RẤT BÍ MẬT CỦA RISƠLIƠ
VỤ DREYFUS VÀ PHÒNG NHÌ
NHỮNG CON HỔ GIẤY
NỮ ĐIỆP VIÊN TRONG THẾ CHIẾN THỨ NHẤT



Thông tin về ebook :
BÍ MẬT VỤ TRÂN CHÂU CẢNG
(NHỮNG VỤ ÁN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI)

Nhiều tác giả - Nhiều người dịch
NXB Công an Nhân dân 2004
Khổ 13 x 19. Số trang : 319
Thực hiện ebook : hoi_ls
 

CongVoi

Super V.I.P
Lịch sử Chăm Pa
Nguồn:Wikipedia
.......................
Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp Quốc, Hoàn Vương Quốc, Chiêm Thành Quốc (Campanagara) và Thuận Thành Trấn (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc vào 1832. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết-có thể là một trong các tên gọi của Vương quốc Chăm Pa cổ.), rồi tên huyện Tượng Lâm(1) (thuộc quận Nhật Nam(2) thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn.
--------------------
Note: Xem thêm tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh trong TVE
http://www.thuvien-ebook.com/forums/...ead.php?t=4950
 

CongVoi

Super V.I.P
Hà Nội-tháng chạp 1972
"Điện Biên Phủ trên không" đó là chiến thắng của quân và dân ta trước cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52. Chiến thắng này đã gây 1 kinh ngạc lớn trên toàn thế giới, tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ 18 năm trước đó.
Bối cảnh lịch sử của chiến thắng đó như thế nào ? Tại sao Mỹ lại quyết định tăng cường ném bom các thành phố miền bắc ? Làm thế nào mà lực lượng phòng không-không quân còn non trẻ của VN lại bắn hạ được các "siêu pháo đài bay" được coi là bất khả xâm phạm của không lực Hoa Kỳ ?
Cuốn sách "Hà Nội-tháng chạp 1972" phần nào lý giải được điều đó. Cuốn sách được xuất bản bởi Cục chính trị thuộc binh chủng phòng không-không quân nên đã đem lại cho chúng ta 1 cái nhìn của những người trong cuộc, góc nhìn chuyên môn, điều này mang lại sự hấp dẫn riêng cho cuốn sách.
Hãy đọc, để hiểu rõ hơn và tự hào hơn về 1 chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Trân trọng giới thiệu.
http://www.4shared.com/file/24717882...gChap1972.html
 

CongVoi

Super V.I.P
Những nẻo đường Hà Nội
Hà Nội, Trung Thu 2007, mưa như trút nước, ngồi một mình nghĩ về Hà Nội, chợt thấy lâu lắm rồi mình chưa up ebook về Hà Nội lên TVE. Hoàn thành cuốn ebook với một số bức ảnh kèm theo để kỷ niệm Trung Thu 2007 một mình, thân gửi tặng các bạn thành viên TVE.

Mong rằng cuốn ebook này sẽ giúp những người con xa xứ một chút gì đó khi nhớ về đất nước.

Thân ái.


Giới thiệu ebook:

Hà Nội ba mươi sáu phố phường, mỗi phố là một phường hay mỗi phường là một phố? Không hẳn thế. Bởi mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, còn đến hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè... trong hơn ba trăm sáu mươi phố của Hà Nội hiện nay.

Hà Nội lớn lên không ngừng. Gương mặt từng phố ngày mỗi đổi thay và hẳn trong lòng nó, trong lòng mỗi phố, trong lòng mỗi căn nhà và mỗi con người Hà Nội. Cuộc đời là một dòng sông chảy đi bất tận, mang lớp lớp phù sa mới bồi đắp vào cuộc đời mình. Có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (Trần Hưng Đạo), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía trên), Hàng Lọng (Đường Nam Bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn, (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng) v.v...

Trong ký ức của những người Hà Nội, một căn nhà, một góc phố, một gốc cây, có khi chỉ là một âm thanh, một làn hương, một màu sắc... cũng hiện lên bao hình ảnh thân yêu, gợi cảm.

Đương nhiên cái mới phải sinh ra, phải vươn lên, cái cũ phải nhường chỗ. Măng thay tre. Con sông tiếp nhận những dòng suối. Nhưng cây măng chớ quên bụi tre đã ôm ấp che chở mình. Dòng sông hình thành sao được nếu không có những con suối cần cù năm tháng trong rừng sâu im vắng? Người Hà Nội hôm nay đi quanh Hồ Gươm, đi vòng Hồ Tây, đi thuyền trên hồ Thống Nhất, thả hồn trên đường Thanh Niên có hoa phượng hoa ban tím (còn gọi là cây móng bò), vào bảo tàng Hồ Chí Minh, ngắm vườn hồng đường Bắc Sơn, ra Điện Biên nhìn lại Cột Cờ cổ kính, vòng về chợ Đồng Xuân, rẽ ra bờ sông Cái có cầu Chương Dương, bước lên con đê xanh... có bao giờ quên được những tên phố thân thương, gợi nhớ cả một thời xa xưa oanh liệt và trữ tình.

Hà Nội có những nghề cổ truyền, có đám, có phường, có những món ăn thanh lịch, những cảnh trí thơ mộng và cả những niềm vui mộc mạc giản dị của một vùng quê Bắc Bộ.
 

CongVoi

Super V.I.P
Bảy Viễn- Thủ lĩnh Bình Xuyên
Mình cho rằng bài này nói về 1 nhân vật trong LS, nên đưa vào topic này.
------Trích phần Lời giới thiệu:
...
Do hai sự kiện trên mà chúng tôi quyết định viết lại lần nữa cuộc đời Bảy Viễn, viết theo dạng truyện ký tư liệu chứ không phải theo cách viết tiểu thuyết.

Thật ra thì trong nhóm giang hồ Bình Xuyên, Bảy Viễn đứng vào hạng ba, sau anh Ba Dương (Dương Văn Dương) và Mười Trí (Huỳnh Văn Tro).

Ba Dương là người phất cao ngọn cờ yêu nước, tập hợp được cả chục ngàn chiến sĩ Bình Xuyên trong bảy chi đội 2, 3, 4, 7, 9, 21 và 25 - gọi là Liên khu Bình Xuyên. Ba Dương đã cầm quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa vào đầu năm 46, không may anh hy sinh quá sớm, bị Spitrre bắn chết tại xã Châu Minh vào ngày mùng sáu Tết năm Bính Tuất 194?). Tên anh được đặt con kinh Lagrange cũ (Mộc Hóa, Tân An). Và anh được Chính phủ truy tặng Thiếu Tướng liệt sĩ đầu tiên của Nam Bộ.

Tay hảo hán Bình Xuyên số hai Mười Trí -Huỳnh Văn Tro là bạn nối khố của Bảy Viễn trong các trận đánh cướp khét tiếng như trận đánh Trại mộc Bình Triệu - đánh bằng xe du lịch mới cáu mượn của triệu phú Hoa kiều Trần Tăng và súng lục mượn của "cậu Nguyễn H~ Nhơn. (Gọi là dân cậu vì Nhơn là con đại điền chủ, đi học bên Tây về, không rõ đâu bằng cấp gì, chỉ thấy ở không "trong veo", chiều chiều xách súng hơi đi săn như mấy ông chủ đồn điền giàu có bên Tây).

Bất ngờ khi vừa rút lui thì gặp xe một thằng Tây đi săn ở Biên Hòa về. Bảy Viễn lái xe không cho thằng Tây qua mặt. Do chạy đua hết tốc độ nên xe Bảy Viễn bị lọt xuống mương khi quẹo gấp tại ngã ba Cây Thị. Lúc đó quân sư Mười Trí mới hiến kế. "Bỏ xe tại chỗ, ôm tiền chạy về nhà rồi mượn trục kéo xe lên, o bế cho ngon lành trả lại cho Trần Tăng. Rất tiếc vụ này Bảy Viễn, Mười Trí chậm tay hơn thằng cò Bà Chiểu. Vậy là cả hai ra tòa lãnh án đồng hạng mười hai năm khổ sai, đày đi Côn Ðảo. Mười Trí hơn Bảy Viễn một cái đầu về tài và đức. Nhờ vậy mà ông theo cách mạng tới cùng, tập kết ra Bắc dược học thêm văn hóa tới lớp bảy, tương đương trình độ Thành chung (Diplôme) của Sài Gòn trước 1945. Ông là Ðại tá Cục phó Cục Quân huấn và được phong là Nhân sĩ miền Nam.

Tuy nhiên, trong tiểu thuyết cũng như trong tuồng cải lương hay phim truyện, nhân vật phản diện thường nổi bật hơn so với các nhân vật chính diện, nên chúng tôi xin viết về Bảy Viễn trước. Rồi xen kẽ các nhân vật chính thống như các chi đội trung Năm Hà (em cùng cha khác mẹ với anh Ba Dương), ông Tám Mạnh (Nguyễn Văn Mạnh), thầy võ ở Chánh Hưng và vùng Kinh Cây Khô và chàng rể là Hai Vĩnh thay cha vợ chỉ huy Chi đội 7 có nhiều công lớn như tay không bắt Ba Nhỏ, một tên chỉ huy quân phiệt có liên hệ mật thiết với Bình Xuyên, bị Trung Tướng Nguyễn Bình xử tử hình tới Long Thành giữa năm 47, nêu cao gương quân phong quân kỷ trong bộ đội cách mạng. Tất nhiên không thiếu hai đại ca Ba Dương và Mười Trí.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top