• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

HÌNH ẢNH VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

Anhtoitb

New Member
Sắc phượng học trò!

phuong1mq4.jpg


phuong2dh6.jpg
 

Anhtoitb

New Member
Sài Gòn trước Giải phóng!

1974061-md-1.jpg


Nếu em ko lầm thì đây là trc nhà hát thành phố , bây giờ trc nhà hát có cái công viên be bé, xinh xinh..

benthanh.jpg


cái này chắc chợ Bến Thành

buudiensgnam70.jpg


Bưu điện SG những năm 70

chobenthanh.jpg


Cái này thì nhìn rõ là chợ bến thành nhá, nhưng sao hồi ý nó thấp thế nhỉ


damcuoi.jpg


Đám cưới ở SG năm 68 (bây giờ kiếm ko ra cái xe này nhỉ)


dgpasteur.jpg


sgnam62.jpg


SG những năm 62


sgnam64.jpg


SG năm 64


sgnam66.jpg


SG năm 66

dgphosgnam67.jpg


SGnăm 67

sgnam75.jpg


SG năm 75 ( sắp giải phóng )

 

Anhtoitb

New Member
nhay_day.jpg


hanoi19896.jpg


images820237_images819899_ban-bi.jpg


DSC_5517.jpg

Chơi Chuyền

Cái mốt, cái mai
Con trai, con hến
Con nhện chăng tơ
Quả mơ, quả mận
Cái cận, lên bàn đôi…”

“Đôi chúng tôi
Đôi chu'ng nó
Đôi con chó
Đôi con mèo
Hai chèo ba”

Rồi bàn ba…
“Ba đi xa
Ba về gần
Ba luống cần
Một lên tư”
Đến bàn tư…
“Tư củ từ
Tư củ tỏi
Hai hỏi năm”

Lên bàn năm…
“Năm em nằm
Năm lên sáu”
Sang bàn sáu…
“Sáu lẻ tư
Tư lên bảy”

Đến bàn bảy…
“Bảy lẻ ba
Ba lên tám”
Rồi bán tám…
“Tám lẻ dôi
Đôi lên chín”
Tiếp bàn chín…
“Chín lẻ một
Mốt lên mười”.

“Chuyền chuyền một”

“Một một đôi...
Đôi đôi ba...
Ba ba bốn..”

choi_khang.jpg


thoi-tho-au.jpg
 

Anhtoitb

New Member
Đà Nẵng-Thành phố đang chuyển mình

Thanh_pho_Da_Nang_001.jpg

Đà Nẵng từ trên cao

hue1.jpg

Câu Sông Hàn - Biểu tượng của thành phố lúc chiều tà

images1426075_Da-nang.jpg

Cầu Sông Hàn về đêm

resize%20of%20songhanx.jpg

Bên bờ sông Hàn

sharp903thaibinh841113gz1.jpg

Đường Bạch Đằng (Trước mặt Thành uỷ)

anh-5.JPG

Trên đỉnh Bà Nà


 

Anhtoitb

New Member
Nụ cười Việt Nam

Nụ cười Việt Nam: Từ thành phố tấp nập tới những miền quê thanh bình .....từ vùng núi cao hoang sơ đến vùng châu thổ trù phú,.... từ những người giàu có đến những người nghèo khó...từ những đứa trẻ đến người già..., không phân biệt nam nữ..... ở đâu con người Việt Nam cũng chung một niềm tin, một niềm tự hào dân tộc.
Nụ cười tươi rói luôn nở trên môi những con người tự do và yêu cuộc sống
Cười mãi nhé hỡi những con người việt nam, cười để có ý chí và nghị lực để vượt qua đêm tối, đói nghèo để bay đến với những tinh hoa của nhân loại
Chúng ta đi từ những điều giản dị, thiết thực nhất như miếng cơm, ngụm nước hàng ngày đến những hệ giá trị mang chuẩn chung của toàn thế giới. Chúng ta không mang vác niềm tin mà sống trọn với niềm tin ấy bằng nụ cười nhẹ nhõm. Phía sau chúng ta có tinh hoa của di sản 4000 năm văn hiến, phía trước chúng ta là sức sống căng tràn, ngời sáng của thế hệ tương lai, niềm tin và sức mạnh của chúng ta chính là sự cân bằng bay bổng tuyệt vời như vậy.


961834774b9c5112c4.gif



Nụ cười thơ ngây , vui sướng của những đứa trẻ thơ đang vui đù
a.

961834774b9f984b8e.jpg


Nụ cười sơn cước của một cô bé 15 tuổi ở Đồng Văn - Hà Giang

961834774ba10e585b.jpg


Nụ cười sảng khoái của một cậu bé ở nông thôn sau khi đã hoàn thành công việc

961834774bb8a159c1.jpg


961834774ba433eaa3.jpg


961834774ba65178c6.jpg


Nụ cười hồn nhiên, tinh nghịch của những đứa trẻ.

961834774ba89dc97d.jpg


961834774bb319a31e.jpg


961834774ba99d320b.jpg


Nụ cười xua tan mệt nhọc...Đù có khổ cực đến đâu vẫn luôn lạc quan và hướng tới một ngày ai ấm lo.

961834774bab705531.jpg


Nụ cười cuồng nhiệt, nụ cười cổ vũ
 

Anhtoitb

New Member
Nụ cười Việt Nam (tiếp)

961834774baf4eef16.jpg


Nụ cười của người em gái chăm

961834774bb518a0b0.jpg

ngoại ơi, con nhớ ngoại quá !

961834774bb6f8bc63.jpg


Nụ cười dí dỏm của một chị ở Hà Giang


961834774bbb313ff4.jpg


Những nụ cười lao động, khỏe khoắn và sảng khoái, cười trên những mùa vàng và đồng ruộng phù sa, cười mệt nhọc trên những đôi vai nặng trĩu hay cười thảnh thơi như người nông dân khi cày xong thửa ruộng...

961834774bbcea1028.jpg


Một cậu bé tên Tuấn nhặt rác tại khu xử lí chất thải Nam Sơn, Hà Nội. Thu nhập nhiều nhất là khoảng 30 nghìn/ngày , tùy vào vận may nhưng nụ cười của em lúc nào cũng nở trên môi. Với một câu nói nổi tiếng : "Rác" không khải là "rác" mà là tài nguyên, chỉ những gì chúng em không nhặt thì đó mới là "rác"


961834774bbe13d586.jpg


NỤ CƯỜI TRẺ THƠ ở lớp mẫu giáo xã Từ Vân, Thường Tín, Hà Tây

961834774bbff6d086.jpg


Nụ cười ĐẦU XUÂN RẠNG RÕ của các cụ bà trong CLB Người cao tuổi Voi Phục, Hà Nội( Ai có thể nói cho tớ biết các cụ bà cười đẹp hơn hay là em teen trong ảnh cười đẹp hơn đc koh)

961834774bc19d26bd.jpg


Nụ cười yêu đời của 1 cụ bà sống tại 1 xóm nghèo, thị trấn Phò Trạch, Thừa Thiên- Huế

961834774bc39f2927.jpg


Nụ cười TƯƠI RÓI của cô thôn nữ ở Quảng Trạch, Quảng Bình sau khi cắt đượcmột gánh cỏ đầy

961834774bc57ea101.jpg


Nụ cười của 1 ông bố trẻ chụp ảnh cho con trong ngày xuân

961834774bc7d93845.jpg

NỤ CƯỜI SẢNG KHOÁI của cụ Tiết, 83 tuổi ở đầm Ao Châu, Phú Thọ

961834774bca062bea.jpg


NỤ CƯỜI DUYÊN DÁNG của các diễn viên múa Ngọc Anh - Hà Hương- Tuyết Anh

H4.jpg


Nụ cười thân thiện của Lỳ Mý Pó, 30 tuổi (thôn Sủo Lộ B, cụm xã bản Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang) trên đường ra chợ phiên đầu năm.
 

Anhtoitb

New Member
Các thiếu nữ xưa đẹp là vậy, các thiếu nữ bây giờ... khó tả quá!
 

djtrungkien

New Member
vanhuan sao ko giới thiệu rõ đó là thành phố biển NHA TRANG xinh đẹp của chúng ta nhỉ và còn nhiều lắm.......!
 

nguyenvansang

Well-Known Member
Nha Trang Đẹp quá. Sau này thế nào cũng phải vô 1 lần cho biết(nếu đẹp quá thì phải vô nhiều:D)
 

Anhtoitb

New Member
Ngôi nhà sàn của Bác Hồ đã ra đời như thế nào?

TP - Nằm khiêm tốn dưới những tán cây xanh trong khu vườn phủ chủ tịch là ngôi nhà sàn Bác Hồ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong 11 năm cuối cùng. Ngôi nhà là biểu tượng của phong cách và lối sống giản dị của một vị lãnh tụ hết lòng vì nhân dân.


2v29hdi744qtggcz9i1.jpg

Nhà sàn Bác Hồ


Sau 4 năm, kể từ ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại khu Phủ chủ tịch, Người vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ, vốn là nơi ở của người thợ điện phục vụ cho toàn quyền Pháp ở Đông Dương.

Ngôi nhà nằm ở hướng rất nóng, vì vậy, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của Bác. Đây cũng chính là điều mà các đồng chí Trung ương và Bộ Chính trị rất băn khoăn và lo lắng. Đã nhiều lần Bộ Chính trị đề nghị xây dựng một ngôi nhà mới tạo điều kiện cho Bác ở và làm việc, nhưng Bác vẫn từ chối.

Tháng 3 năm 1958, Bác đi Thái Nguyên và đến thăm hợp tác xã nông nghiệp xóm Cầu Thành, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, là hợp tác xã đầu tiên của tỉnh. Sau đó Bác đến thăm trạm bơm Lữ Yên, xã Yên Thịnh, huyện Phú Bình.

Trên đường trở về Hà Nội, Bác rất mừng trước những thay đổi của đời sống đồng bào các dân tộc. Khi nói chuyện về lối sống nhà sàn của đồng bào Việt Bắc, Người nói với anh em cán bộ cùng đi: Vừa rồi các đồng chí Trung ương có đề nghị xây nhà mới cho Bác ở và làm việc, nếu được, thì Bác nghĩ là làm một căn nhà sàn nhỏ ở bên kia bờ ao theo kiểu nhà sàn của đồng bào.

Vào cuối tháng đó, Bộ Chính trị đã quyết định triển khai xây dựng ngôi nhà mới cho Bác và giao nhiệm vụ cho Cục thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông thủy lợi và Tổng cục Hậu cần QĐNDVN tiến hành thiết kế và thi công. Người được vinh dự thiết kế ngôi nhà sàn là kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, lúc đó, là Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông Thủy lợi.

Trước khi hình thành ý tưởng thiết kế kiến trúc Nguyễn Văn Ninh được các đồng chí thuộc Văn phòng Phủ Chủ tịch bố trí cho đến thăm nơi ở và làm việc của Bác, đó là ngôi nhà Bác ở đầu tiên khi về Phủ Chủ tịch.

Đồng chí Nguyễn Văn Ninh kể lại: “Sau khi xem xét kỹ chỗ ngủ, chỗ làm việc của Bác tôi nảy ra nhiều suy nghĩ, cái lớn lao, cao cả của Bác không những toát ra qua sự nghiệp vĩ đại của Người mà còn toát ra qua những cái tưởng như rất bình thường, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với Bác không cần tô vẽ gì hết, vì mọi sự tô vẽ, trau chuốt trở nên thừa, ý nghĩ ấy đã giúp tôi phác thảo ra cái hướng chính của việc thiết kế ngôi nhà sàn của Bác…

Tuy vậy, tôi vẫn chưa hết lo. Ý đồ của tôi là muốn làm một ngôi nhà giản dị nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông để giữ gìn sức khỏe cho Bác. Nhưng tôi vẫn sợ bản thiết kế của tôi bị gạt bỏ nếu nó tốn kém quá”.

Giữa lúc đang băn khoăn về việc thiết kế thì Bác đã cho mời kiến trúc sư đến để trao đổi, gợi ý và phác thảo những nét chính của ngôi nhà mới, Bác nói: Ngôi nhà mới sẽ làm giống như nhà sàn ở trên chiến khu Việt Bắc. Bác đề nghị không nên làm rộng, như vậy vừa đỡ tốn kém, vừa tránh lãng phí. Về việc chọn gỗ để xây dựng nhà sàn Bác cũng đề nghị nên dùng gỗ thường, không nên dùng gỗ tốt.

Bác gợi ý cho kiến trúc sư là tận dụng vách ngăn hai phòng làm giá sách cho gọn, tiện mà đỡ tốn diện tích không gian trong phòng. Hành lang xung quanh ở tầng hai, làm rộng để có thể ngồi đọc sách và ai cần qua lại đều tiện lợi. Cầu thang, lúc đầu kiến trúc sư thiết kế hẹp chỉ vừa đủ với một người lên xuống, nhưng Bác đã đề nghị làm rộng thêm. Bác nói, để khi có khách quý là nguyên thủ quốc gia đến thăm Bác, hai người cùng bước lên một lúc.

Sau khi bản thiết kế được hoàn thành, ngày 15 tháng 4 năm 1958 ngôi nhà sàn được bắt đầu thi công, phụ trách thi công là đội 5, thuộc Đội kiến thiết cơ bản của Tổng cục Hậu cần, gồm 30 người do đồng chí Nguyễn Kim Toàn làm Đội trưởng.

Với tinh thần làm việc hăng say, khẩn trương, các cán bộ, chiến sĩ đã tranh thủ thời gian làm ngày làm đêm. Ngoài những giờ làm việc trong Phủ Chủ tịch anh em còn tranh thủ làm tại đơn vị để hoàn thành khối lượng công việc trong khoảng thời gian ngắn nhất, với quyết tâm hoàn thành ngôi nhà vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 68 của Bác.

Sau khoảng một tháng, ngày 17 tháng 5 năm 1958, ngôi nhà sàn của Bác được khánh thành.

Ngày khánh thành ngôi nhà sàn, Bác tổ chức một buổi liên hoan nhỏ ngay tại gian dưới nhà sàn, để cảm ơn kiến trúc sư cùng tất cả anh em trong đơn vị thi công, buổi liên hoan diễn ra trong không khí thân tình và đầm ấm. Bác mời mọi người uống nước, ăn bánh kẹo, chụp ảnh chung và bắt tay cảm ơn từng người. Bác khen ngợi: “Các chú làm như thế là nhanh, tốt, đảm bảo thời gian, nhưng còn khuyết điểm là tốn kém”.

Ngôi nhà sàn xây được dựng trong khu vực có nhiều cây cối xung quanh và gần hồ nước vì vậy có rất nhiều muỗi. Khi thiết kế kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh cũng không thể lường trước được điều này.

Tuy đã được quét dọn sạch sẽ, nhưng mỗi khi Bác ngồi làm việc nhất là vào ban đêm khi ánh đèn bật sáng, muỗi từ các lùm cây lại bay vào “làm phiền” Bác. Anh em cảnh vệ kể lại những đêm Bác làm việc khuya nghe tiếng phất muỗi của Bác, trong lòng thương Bác vô cùng.

Biết được câu chuyện ấy, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh vô cùng xúc động và ân hận, sau nhiều lần bàn tính cuối cùng ông đã ra phương án tối ưu là dùng lưới đồng nhỏ căng lên các ô của sổ, như vậy vừa ngăn được muỗi vừa tạo cho căn phòng thoáng mát vào mùa hè. Nhưng lại lo Bác không đồng ý vì tốn kém.

Nhân một chuyến Bác đi công tác vắng, kiến trúc sư và anh em phục vụ đã lặng lẽ thực hiện phương án trên và hoàn thành trước khi Bác trở về. Kiến trúc sư tâm sự: “Không biết hôm về, trông thấy lưới đồng, Bác có phê bình các anh trên ấy không? Nhưng riêng về phần tôi, giá Bác có gọi lên khiển trách, tôi sẵn sàng nhận khuyết điểm trước Bác về sự tốn kém này. Chứ để Bác hàng ngày cứ phải cầm quạt để phất muỗi trong khi làm việc như vậy thật không ai đành tâm được”.

Ngôi nhà sàn, nơi ở và làm việc của Bác Hồ gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, cùng với những đóng góp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Sau khi Bác Hồ qua đời, ngôi nhà sàn trở thành một di sản văn hóa vô giá của dân tộc, ngày 15/5/1975, ngôi nhà sàn Bác Hồ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Trải qua gần bốn thập kỷ, từ sau ngày Bác Hồ ra đi đến nay, Di tích nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã đón hơn 50 triệu lượt khách tham quan từ khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam và hơn 150 nước trên thế giới...
 

Anhtoitb

New Member
Hội An - địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ.

gc7rmchegsi4mfatwhkp.jpg

onlzkr0mhlpka6vf3at.jpg
sh1hvvsxbie9vg2hpnol.jpg


3kl6ey8szoj68jmumwyi.jpg
0sd1uuuidtz3l4woz5p2.jpg


 
Top