NgocVNPT
New Member
Intel trình diễn cách thức sạc điện không dây

Giám đốc công nghệ Intel, Justin Rattner, trình diễn phương thức truyền tải điện không dây tại Diễn đàn phát triển Intel 2008 (IDF).
Sử dụng phương thức truyền tải điện năng không dây, một ngày nào đó con người có thể sạc pin laptop, ĐTDĐ hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác mà không cần phải cắm dây nguồn vào ổ điện.
Đó chính là công nghệ mà Intel trình diễn ngày 21/8 khi demo phương thức thắp sáng một ngọn đèn điện 60w từ một nguồn điện cách đó 1m. Hiệu quả năng lương được đánh giá là đạt 75%, và thành quả này dựa trên những nghiên cứu được Viện công nghệ Massachusetts (MIT) công bố hồi năm ngoái.
Công nghệ mới dựa trên việc sử dụng một số nguyên tắc vật lý và bộ dây điện cộng hưởng cùng tần số để truyền tải năng lượng ở một khoảng cách nhất định.
Hiện tại, Intel đang phát triển một mẫu laptop có khả năng chấp nhận nguồn điện không dây. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm thế nào để nguồn điện này không tác động và ảnh hưởng tới những thành phần khác của máy tính.
Còn nhiều việc phải làm
Theo Tiến sĩ Izahr Matzkevich, đồng sáng lập tổ chức phát triển không dây WildCharge, thì công nghệ mà Intel trình diễn còn rất nhiều việc phải làm trước khi nó được áp dụng trong thực tế.
Công nghệ này dựa trên những nghiên cứu mở đường của Tiến sĩ Marin Soljacic tại Phòng nghiên cứu Vật lý và Điện tử (thuộc MIT). Theo nghiên cứu đã được công bố năm 2006, Soljacic đã chỉ ra cách thức truyền một nguồn điện ở khoảng cách 2,1m nhờ sử dụng phương thức cộng hưởng từ. Khi đó, bộ truyền và nhận phải hoạt động ở cùng một tần số từ để đưa nguồn điện từ điểm này tới điểm khác.
Hiệu quả và khoảng cách
Công nghệ của Intel tập trung vào 2 nhân tố chính trong thiết bị sạc không dây, đó là khoảng cách và tính hiệu quả. Những thử nghiệm trước đây cho thấy khả năng bảo toàn năng lượng chỉ đạt tối đa 50%. Điều này có nghĩa là chỉ có một nửa năng lượng được truyền tới thiết bị đích. Trong khi đó, thử nghiệm của Intel đạt hiệu quả 60-70%.
Ngoài ra, một trở ngại nữa đối với công nghệ này là khoảng cách. Công nghệ hiện tại yêu cầu thiết bị sạc không dây phải liên kết (theo một cách nào đó) với đế sạc. Và theo như tiến sĩ Matzkevich thì khoảng cách sẽ là một trở ngại cần vượt qua đối với công nghệ này trong tương lai. “Theo như trình bày ủa MIT thì công nghệ cộng hưởng sẽ cần một hạ tầng rất lớn, chẳng hạn như các cuộc điện phải dài ít nhất 60cm để truyền điện ở một khoảng cách ngắn”, nhận định của tiến sĩ Matzkevich.
Tiến sĩ Matzkevich cũng cảnh báo rằng trường cộng hưởng có thể gây nhiễu và ảnh hưởng tới các thiết bị không dây khác, và việc giảm kích cỡ cuộn điện để sao cho chúng hợp với ĐTDĐ sẽ tạo ra sức nóng vô cùng lớn.
Những thành quả hiện có
Thành công lớn nhất hiện nay của công nghệ truyền tải điện không dây là sản phẩm bộ sạc WildCharge dành cho dòng di động Motorola Razr. Hiện sản phẩm của WildCharge mới chỉ dành cho Razr V3, còn các phiên bản dành cho iPod và Blackberry 8800 sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Một số tên tuổi mới khác như WiPower và PowerMat cũng đang nghiên cứu những sản phẩm sạc điện không dây tương tự. Thậm chí còn có tin cho rằng PowerMat đang phát triển những vật chất dẫn điện để sạc điện không dây cho các thiết bị cầm tay ở bất cứ nơi nào.
Tiến sĩ Matzkevich cũng cho biết hiện Intel và WildCharge đang hợp tác nghiên cứu và phát triển những sản phẩm và công nghệ liên quan. Và một giải pháp sạc điện không dây cho laptop sẽ sớm ra mắt trong một vài năm nữa.
(Theo VnMedia)
Chỉnh sửa cuối: