• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Phòng khám đa khoa CLB PV Hải Phòng !

Anhtoitb

New Member
Cách trị nấc

Cách trị nấc

Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực. Bệnh có thể được chữa bằng nước gừng, cháo hạt tía tô, cháo nho... hoặc đơn giản bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ hoặc nuốt nước bọt liên tục.

Nguyên nhân gây nấc tạm thời là do rối loạn trong hoạt động của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu cục bộ, tăng ure huyết… Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí.

Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược… cũng gây nấc. Nấc còn xuất hiện khi ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống nước lạnh, hoặc để dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết, khiến khí đi ngược lên cơ hoành.

Người ta chia nấc làm 3 loại:

- Nấc do nhiễm lạnh: thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi tối, tiếng nấc nặng hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.

- Nấc do nhiệt thịnh: tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó…

- Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém…

Một số món ăn bài - thuốc trị nấc:

1. Nước gừng: gừng tươi 2 lát mỏng, giã nhỏ, đun với 200ml nước nhỏ lửa, để nguội, lọc nước bỏ bã. Đường trắng 1 thìa cà phê cho vào quấy đều. Bệnh nhân vừa uống vừa đếm đến 9, dùng 1-2 lần/ngày.

2. Nước vải: vải chín 10 quả, bóc cùi, cho vào cốc với 1 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy. Khi cùi vải chín thì ép lấy nước. Bệnh nhân ăn cùi vải trước sau đó uống nước 2 lần/ngày.

3. Nước quất hồng bì: quất hồng bì chín 20 quả, rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm 1 thìa canh đường, trộn đều, hấp cách thủy. Khi quất hồng bì chín, ép lấy nước uống.

4. Cháo hạt tía tô: hạt tía tô 20 g, xay thành bột mịn, thêm hạt tiêu 4 hạt, đun với 250 ml nước, chắt nước bỏ bã. Bột gạo 100 g cho vào nước hạt tía tô, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho 20 g đường phèn, quấy tan. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, trong 2-3 ngày.

5. Cháo nho: Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa. Gạo xay thành bột, nho quả rửa sạch, giã dập đun với 200 ml nước, chắt nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn một lần/ngày lúc đói, dùng trong 2 ngày.

Cách trị nấc không dùng thuốc:

- Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục…

- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy trong 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15 -20 lần.

- Bệnh nhân nhắm hờ mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ và sâu vào hai nhãn cầu trong 1-2 giây, rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ, làm liên tục trong 15-20 lần.

Bác sĩ Minh Nguyệt, Khoa Học & Đời Sống
 

Anhtoitb

New Member
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

Bé đang bú bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Đó là bé đã bị sặc sữa, một tai biến thường gặp khi bú bình. Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy.

Gặp trường hợp này cần cấp cứu ngay vì đưa đi bệnh viện lúc này thường không cứu kịp. Người lớn phải khẩn trương làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi. Khi hút xong nên kích thích mạnh vào đầu trẻ, để cháu bé khóc và thở được. Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục cứu chữa và giải quyết hậu quả.

Sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân:

- Do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.

- Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc.

- Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện. Nếu người vừa cho bú vừa à ơi nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Để đề phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.


BS Vũ Hướng Văn, SK&ĐS, 6/2001
 

Anhtoitb

New Member
Kinh nghiệm

Chảy máu cam và cách xử trí

Hiện tượng này đứng hàng đầu về tần số xuất hiện trong các triệu chứng chảy máu tự phát đường hô hấp trên. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời; trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế.

Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Chảy máu mũi hay gặp nhất ở người trên 40 tuổi (64%) do thành mạch ở độ tuổi này có sức đàn hồi kém. Số bệnh nhân tăng đáng kể trong giai đoạn chuyển mùa vì sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân (như tăng huyết áp, dị ứng...) hoặc gây rối loạn vận mạch, làm tổn thương niêm mạc hốc mũi.

Ngoài các ca chảy máu mũi do tăng huyết áp, chấn thương, viêm nhiễm tại chỗ, nhiễm trùng toàn thân (sốt do virus, viêm gan mạn tính, tiểu đường, suy thận...), phần lớn trường hợp không xác định được nguyên nhân. Đây là loại chảy máu mũi tự nhiên, lượng máu chảy ít, tự cầm, hay tái diễn, thường xảy ra khi gắng sức hoặc đi ngoài trời nắng.

Khi bị chảy máu mũi, trước hết nên tìm cách cầm máu, khi ổn định mới tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Tại nhà, nếu chảy máu nhẹ (máu chảy nhỏ giọt ra phía trước của mũi, số lượng ít), nên để người bệnh ngồi cúi về phía trước, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 10 phút, máu có thể cầm. Ở những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non, nên giã nhỏ lá này rồi nhét vào bên mũi chảy máu.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều ra trước mũi và xuống dưới miệng, phải nhớ luôn luôn đùn máu ra phía ngoài miệng, tuyệt đối không được nuốt (để tránh chướng bụng và những chất độc do máu phân hủy thành). Cho uống thuốc an thần như Seduxen (nếu có). Nếu ở xa cơ sở y tế, có thể tìm đoạn vải dài, sạch ấn sâu vào trong hốc mũi chảy máu; sau đó khẩn trương vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân để điều trị.

Chảy máu mũi rất hay tái phát. Do đó, để phòng tránh, bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc như: tiếp tục điều trị những viêm nhiễm tại mũi, khám và điều trị các nguyên nhân gây chảy máu mũi đã được xác định.


ThS Phạm Bích Đào, Sức Khỏe & Đời Sống
 

Anhtoitb

New Member
Kinh nghiệm

Thuốc trị chứng đầy bụng khó tiêu​

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng cảm thấy no hơi, nặng bụng, trướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ăn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó tiêu đầy bụng:

17320.jpg

Hình ảnh loét bờ cong lớn dạ dày.

Do cách ăn uống: ăn nhiều tinh bột, lạm dụng chất béo, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong lại đi nằm ngay...

Lạm dụng các chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá...). Các chất này làm tăng tiết acid dịch vị có thể gây thêm cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.

Do nuốt nhiều không khí: Người có tâm trạng bồn chồn, lo lắng, căng thẳng hay nuốt nhiều không khí trong và giữa các bữa ăn. Đặc biệt đối với trẻ còn bú, cách cầm bình sữa không đúng có thể làm trẻ nuốt nhiều không khí, sau đó lại không làm cho ợ hơi có thể làm trẻ không tiêu, bị trớ, ọc sữa...

Do hệ tiêu hóa kém: như có người thiếu dịch men (còn gọi là enzym) tiêu hóa hoặc có sự giảm nhu động dạ dày đưa đến dạ dày đẩy thức ăn xuống ruột chậm gây nên tình trạng ứ trệ thức ăn ở dạ dày hoặc do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo...

Tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa (như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...), các bệnh rối loạn chuyển hoá (tiểu đường, cường giáp), do nhiễm vi khuẩn H.Pylory hay do dùng thuốc chữa bệnh...

Các thuốc trị đầy bụng, khó tiêu:

Thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: Loại này được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa acid dịch vị như maalox plus, phosphalugel, gasvicon, pepsan... Các thuốc này vừa có tác dụng trung hòa acid, vừa chống đầy hơi trong dạ dày. Ngoài ra có thể dùng thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidin), thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol). Nếu bị chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản nên dùng các thuốc có chứa thêm thành phần là alginat (gasvicon). Do khi trào ngược alginat có tác dụng tráng bảo vệ niêm mạc thực quản không để acid dịch vị hại thực quản.

Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày: được dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Một số thuốc có thể dùng như metoclopramid, domperidon (motilium-M)

Thuốc giúp tiêu hóa là các men tiêu hoá để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase, festal... có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ sự tiết mật (chophytol).
 

milos_do

New Member
Phòng khám đa khoa, nhưng không biết bro có cách nào trị đau lưng kô? Dạo này kô hiểu tại sao lưng mình cứ đau ê ẩm, cúi xuống thì cảm thấy đau lắm.
 

Anhtoitb

New Member
Phòng khám đa khoa, nhưng không biết bro có cách nào trị đau lưng kô? Dạo này kô hiểu tại sao lưng mình cứ đau ê ẩm, cúi xuống thì cảm thấy đau lắm.


Bác có thể tả kỹ hơn về các triệu chứng đau lưng của bác được không? Tự nhiên đau hay là làm gì đó... quá sức rùi bị đau hả bác. Tất cả đều phải điều độ chứ bác! Còn phải giữ sức cho những cuộc chiến lâu dài chứ!
 

Anhtoitb

New Member
Tự chữa đau lưng không dùng thuốc

dau-lung1-1205.jpg

Đau lưng cấp tính là một triệu chứng thường gặp, nếu không được điều trị triệt để có thể chuyển thành mãn tính rất khó chữa, thậm chí gây thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, trượt thân đốt sống...


Trên 80% trường hợp đau lưng cấp có thể tự điều trị khỏi sau 3 ngày bằng các cách đơn giản mà không cần dùng thuốc hay phải sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.



Nguyên nhân gây đau lưng cấp


- Thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến các cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh vùng lưng bị co giãn quá mức. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau mỏi lan toả hai bên cột sống lưng. Nếu được chườm nóng lạnh hoặc xoa bóp, cảm giác đau sẽ bớt dần và khỏi sau một ngày.


- Làm việc trong một tư thế cố định cột sống, khối cơ lưng và dây chằng sẽ ít hoạt động gây ứ đọng chất trung gian hoá học trong cơ, đồng thời mạch máu kém lưu thông nên tình trạng nuôi dưỡng khu vực cột sống không được đảm bảo, cũng gây đau lưng cấp.


Người bệnh có cảm giác đau nhức âm ỉ dọc cột sống, các động tác cúi, ngửa, xoay hơi khó khăn. Nằm nghỉ ngơi sau 3 ngày bệnh sẽ khỏi. Có thể chườm nóng lạnh, xoa bóp hoặc kéo giãn trong vòng 24 giờ đầu, tình trạng đau sẽ đỡ.


- Vận động hoặc làm việc trong một tư thế cột sống sai lệch, gây trượt nhẹ các khớp cột sống và đĩa đệm, cũng gây nên đau lưng cấp. Người bệnh có cảm giác đau nhức khu trú tại một vị trí, sờ nắn có cảm giác đau. Nếu tổn thương ở mức nhẹ, kéo giãn cột sống đau sẽ khỏi sau 3 ngày. Có thể xoa bóp, chườm nóng lạnh, nằm nghỉ ngơi, dấu hiệu đau sẽ đỡ.


- Khi cột sống phải chịu sự đè nén của trọng lượng cơ thể hay vật nặng, các đĩa đệm bị đè nén quá mức cũng gây đau lưng cấp. Nếu kéo giãn cột sống, dấu hiệu đau sẽ khỏi sau 3 ngày.


- Đi giầy hoặc dép cao gót làm cho trọng lực cơ thể dồn về phía trước, đốt sống lưng L4 và L5 dễ bị trượt ra trước, gây chèn ép mạch máu và thần kinh, cũng có thể gây đau lưng cấp. Nếu tổn thương nhẹ, kéo giãn cột sống có thể khỏi sau 3 ngày.


- Một số tổn thương thực thể gây đau lưng cấp như, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống, ung thư, lao... cũng gây đau lưng cấp. Áp dụng các biện pháp điều trị như kéo giãn cột sống, nằm nghỉ ngơi, chờm, xoa bóp, dấu hiệu đau không giảm hoặc chỉ giảm nhẹ tức thì, khi ấy cần phải đến khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng đắn.


Các phương pháp tự điều trị đau lưng cấp


1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.


Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.


2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.


3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.


4. Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.


5. Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.



BS Trần Văn Phúc

(Bệnh viện Xanh Pôn​
)
 

Anhtoitb

New Member
Có thể bạn chưa biết!?

Không nên vệ sinh ngay sau khi quan hệ tình dục


Theo kết luận của nhóm các chuyên gia Đại học y tế quốc gia Makere (Uganda) và trường đại học John Hopkins (Mỹ), nam giới vệ sinh ngay sau khi quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ truyền bệnh HIV cao.


Các nhà khoa học cho rằng, sau khi quan hệ khoảng 10 phút mới nên tắm rửa. Thời gian này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh HIV.


Khoảng 2,5 nghìn nam giới Uganda trong độ tuổi từ 15 - 49 tham gia vào nghiên cứu. Những người này cần phải ghi chép đầy đủ những gì họ làm sau khi quan hệ tình dục. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, nguy cơ nhiễm bệnh HIV ở nam giới tắm ngay sau khi quan hệ tình dục là 2,3%. Còn ở nhóm nam giới tắm sau khi quan hệ tình dục 10 phút thì nguy cơ này giảm 6 lần: 0,4%.


Như vậy, kết quả nhận được từ công trình nghiên cứu hoàn toàn ngược lại với những quy tắc vệ sinh tình dục. Các tác giả của nghiên cứu này đã đưa ra một số lý giải cho kết quả thu được. Axit có trong các dịch tiết ra khi quan hệ tình dục không phải là môi trường thuận lợi cho các vi rút HIV. Trong khi đó vi rút HIV xâm nhập vào cơ quan sinh dục nam lại bằng môi trường này. Do vậy, nếu các vi rút càng ở lâu trong môi trường đó, nó càng ít có cơ hội sống sót.


Ngoài ra, vi rút có khả năng hoạt động tốt chỉ trong môi trường lỏng. Trong môi trường khô ráo, vi rút bị mất khả năng hoạt động. Vì thế, nó sẽ hoạt động trở lại ngay sau khi gặp nước.


Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nhà khoa học “kêu gọi” cánh nam giới bỏ qua quy tắc vệ sinh tình dục. Các nhà khoa học khuyên: tốt nhất nên vệ sinh sau khi quan hệ tình dục khoảng 10 phút.


Theo zavtra
 

AnhTu

Super V.I.P
Dạo này AnhTu hay bị nhức đầu, cứ hay bị cảm giác nhói ở phía sau ót bên trái, lâu lâu cứ bị giật giật rất buốt (có cảm giác khi bị giật thì rất nhức đầu), kính nhờ các bác sĩ khám cho ạ.
 

Anhtoitb

New Member
Có thể bạn chưa biết!?

Sử dụng thuốc tránh thai như thế nào?

uong-thuoc-tranh-thai-18020.jpg

Hãy uống thuốc vào một giờ cố định để khỏi bị quên, bạn nhé!

Để việc tránh thai đạt hiệu quả tối đa, hằng ngày bạn cần uống thuốc vào một giờ nhất định, để duy trì nồng độ thuốc cố định trong cơ thể. Để khỏi quên, tốt nhất là nên uống trước khi đi ngủ.


Thuốc tránh thai hằng ngày hiện nay chủ yếu là loại kết hợp 2 hoóc môn sinh dục nữ là oestrogen và progesterone. Các chất này sẽ ức chế tuyến yên, làm các nang noãn ở buồng trứng không phát triển được nên không thể thụ thai. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, căng tức ngực, hơi tăng cân do giữ nước.


Tất cả phụ nữ ở độ tuổi sinh sản đều có thể sử dụng thuốc tránh thai kết hợp, trừ những người mắc bệnh gan, thận, nội tiết, các bệnh về tim mạch, hay có khối u sinh dục như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ung thư tử cung... Ngoài ra, những người đang có thai hoặc nghi ngờ có thai cũng không được dùng thuốc tránh thai kết hợp.


Uống thuốc tránh thai như thế nào?

Mỗi ngày, bạn uống một viên (theo thứ tự ghi trên vỉ thuốc), tốt nhất là vào một thời điểm cố định trong ngày để duy trì sự ổn định của nồng độ trong cơ thể. Để khỏi quên, bạn nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.


Có thể uống viên thứ nhất vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Nhớ là phải uống đều, không được quên. Nếu quên một viên thì ngày hôm sau phải uống luôn hai viên để bù. Chỉ được quên 2 lần thôi. Nếu quên đến lần thứ ba, bạn phải sử dụng các biện pháp tránh thai khác vì lúc này thuốc không có tác dụng nữa.


Tuy vậy, bạn vẫn phải uống cho đến hết vỉ thuốc vì nếu ngừng, nồng độ hoóc môn tụt xuống, niêm mạc tử cung bong ra sẽ gây chảy máu giữa kỳ.


Thuốc tránh thai kết hợp sẽ giảm tác dụng nếu dùng đồng thời với thuốc chống động kinh và kháng sinh Riphampixin.
 

AnhTu

Super V.I.P
Ặc ặc, nhờ chẩn đoán thì bác sĩ đưa nguyên bài thuốc tránh thai===>choáng...ngất xỉu đây
 

Anhtoitb

New Member
Phương châm của ta là phòng còn hơn chống anh Tú ạ!
Đưa bài đó để cảnh tỉnh những trai trẻ như tụi em và nhắc nhở mấy bác già, nếu có ra ngoài tòm tem bậy bạ thì nên biết tí tránh cho an toàn!
 

Anhtoitb

New Member
Tính chung tất cả các ca tiêu chảy nhập viện, Bộ Y tế cho biết đến chiều nay, con số vẫn tiếp tục tăng. Riêng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia đã tiếp nhận 40-50 ca mỗi ngày. Hiện có 160 người tiêu chảy điều trị tại đây trong khi Viện chỉ có 140 giường.

Tại Hà Nội, trong ngày 02/11 đã có hơn 100 người nhập viện, nâng tổng số lên 273 ca. Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Yên cho biết, tất cả các quận huyện đã có người nhập viện vì tiêu chảy. Sóc Sơn và Đông Anh là hai huyện cuối cùng bị nhập vào bản đồ dịch bệnh.


Số bệnh nhân được khẳng định là bị "tiêu chảy cấp nguy hiểm" cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, con số mà các cơ quan công bố là vênh nhau. Theo kết quả soi phân tươi của Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia, đã có 108 ca có kết quả dương tính từng điều trị ở đây. Còn theo xét nghiệm sâu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đến chiều 2/11, toàn miền Bắc có 50 ca bị tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó 37 người ở Hà Nội.




Theo Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn, có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy cấp, như nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn, nhiễm khuẩn lỵ, e.coli, tả... với 1-1,2 triệu ca mỗi năm. Trong tình hình dịch nguy hiểm như hiện nay, chủ trương của Bộ Y tế là mọi ca tiêu chảy cấp đều được xử lý triệt để như dạng bệnh nguy hiểm.

Cũng tại cuộc họp chiều nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu yêu cầu phải nỗ lực truy tìm nguồn gốc ổ nhiễm khuẩn "tiêu chảy cấp nguy hiểm" đầu tiên, nơi làm phát tán dịch đi các nơi. Nghi phạm số một hiện nay là mắm tôm - thực phẩm được 90% bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm sử dụng trước khi phát bệnh.

Đoàn kiểm tra của Bộ đã về Thanh Hóa, nguồn cung cấp mắm tôm chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc. Tại xã Thanh Hải, huyện Hậu Lộc, các chuyên gia đã xét nghiệm mắm tôm và người tiếp xúc với thực phẩm này ở tất cả các cơ sở chế biến để tìm vi khuẩn gây "tiêu chảy cấp nguy hiểm", tuy nhiên kết quả đều âm tính. Nhiều mẫu ở các nơi khác đang được lấy và xét nghiệm.

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu hủy số mắm tôm hiện có khi sản phẩm này bị tạm ngừng sử dụng. "Nếu người dân đem đổ ra môi trường thì rất nguy hiểm vì vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra ngoài" - ông Triệu nói.

Vì vậy, Bộ Y tế sẽ gấp rút xây dựng một quy trình xử lý tiêu hủy mắm tôm để phổ biến cho các địa phương, dự kiến trong tuần tới sẽ hoàn tất. Hiện đã có ý kiến nên chưng lên rồi hủy, nhưng ai chưng, làm cách thế nào để bảo đảm an toàn, sau đó xử lý ra sao, đối với vỏ hộp có dính mắm tôm nên làm thế nào... vẫn đang được bàn tiếp.

"Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm" được phát hiện từ ngày 23/10, bắt đầu ở Hà Nội, và chính thức được công bố thành dịch từ 31/10. Hiện dịch đã lây lan đến các tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình.

Con số bệnh nhân tăng liên tục trong những ngày qua.
 

Anhtoitb

New Member
Trước tình hình đại dịch tiêu chảy đang tràn lan và hiện Hải Phòng đã có 4 quận nội thành + Kiến Thụy đã có dịch. Phòng khám và Ban bảo vệ sức khỏe các Mem của Hải Phòng kêu gọi các anh em và gia đình nghiêm túc thực hiện phòng bệnh:
- Không tiết canh, lòng lợn.
- Không mắm tôm
- Không rau sống, gỏi cá, nem chua...
- Không ăn sáng + ăn trưa + ăn tối tại các quán vỉa hè (nên vào các nhà hàng sang trọng)
- Không siêu thị Chợ Đổ


Nếu ai bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đến ngay Bệnh viện Việt Tiệp, nếu cần tư vấn gọi ngay cho Bác sĩ Long (Badamgiak23): 0904580590 để được tư vấn kịp thời.
 

Anhtoitb

New Member
Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả

Phác đồ điều trị bệnh tả

Hai ngày sau khi công bố dịch tiêu chảy cấp, chiều qua Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị bệnh tả, với những triệu chứng như tiêu chảy liên tục có khi hàng chục lít một ngày; phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo...

Bệnh tả do vi khuẩn hình dấu phẩy Vibrio cholerae gây ra, gây mất nước và điện giải trầm trọng, dẫn đến sốc nặng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tả từng gây các đại dịch làm chết hàng triệu người, đến nay vẫn còn xảy ra dịch ở châu Phi và một số nước châu Á. Ở Việt Nam vẫn có các trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.

Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm vùng ven biển, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất diệt khuẩn thông thường. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày.

Triệu chứng

Biểu hiện ban đầu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Sau đó, bệnh nhân tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.

Bệnh nhân nôn rất dễ dàng (lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước), thường không sốt, ít khi đau bụng. Do mất nước và điện giải, người bệnh mệt lả, bị chuột rút.

Bệnh tả có 4 thể:

- Thể không có triệu chứng;
- Thể nhẹ giống tiêu chảy thường;
- Điển hình nhất là thể cấp tính như miêu tả ở trên;
- Thể tối cấp (diễn biến nhanh chóng, bí tiểu, suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và tử vong).


Ở trẻ em, thường bệnh ở thể nhẹ giống như tiêu chảy thường, có nôn, thường sốt nhẹ.

Điều trị

Nguyên tắc là cách ly bệnh nhân, bồi phụ nước và điện giải, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Không được dùng các thuốc làm giảm đi cầu.

Các ca bệnh nặng, không đo được mạch và huyết áp thì phải cấp cứu tại chỗ, nếu chuyển tuyến quá xa thì tiên lượng càng nặng thêm.

Bệnh nhân được ra viện khi hết tiêu chảy, tình trạng lâm sàng ổn định, kết quả xét nghiệm cấy phân 3 lần đều không có khuẩn tả (thường sau khi ổn định về lâm sàng khoảng 1 tuần).

Phòng bệnh

Cách ly bệnh nhân ở buồng riêng. Xử lý phân và chất thải bằng cloramin B 10% theo tỷ lệ 1/1 hoặc vôi bột.

Khử khuẩn quần áo, chăn màn, dụng cụ, phương tiện chuyên chở bệnh nhân bằng dung dịch cloramin B 1-2%, nước Javen 1-2% hoặc nước sôi.

Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bằng kháng sinh.

Các biện pháp dự phòng chung: Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch. Ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước giải khát. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Sử dụng vắcxin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng.

(Theo Bộ Y tế)
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Dạo này AnhTu hay bị nhức đầu, cứ hay bị cảm giác nhói ở phía sau ót bên trái, lâu lâu cứ bị giật giật rất buốt (có cảm giác khi bị giật thì rất nhức đầu), kính nhờ các bác sĩ khám cho ạ.

MAN AnhTu thử đi kiểm tra huyết áp xem sao,có thấp quá không :-?
 

Nokialover

New Member
Long xem có tài liệu nào nói về việc ăn nhiều mì chính quá có hại ko ? Ông già anh mỗi khi đau đầu là ăn cơm trộn mỳ chính luôn nói ra cụ bảo ko sao :( :(:(
 

Tuan1412

New Member
Long xem có tài liệu nào nói về việc ăn nhiều mì chính quá có hại ko ? Ông già anh mỗi khi đau đầu là ăn cơm trộn mỳ chính luôn nói ra cụ bảo ko sao :( :(:(

Cơm trộn mì chính sao mà ăn đc anh.:D
 

Anhtoitb

New Member
Gửi anh Long (Nokialover)

WHO không khuyến cáo hạn chế sử dụng mì chính

Tiến sĩ Bùi Minh Đức, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm, cho biết, trước năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Nông Lương Thế giới khuyên chỉ dùng tối đa 120 mg mì chính trên 1 kg thể trọng mỗi ngày. Nhưng sau đó, 2 tổ chức trên đã khẳng định là không cần hạn chế liều dùng đối với gia vị này.

Theo các báo cáo khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới, với nhiệt độ đun nấu, mì chính không có những biển đổi gây độc hại cho người sử dụng. Cũng chưa nghiên cứu nào chứng minh được rằng loại gia vị này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vì vậy, hiện không có một tổ chức hay quốc gia nào cấm sử dụng mì chính trong thực phẩm, kể cả với trẻ em. Tuy nhiên, đây chỉ là chất phụ gia tạo vị ngon ngọt cho thức ăn chứ không phải là chất bổ dưỡng. Việc dùng nó trong khẩu phần của trẻ có thể làm trẻ thay đổi khẩu vị và nghiện mì chính (khi không có gia vị này, trẻ sẽ không ăn). Người mắc bệnh cao huyết áp, thận hoặc tim cũng không nên dùng mì chính vì nó chứa nguyên tố natri.

Ông Đức cũng cho biết, một số ít người sau khi ăn thực phẩm cho nhiều mì chính đã có cảm giác khó chịu như nôn nao, chóng mặt, đau đầu. Có thể coi đây là hiện tượng dị ứng do cơ địa mẫn cảm; tương tự như hiện tượng mẩn ngứa, tiêu chảy... xuất hiện ở những người không hợp với tôm cua hoặc các thức ăn khác (tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy mì chính không phải là thủ phạm gây dị ứng hay đau đầu).

Theo một thí nghiệm thực hiện trên chuột gần đây, việc ăn quá nhiều mì chính sẽ ảnh hưởng đến thị giác. Tuy nhiên, để có ảnh hưởng này, mì chính phải chiếm 10-20% trọng lượng khẩu phần ăn, liên tục trong 6 tháng; nếu dùng ít hơn sẽ không có vấn đề gì. Đối với con người, nếu thực hiện khẩu phần tương tự thì một người nặng 60 kg phải ăn đến 500 g mì chính/ngày. Điều này không thể xảy ra. Vì vậy, theo, tiến sĩ Bùi Minh Đức, những người sử dụng mì chính, dù hơi nhiều một chút, cũng không sợ bị giảm thị lực.
 
Top