• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Tin tức Old

Bạn sẽ chọn điện thoại nào?

  • 1. Sony Ericsson K800i

    Votes: 7 19.4%
  • 2. LG Chocolate KG800

    Votes: 1 2.8%
  • 3. Samsung D900

    Votes: 1 2.8%
  • 4. BlackBerry 8700

    Votes: 1 2.8%
  • 5. Sony Ericsson Z610i

    Votes: 0 0.0%
  • 6. Motorola SLVR L7

    Votes: 1 2.8%
  • 7. Motorola D&G RAZR V3i

    Votes: 2 5.6%
  • 8. Sony Ericsson W810i

    Votes: 1 2.8%
  • 9. BlackBerry Pearl 8100

    Votes: 0 0.0%
  • 10. Nokia E61

    Votes: 3 8.3%
  • 11. Nokia 5500 Sport

    Votes: 2 5.6%
  • 12. Mio A701

    Votes: 0 0.0%
  • 13. Nokia N91

    Votes: 2 5.6%
  • 14. Nokia N95

    Votes: 20 55.6%

  • Total voters
    36
  • Poll closed .
Status
Không mở trả lời sau này.

timhieu

New Member
Người dùng bối rối vì quá nhiều hệ điều hành di động

Chỉ cần có hai hệ điều hành để dùng cho khoảng 95% số máy tính trên toàn thế giới, nhưng để chạy 2,5 tỷ thiết bị điện thoại trên toàn cầu, hiện người ta phải dùng tới hàng tá hệ điều hành.
i41231146vl5.jpg



Các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia trong ngành công nghiệp di động cho rằng, tình trạng này đang làm kìm hãm sự phát triển của các dịch vụ mới.


Ông Tony Cripps, một nhà phân tích cao cấp của hãng tư vấn truyền thông Ovum ở Luân Đôn (Anh) nói: "Hiện đang có quá nhiều loại hệ điều hành cho các thiết bị di động và con số này ngày càng nhiều hơn khiến cho mọi việc trở nên quá phức tạp đối với các công ty phần mềm nhỏ".


Các hãng điện thoại di động cũng đang tỏ ra rất lo lắng với tình trạng này bởi những ứng dụng mới mà họ đưa ra để tìm cách tăng thu nhập và lợi nhuận có thể sẽ chỉ chạy được trên một số ít loại điện thoại bởi các nhà phát triển phần mềm đang phải vật lộn để đáp ứng các loại hệ điều hành di động khác nhau. Càng có nhiều hệ điều hành, các hãng di động càng mất nhiều thời gian và tiền bạc để cấu hình các loại loại điện thoại mà họ bán ra.


Vodafone, hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới nếu tính về thu nhập, đã đi đầu trong việc đưa ra biện pháp hạn chế số lượng hệ điều hành. Hồi tháng 11-2006, hãng này thông báo rằng họ sẽ chỉ bán ra các loại điện thoại sử dụng các hệ điều hành Windows Mobile, Symbian Series 60 và Linux. Còn từ hơn một năm nay, tập đoàn NTT DoCoMo của Nhật Bản cũng đã chỉ tập trung vào các loại điện thoại sử dụng hệ điều hành Symbian và Linux.


Ông Andy Brannan, chủ tịch hãng Symbian nói: "Việc Vodafone chỉ lựa chọn một số ít hệ điều hành là điều không thể tránh khỏi". Symbian là một hãng phần mềm Anh chuyên phát triển các loại hệ điều hành di động với 50% cổ phần do tập đoàn Nokia của Phần Lan nắm giữ.


Còn ông Arun Sarin, giám đốc điều hành của Vodafone thì tuyên bố: "Chúng tôi cần giảm số lượng hệ điều hành trên các điện thoại. Tôi không nói rằng sẽ giảm xuống chỉ còn một, mà là một số ít. Với càng ít hệ điều hành, chúng tôi sẽ càng dễ dàng phân phối các nội dung".


Phần lớn các hãng chế tạo điện thoại di động sử dụng phần mềm mà họ tự phát triển để chạy các loại điện thoại đơn giản. Nhưng những loại điện thoại thông minh, các thiết bị cao cấp có khả năng truy cập Internet và gửi thư điện tử, chạy trên các hệ điều hành được phát triển bởi các công ty khác. Ông Brannan cho rằng trong tương lai, chỉ có những chiếc điện thoại cơ bản mới chạy các hệ điều hành do các hãng chế tạo điện thoại tự phát triển.


Theo Canalys, một hãng tư vấn và nghiên cứu thị trường Anh, chỉ tính riêng năm 2006, hai phần ba số điện thoại thông minh được bán ra trên thị trường sử dụng hệ điều hành Symbian, tăng khoảng 4% so với năm 2005. Hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft đứng thứ hai với 14% thị phần, thấp hơn một chút so với năm trước đó. Và tiếp theo là Research in Motion, hãng chế tạo các thiết bị BlackBerry, với 7% và cuối cùng là Linux với 6%.


Việc có quá nhiều hệ điều hành di động cũng làm tăng chi phí phát triển phần mềm, ông Faraz Hoodbhoy, giám đốc điều hành PixSense, hãng chế tạo các phần mềm giúp người dùng các loại điện thoại máy ảnh lưu và chia sẻ các nội dung đa phương tiện, cho biết.


Ông nói: "Điện thoại không giống như máy tính, nơi tất cả những ai có một kết nối Internet có thể tải về phần mềm của bạn. Trong thế giới di động, rào cản của sự sáng tạo cao hơn nhiều".


Ông Cripps, nhà phân tích của Ovum cho rằng, việc một nhà phát triển phần mềm sẽ quyết định tập trung hỗ trợ hệ điều hành nào sẽ phụ thuộc vào khu vực địa lý và dạng người dùng mà ông ta muốn thu hút. Windows Mobile phát triển mạnh hơn ở khu vực Bắc Mỹ và thu hút được nhiều người dùng là doanh nhân hơn, trong khi ở châu Âu, Symbian đang giữ ngôi vị thống trị với số người dùng chủ yếu không phải là doanh nhân.


Nhưng theo ông Cripps và một số quan chức điều hành khác thì bất chấp những nỗ lực như của Vodafone, DoCoMo và những hãng cung cấp dịch vụ khác, quy mô khổng lồ của thị trường điện thoại di động vẫn sẽ giúp cho các hệ điều hành nhỏ sống sót.


Ông Fabrizio Capobianco, giám đốc điều hành của Funambol, một công ty phần mềm mã nguồn mở Mỹ chuyên phát triển các chương trình thư điện tử cho điện thoại di động nói: "Tôi cho rằng sẽ không sớm xuất hiện xu hướng hội tụ các hệ điều hành". Lấy sản phẩm điện thoại mới của Apple làm ví dụ, ông Capobianco nhận xét thêm: "Vodafone đang tìm cách tiêu chuẩn hóa với ba loại hệ điều hành, nhưng khi điện thoại iPhone của Apple xuất hiện, họ sẽ phải có ít nhất là bốn".


Theo CNet và New York Times
 

Huycl2507

New Member
GSM chuyển hướng, cơ hội cho CDMA

Năm 2006, các mạng di động GSM (Viettel Mobile, VinaPhone, MobiFone) tạo nên những kỳ tích về phát triển thuê bao di động với hơn 10 triệu thuê bao phát triển mới.

98011193dc2.jpg


Với tốc độ phát triển như vũ bão của các mạng GSM, cùng với các chương trình khuyến mại khủng bố, các mạng CDMA dường như ít có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, cũng chính vì các chương trình khuyến mại quá lớn, tốc độ phát triển thuê bao quá nhanh, hàng loạt các vấn đề đã nảy sinh đối với các mạng GSM.

Thứ nhất, chi phí khuyến mại đã trở nên quá lớn khi số lượng thuê bao mới tăng đột biến và tính kèm cả khuyến mại đối với các khách hàng cũ. Thứ hai, lượng thuê bao ảo tăng đột biến làm căn bệnh “mua sim thay thẻ cào” ngày càng trầm trọng. Thứ ba, chất lượng dịch vụ của các mạng GSM suy giảm rất nhanh chóng: nghẽn mạng, lỗi mạng xảy ra thường xuyên làm nhiều khách hàng phiền lòng. Đây đồng thời cũng là lý do chính khiến cho các mạng GSM cân nhắc lại về cuộc chạy đua khuyến mại của mình trong năm 2007. Lãnh đạo một mạng GSM cho biết: “Bây giờ đã đến lúc phải nhìn lại, giảm khuyến mại và tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Chúng tôi không muốn tiếp tục lao vào một cuộc đua khuyến mại không có điểm dừng và tất cả cùng chết”.

Khi các mạng GSM giảm khuyến mại thì cũng là lúc HT Mobile, mạng CDMA thứ ba tại Việt Nam gia nhập thị trường. Thay vì các biện pháp thăm dò ban đầu, mạng 092 (HT Mobile) làm liên tiếp 2 chương trình khuyến mại gây sốc: thứ nhất là gọi và nhắn tin nội mạng miễn phí trong 3 tháng, hai là tặng cả sim và máy CDMA cho các khách hàng hoà mạng mới.

Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, một bộ phận không nhỏ các khách hàng luôn tìm kiếm các cơ hội dùng di động giá rẻ sẽ lựa chọn HT Mobile vì chỉ riêng giá cước, mạng này rẻ hơn các mạng hiện tại khoảng 30%. Nếu tính thêm cả các chương trình khuyến mại gây sốc của HT Mobile, mức tiết kiệm chi phí còn lớn hơn nhiều. Đi kèm với đó, sự hấp dẫn của công nghệ cao và các dịch vụ gia tăng vượt trội như SMS Talk (tin nhắn biết nói) sẽ khiến cho HT Mobile trở thành một hiện tượng di động đầu năm 2007. Một chuyên gia về viễn thông nhận xét: “Khi người ta đã mệt mỏi với các chương trình khuyến mại kiểu cũ, với các dịch vụ gia tăng đơn điệu thì một mạng di động mới với công nghệ mới, giá cước cực rẻ, những dịch vụ gia tăng đột phá chưa từng xuất hiện, kèm những chương trình khuyến mại vô tiền khoáng hậu sẽ là một cú hích mới cho thị trường di động”.

Tuy nhiên nếu chỉ phụ thuộc vào giá rẻ thì HT Mobile sẽ không có khả năng thu hút và duy trì khách hàng nếu như có một mạng thứ 7 xuất hiện với giá rẻ hơn HT Mobile hiện tại. Điều đáng nói ở đây là sự thông minh của HT Mobile khi đưa ra rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng không chỉ là giá cước, gói cước mà các dịch vụ đi kèm. Nếu như gói cước B - Smart rất hấp dẫn sinh viên và những người có nhu cầu di động thấp thì gói cước B - Busines, B- Vip và đặc biệt Corporate rất thiết thực và phù hợp với tầng lớp doanh nhân những người sử dụng điện thoại di động như một công cụ giao tiếp hàng ngày. Thêm vào đó, việc chuyên nghiệp hoá các công đoạn chăm sóc khách hàng của một mạng di động như HT Mobile cũng là một nét mới của thị trường di động. Đây cũng là một sức ép khiến cho chất lượng dịch vụ nói chung của toàn bộ thị trường thông tin di động tăng lên rất nhiều và khách hàng sẽ là người được hưởng lợi sau cùng”.

(24H.COM.VN - Theo Hà Nội Mới)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Điện thoại bán chạy tháng 2/2007

Mặc dù bảng xếp hạng điện thoại bán chạy trong tháng 2 của tạp chí công nghệ Cnet châu Á không có sản phẩm mới, nhưng ngôi vị của các thành viên đã bị hoán đổi. Quán quân của tháng 1 (Sony Ericsson K790i/K800i) đã bị đẩy xuống vị trí thứ 4, thay vào đó là điện thoại đã một lần dẫn đầu, Sony Ericsson W850i.

Nokia N73 vẫn giữ được vị trí thứ hai, theo sau là "đàn em" cùng hãng, Nokia 6288.

1. Sony Ericsson W850i

die1.jpg


Sony Ericsson W850i dẫn đầu bảng xếp hạng. Ảnh: Tecnosquad.

Tạm lui xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng tháng trước, tháng này, W850i lại vượt lên vị trí thứ nhất. Cuộc "soán ngôi" này cho thấy điện thoại nghe nhạc cũng "ăn khách" chẳng kém camera phone.

Mặc dù ra mắt từ năm ngoái, nhưng về công nghệ, W850i không kém một sản phẩm mới nào. Cũng hỗ trợ mạng 3G với khả năng trao đổi dữ liệu tốc độ cao, gọi điện video, W850i còn được trang bị phần mềm nghe nhạc Walkman phiên bản 2.0 mới nhất của Sony Ericsson.

Giá tham khảo: 7.490.000 đồng.

2. Nokia N73

die2.jpg


Nokia N73 sở hữu máy ảnh 3,2 Megapixel. Ảnh: Mobil.

Là camera phone trụ lại ở vị trí số 2 trong thời gian lâu nhất từ trước đến nay (hơn 7 tháng), N73 nổi bật không chỉ nhờ máy ảnh 3,2 Megapixel với các chức năng quay video, mà nó còn phát nhạc số chất lượng tốt. Màn hình của máy sắc nét, điện thoại hỗ trợ sóng ngắn Bluetooth, tai nghe speaker phone. Tuổi pin trung bình.

Giá tham khảo: 7.490.000 đồng.

3. Nokia 6288

die3.jpg


Nokia 6288 không có nhiều nét đột phá. Ảnh: Regmedia.

Nhảy một bậc lên vị trí thứ 3, Nokia 6288 vững tiến từng bước. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, sản phẩm này khó có thể lên cao hơn. Trước hết, hình dáng của 6288 không sinh động và hấp dẫn cho lắm. Thêm vào đó, sản phẩm không có nhiều nét đột phá để vượt mặt các đối thủ cùng tầm giá mới xuất hiện.

Giá tham khảo: 5.090.000 đồng.

4. Sony Ericsson K800i/K790i

die4.jpg


Sony Ericsson K800i đã có mặt tại Việt Nam. Ảnh: Ferra.

Lùi tới 3 bậc, xuống vị trí thứ 4, hình ảnh của Sony Ericsson K800i/K790i có vẻ nhạt nhòa dần trong mắt người dùng. Tại Việt Nam, K790i chưa được tiêu thụ nhiều do giá vẫn còn cao (7.050.000 đồng) trong khi đó K800i mới xuất hiện từ tháng 2 được nhiều người để ý vì tính năng cũng tương tự K790i mà hỗ trợ 3G, giá lại hợp lý hơn (7.490.000 đồng).

5. Sony Ericsson Z610i

die5.jpg


Sony Ericsson Z610i dáng hơi to. Ảnh: Areamobile.

Tại Việt Nam, sản phẩm này chưa thực sự tạo được "cơn sốt" hàng như ở các nước trong khu vực. Một trong những lý do giải thích cho việc trên là người tiêu dùng vẫn chưa quen với kiểu dáng to, vỏ gương bóng và dễ xước của nó. Về tính năng, Z610i không có nhiều đột phá: Máy ảnh 2 Megapixel với chế độ Picture Blog, gửi ảnh trực tiếp lên mạng, hỗ trợ Bluetooth. Một điểm đáng quan tâm là sản phẩm này hỗ trợ mạng 3G.

Giá tham khảo: 5.450.000 đồng.

6. Nokia N73 Music Edition

die6.jpg


Phiên bản âm nhạc N73. Ảnh: Tech2.

Cho tới nay phiên bản điện thoại nghe nhạc N73 chưa đạt được vị trí cao trong bảng xếp hạng như camera phone N73. Sự khác biệt giữa hai phiên bản N73 là bản sau hỗ trợ thẻ nhớ đến 2 GB. Máy có màn hình QVGA TFT rộng 2,4 inch, hỗ trợ các kết nối 3G, Bluetooth, hồng ngoại và USB. N73 Music Edition còn có bộ loa nhỏ chất lượng tốt, thể hiện âm nhạc rất ấn tượng. Điện thoại có thể đồng bộ hóa dữ liệu dễ dàng với Windows Media Player.

Giá tham khảo: 7.980.000 đồng.

7. Nokia 6233

die7.jpg


6233 là điện thoại 3G nhỏ nhất của Nokia. Ảnh: Novymobil.

Là một trong những điện thoại WCDMA nhỏ nhất của hãng điện thoại đứng đầu thế giới, nhưng tính năng của 6233 không hề khiêm tốn. Điện thoại sở hữu máy ảnh số 2 "chấm", màn hình QVGA, phần mềm chơi nhạc và loa stereo. Nhược điểm của nó là không hỗ trợ khả năng gọi điện video, pin yếu hơn các model cùng thời.

Giá tham khảo: 4.190.000 đồng.

8. Nokia 5300 XpressMusic

die8.jpg


Nokia 5300 màu đỏ nổi bật nhất. Ảnh: Thg.

Nokia 5300 XpressMusic đang lùi dần xuống vị trí cuối bảng xếp hạng. Chiếc điện thoại nghe nhạc này nổi bật nhất với màu đỏ và đặc biệt ấn tượng với các phím nghe nhạc nhanh cạnh màn hình. 5300 lưu được tới 100 album nhạc, tương đương với 1.500 bài hát trên thẻ nhớ microSD dung lượng 2 GB.

Giá tham khảo: 4.020.000 đồng.

9. Nokia 6070

die9.jpg


Nokia 6070 giá rẻ. Ảnh: Exchange.

Chiếc điện thoại giá rẻ này vẫn được người dùng ưa chuộng vì nó nhẹ nhàng ở thiết kế, trong khi tính năng vẫn đảm bảo (nghe, gọi, nhắn tin, nghe nhạc và bắt sóng FM). Bộ nhớ của máy chỉ hạn chế ở 3,2 MB và không hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng.

Giá tham khảo: 1.930.000 đồng.

10. Samsung Ultra Edition 12.9

die10.jpg


Samsung D900 màn hình rộng. Ảnh: Cnet.

Samsung D900 cũng chính là điện thoại Samsung Ultra 12.9. Điểm nổi bật của thiết bị là màn hình sắc nét, kiểu dáng thanh lịch và mỏng manh. Với chiều dày chỉ 12,9 mm, D900 trở thành điện thoại nắp trượt mỏng nhất sở hữu máy ảnh 3,13 Megapixel.

Giá tham khảo: 5.790.000 đồng.

Thanh Vân tổng hợp
 

Vietvnn

Super V.I.P
Thẻ nhớ... giá cả và chất lượng

Hiện chỉ cần vài trăm nghìn đã có thẻ nhớ hàng "khủng" dung lượng 1 đến 2 GB để dùng. Tuy vậy, đôi khi chính thượng đế đã phải "điên đầu" với vấn nạn thẻ giả - thẻ lậu...

da1.jpg


Thẻ nhớ chính hãng của Samsung. Ảnh: Textually.

Trong vai chủ một cửa hàng điện thoại đang tìm "nguồn hàng" ổn định cho đại lý, phóng viên bước vào một cửa hàng máy tính trên đường Lý Nam Đế. Biết ý định buôn bán, ông chủ ở đây vồ vập bày ra hàng chục loại thẻ nhớ đủ loại, dung lượng khác nhau dành cho điện thoại di động, máy ảnh và PDA... Xa xỉ là các loại thẻ nhớ 1 GB, 2 GB, thậm chí có cả loại 4 GB (theo quảng cáo ngoài vỏ). "Thường thường bậc trung" thì có các loại thẻ 512 MB, 256 MB, 128 MB, tất cả đều gắn với các thương hiệu thẻ nổi tiếng như Kingston, Sony, Transcend, Sandisk... Trọn bộ gồm thẻ nhớ, hộp nhựa đựng thẻ và tờ hướng dẫn sử dụng bằng đủ thứ tiếng (Anh, Nhật, Trung Quốc...). Chủ hàng tiết lộ "chỗ buôn bán với nhau, tôi nói thật, các loại này 100% từ Trung Quốc. Hàng xách tay qua đường tiểu ngạch cả đấy!".

Theo tiết lộ của cửa hàng này, tràn ngập trên thị trường hiện nay là các loại thẻ giả, thẻ nhái có xuất xứ từ Trung Quốc. Có nhiều cách để phù phép cho những sản phẩm này thành hàng chính hãng. Phổ biến nhất là sử dụng những nhãn hiệu ít tên tuổi (hoặc không tên) từ hàng trăm nhà máy sản xuất trong nội địa Trung Quốc rồi thay tem hoặc in trực tiếp tem mới lên thẻ. Thậm chí còn có chuyện làm giả hoàn toàn những nhãn hiệu có tên tuổi với mức giá chỉ bằng phân nửa giá trị hàng chính hãng. Đánh vào tâm lý mua hàng rẻ và chỉ quan tâm đến yếu tố dung lượng bộ nhớ thẻ của người tiêu dùng, thẻ nhớ hàng giả, hàng nhái đang thao túng thị trường linh kiện.

Thẻ nhớ - vật bất ly thân của dân chơi đồ hi-tech

da2.jpg


60% điện thoại di động sản xuất năm 2006 hỗ trợ thẻ nhớ. Ảnh: Amazon.

Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu đời sống, các sản phẩm có hỗ trợ bộ nhớ ngoài như điện thoại di động, máy ảnh, máy nghe nhạc MP3... ngày càng trở nên thông dụng hơn đối với người tiêu dùng. Hiện đã có tới 60% dòng máy điện thoại sản xuất năm 2006 sử dụng thẻ nhớ.

Thị trường thẻ nhớ của Việt Nam vì thế mà cũng phát triển theo. Nổi tiếng trên thị trường là các tên tuổi như Kingston, Transcend, Kingmax, Sandisk. Ngoài ra, rất nhiều hãng chưa có tên tuổi hoặc ít nổi tiếng hơn đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, như JVJ, PQI, Ridata, Koracell, BigStore, PNY... cũng đang tìm cách "len chân" vào thị trường Việt Nam. Trong số đó, được sử dụng nhiều nhất vẫn là thẻ MMC/RS-MMC cho điện thoại di động và Secure Digital (SD) cho máy ảnh số. Ngoài ra, một số loại đặc biệt như thẻ Compact Flash (CF) cho máy ảnh chuyên nghiệp, Memory Stick cho thiết bị số của Sony và xD Picture cho dòng máy ảnh Olympus.

Một điểm đáng chú ý là sự phát triển về tính năng, dung lượng của thẻ tỷ lệ nghịch với giá của nó. Nếu cách đây 3 năm, một thẻ 512 MB đã được xem là hàng khủng với giá cả lên tới tiền triệu, thì nay, chỉ cần một vài trăm nghìn là đã có thể nghĩ đến dung lượng 1 GB đến 2 GB. Giá phổ biến hiện nay là: 12 - 15 USD cho thẻ 256 MB; 15 - 18 USD cho thẻ 512 MB và 25 - 45 USD cho dung lượng 1 - 2 GB.

Kẽ hở lớn nhất là ham rẻ

da3.jpg


Thẻ nhớ dành cho điện thoại Sony Ericsson. Ảnh: Benspage.

Với lời quảng cáo và nhiều thủ thuật "nhập nhằng đánh lận con đen" hiện nay, đã có không ít "thượng đế" mua phải những loại thẻ nhớ giả, kém chất lượng. Tâm lý ham đồ rẻ của người tiêu dùng vẫn là kẻ hở lớn nhất để thẻ nhớ dởm xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Với những loại này, người dùng thường xuyên gặp phải hiện tượng cháy thẻ, "đơ" thẻ ngay khi đang sử dụng. Bên cạnh đó, còn không thể "cắt, dán", lưu trữ dữ liệu. Đặc biệt, những người ham dung lượng lớn còn gặp phải hiện tượng dung lượng ảo - nghĩa là bộ nhớ thực chỉ bằng một nửa so với ghi ngoài nhãn mác.

Phân biệt thật – giả

- Thẻ nhớ Chính hãng Transcend : Có số serial trên thẻ đầy đủ và trùng với số serial trên tem dán ngoài vỏ hộp nhựa. Có thể kiểm tra trực tiếp số đăng ký này tại trang web của Transcend (transcendusa.com).
- Không chính hãng : Không có số serial hoặc có nhưng không thể kiểm tra được con số này từ trang web của hãng.

- Thẻ nhớ Chính hãng Sandisk Ultra II : Sản phẩm làm bằng nhựa dày, cầm chắc chắn. Số serial màu trắng, phía dưới bắt đầu bằng BEO0603xxx và dòng chữ Made in China hoặc Made in USA.
- Không chính hãng : Không có số serial và xuất xứ nơi sản xuất. Thẻ làm bằng nhựa mỏng, qua thời gian sử dụng, hai miếng nhựa bảo vệ vi mạch và chip nhớ Flash bị tách rời nhau.

- Thẻ nhớ Chính hãng Kingmax : Màu sắc nét, lớp đồng tiếp xúc sáng đều.
- Không chính hãng : Màu sắc kém, in nhòe, lớp đồng tiếp xúc mờ, sáng không đều.

- Thẻ nhớ Chính hãng Kingston Có tem in trên thẻ. Nhìn dưới ánh sáng mặt trời, tem có ánh cầu vồng như phản quang.
- Không chính hãng : Không có serial màu xanh in chìm bằng laze, hoặc nếu có thì in bằng mực thường, không ghi xuất xứ (China, Taiwan hay Japan).

(Theo Xã Hội Thông Tin)
 

Vietvnn

Super V.I.P
VinaPhone, MobiFone: Đã sẵn sàng với 3G

Nếu không có gì thay đổi, quý II/2007 này Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) sẽ chính thức cấp phép tần số 3G và Wimax cho các doanh nghiệp (DN) viễn thông sau khi được lựa chọn bằng cách thi tuyển. Đây là thời điểm mà các mạng di động rất mong chờ, trong đó có VinaPhone và MobiFone của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT).

small_93397.JPG

Hiện nay, với rất nhiều người Việt Nam điện thoại di động là phương tiện liên lạc không thể thiếu. Ảnh: L.Quang

Ngay khi có thông tin Thủ tướng giao trách nhiệm Bộ BCVT hiện cấp phép tần số cho 3G thông qua hình thức thi tuyển, Phó Tổng giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh cho biết, ông rất tự tin vào năng lực thi tuyển của hai mạng di dộng công nghệ GSM của Tập đoàn. Theo ông Minh, với năng lực hiện có, thi tuyển là cơ hội tốt hơn cả để VNPT có thể nhận được giấy phép triển khai cung cấp dịch vụ 3G.

Đồng tình với Phó Tổng giám đốc Bùi Thiện Minh, người đứng đầu mạng VinaPhone, ông Hoàng Trung Hải cho rằng VinaPhone sẽ là một ứng cử viên nặng ký đối với các DN còn lại. Tập trung cao độ để chuẩn bị cho cuộc "thi đấu" này, VinaPhone đã thành lập một ban chỉ đạo riêng chuẩn bị cho thi tuyển 3G để giành cơ hội được cấp phép 3G từ khá sớm.

Còn MobiFone, trong kế hoạch phát triển của mình, ngoài việc phát triển thuê bao, mạng lưới, năm 2007 mạng di động này đã đặt mục tiêu phải liên tục cập nhật công nghệ và dịch vụ mới nhất là công nghệ 3G. Kế hoạch phát triển 3G sẽ được MobiFone tiến hành song song cùng với các mạng 2,5G và 2,75G mà nhà mạng đã và đang triển khai.

Tuy nhiên, để xây dựng một mạng mới phục vụ cho phát triển dịch vụ 3G lại cũng không mấy dễ dàng, nhất là khâu vốn đầu tư. Do vậy, sự háo hức chờ đợi được nhận băng tần triển khai 3G trong thời điểm này đều đã được các nhà khai thác tính toán, trước hết phải có lợi cho chính bản thân DN.

Không chỉ liên quan tới vấn đề phủ sóng, chất lượng dịch vụ, mà 3G còn giúp cho DN di động, đặc biệt là 3 mạng GSM triển khai thêm rất nhiều các dịch vụ nội dung tiện ích tới người dùng trên nền băng thông rộng mà công nghệ 2G trước đó chưa có.

Bên cạnh đó, dù rất mong chờ cơ hội được cấp phép tần số 3G song bản thân các DN di động cũng hiểu rằng cần có thời gian để dịch vụ 3G phát triển. Phó Tổng giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh đã nhận định trong năm 2007, những dịch vụ của 3G sẽ chưa có nhiều nhưng phải từ 2008, người dùng Việt Nam sẽ quen thuộc hơn với các dịch vụ tiện ích từ 3G.

Giám đốc VinaPhone Hoàng Trung Hải cho hay, trong thời gian tới, một loạt những dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích sẽ được họ triển khai tới khách hàng trước hết là từ những ứng dụng của công nghệ cận 3G như 2,5G (GPRS) và 2,75G (EDGE). Không chỉ bó hẹp tại những thành phố lớn, các dịch vụ này sẽ được đưa về các tỉnh, thành khác với mục tiêu mở rộng hơn nữa đối tượng người dùng.

Được biết, hiện một dự án triển khai dịch vụ băng rộng với tốc độ truyền 384 kbps đã được VinaPhone trình lên lãnh đạo VNPT.


Thuỷ Nguyên
 

Vietvnn

Super V.I.P
Mobile 3G chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Ngày 13/3, Hiệp hội các tập đoàn điện tử Nhật Bản JEITA thông báo, tất cả những chiếc điện thoại di động được tung bán ra thị trường Nhật Bản đầu quý 1 năm 2007 đều là những chiếc di động hiện đại thế hệ thứ ba (Mobile 3G).

vtc_33661_3G_ok.jpg


Mobile 3G đang chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Trên 3,68 triệu chiếc điện thoại được tiêu thụ trên thị trường di động Nhật Bản hồi đầu quý 1 năm 2007, có 0,8% (31.000 chiếc) là điện thoại di động thuộc thế hệ thứ hai (Mobile 2G) được bán ra thị trường (tương đương với thị trường GMS tại châu Âu).

Tỷ lệ này ngược lại với tỷ lệ cùng kỳ năm ngoái. Tháng 2/2006, tỷ lệ di động thế hệ thứ hai được tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản rất lớn, chiếm 94,5%.

Chỉ tính riêng trong tháng 2/2007, con số điện thoại di động thế hệ thứ ba Mobile 3G được bán trên thị trường Nhật Bản tăng lên đến 29,3%.

Hiệp hội các tập đoàn điện tử Nhật Bản JEITA khẳng định, sự lên ngôi của thị trường di động thế hệ thứ ba Mobile 3G luôn luôn phong phú với các chức năng và tiện ích tốt, bên cạnh đó mua Mobile 3G người sử dụng còn được hưởng dịch vụ trực tuyến khuyến mại như truyền hình kỹ thuật số.

Như vậy, trong bốn tháng liên tiếp, từ tháng 11/2006 cho cuối tháng 2/2007, điện thoại di động thế hệ thứ ba Mobile 3G đã đánh bại thị trường di động thế hệ hai Mobile 2G.

Các nhà viễn thông di động Âu châu lo lắng về sự chậm chạp của thị trường Mobile 3G ở các nước châu Âu. Trong khi đó, điện thoại di động thế hệ thứ ba Mobile 3G được 2/3 khách hàng sử dụng di động Nhật Bản lựa chọn, tức là từ đầu quý 1 năm 2007 đã có 67 triệu thuê bao.

Các tập đoàn di động của Nhật Bản thậm chí còn đang tính đến khả năng ra đời của chiếc điện thoại di động với cấp độ cao hơn nữa cũng trong năm 2007-thế hệ di động cấp độ cao Mobile 3,5G.

Hàng năm, số lượng điện thoại di động được tiêu thụ trên thị trường Nhật bản là khoảng 50 triệu chiếc (gần như ở tất cả các vùng). Tính trung bình, cứ 12 đến 18 tháng, người dân Nhật Bản lại thay đổi điện thoại di động, nghĩa là cũng trong vòng 12 đến 18 tháng, các nhà sản xuất di động Nhật Bản lại sẽ đổi mới điện thoại di động một lần cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân.

Phương Thuý ( theo PDAfrance)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Những điện thoại “nóng” trong mùa lạnh

Những ai cho rằng iPhone là dòng sản phẩm mới duy nhất trong những tháng đầu năm nay là hoàn toàn sai lầm, bởi vì không lâu nữa, một loạt các thiết kế mới sẽ được cho ra mắt.

Dưới đây là những sản phẩm sẽ được tung ra thị trường châu Âu trong những tháng đầu năm 2007:

vtc_33793_Nokia-N93i_ok.jpg


Nokia N93i:Videorecorde với chất lượng DVD

vtc_33794_Asus-P535_ok.jpg


Asus P535: Navi-Smartphone

vtc_33795_LG-Prada-Handy_ok.jpg


LG's Prada-Handy

vtc_33796_Grundig-X500_ok.jpg


Grundig X5000:Camera có chức năng gọi điện thoại

vtc_33797_Neo-808i_ok.jpg


Neo 808i: điện thoại nhỏ nhất (4,1x6,7x1,3 cm)

vtc_33799_Nokia-N6131_ok.jpg


Nokia N6131:cập nhật thông tin chứng khoán

vtc_33800_Apple-iPhone_ok.jpg


Apple iPhone

Thanh Huyền (theo Spiegel)
 

timhieu

New Member
Sẽ giảm 10-15% cước dịch vụ di động?

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông xem xét hai phương án quản lý giá cước đối với dịch vụ di động toàn quốc, theo một trong hai phương án này, giá cước dịch vụ di động sẽ giảm 10-15%.

Kiến nghị trên được VNPT đưa ra trong văn bản góp ý với dự thảo định hướng quản lý giá cước các dịch vụ viễn thông năm 2007 của Bộ BCVT.

Theo phương án 1, Bộ BCVT sẽ quản lý giá cước dịch vụ di động bằng việc ban hành khung cước áp dụng cho các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế.

Với phương án này, VNPT cho rằng, Bộ BCVT cần công bố tiêu thức xác định doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế theo một trong hai điều kiện: có thời gian tham gia thị trường từ ba năm trở lên hoặc có số lượng thuê bao chiếm từ 30% tổng số thuê bao của các doanh nghiệp hiện có trên thị trường.

VNPT đề nghị Bộ BCVT xem xét đưa dịch vụ di động của Tổng công ty Viễn thông quân đội – Viettel vào danh sách dịch vụ của các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế để Bộ BCVT quản lý, thay vì hiện nay Viettel vẫn được tự quy định giá cước dịch vụ di động.

VNPT cũng kiến nghị trong năm 2007 giảm từ 10%-15% giá cước dịch vụ di động so với năm 2006; phân cấp cho phép các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế chủ động xây dựng gói cước (giảm tối đa 20%), cước nội mạng giảm tối đa 10%. Với cước thuê bao tháng, các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế phải đăng ký giá cước với Bộ BCVT.

Các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế tiếp tục được tự quy định giá cước dịch vụ di động nhưng phải thông báo giá cước dịch vụ cho Bộ BCVT.

Theo phương án 2, VNPT kiến nghị Bộ BCVT áp dụng hình thức đăng ký giá đối với tất cả các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế). Các doanh nghiệp này chỉ cần đăng ký giá cước dịch vụ với Bộ BCVT.

VNPT đề xuất áp dụng phương án này vì cho rằng phương án thứ hai giúp Bộ BCVT hằng quý không phải theo dõi số thuê bao nhưng vẫn quản lý được giá cước của các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hình thức đăng ký giá giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Thu Hà
 

timhieu

New Member
MobiFone bị dọa kiện vì "khuyến mại ảo"

Sau gần 2 tháng kể từ khi kích hoạt tài khoản nhưng vẫn không nhận được số tiền khuyến mại, ngọt nhạt không xong, chỉ đến khi khách hàng dọa kiện nhà cung cấp thì vụ việc mới được giải quyết.
93812ji7.jpg


Nghe quảng cáo về chương trình khuyến mại mua sim trả trước, đồng thời sau khi kích hoạt sẽ được tặng thêm 600.000 đồng và 105 ngày sử dụng vào tài khoản của MobiFone, ngày 15/1, anh Nguyễn Thành Trung, tổ 5 phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, đến Trung tâm giao dịch của MobiFone ở số 137 Cù Chính Lan, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình mua 1 sim trả trước số 0904415873 với giá 325.000.

Tuy nhiên sau khi kích hoạt, tài khoản của anh Trung chỉ có 630.000 đồng (nửa số tiền khuyến mại) và được sử dụng đến ngày 9/6/2007 (chưa có 105 ngày sử dụng khuyến mại).

Ngày 16/1 và các ngày sau đó, anh Trung gọi đến tổng đài 18001090 (số hỗ trợ mất phí của tổng đài MobiFone) để thắc mắc về vấn đề trên và đều nhận được cùng câu trả lời: Chương trình khuyến mại thường được hệ thống thực hiện trong 24 giờ sau khi kích hoạt tài khoản và chắc chắn tài khoản của anh sẽ được hưởng đủ số khuyến mại nhưng anh sẽ phải chờ một thời gian.

Theo giải thích của các nhân viên MobiFone thì do dịp Tết Nguyên đán có nhiều người kích hoạt sim mới nên bộ phận kỹ thuật chưa kịp cập nhật khuyến mại và cũng có rất nhiều khách hàng chưa được hưởng khuyến mại giống nhhư anh.

Sau nhiều lần thắc mắc, một điện thoại viên khác khẳng định là ngày mùng 6 Tết (22/2) bộ phận kỹ thuật đi làm thì tài khoản của anh sẽ được cập nhật.

Đến hết trưa ngày 8/3, sau gần 2 tháng kể từ khi kích hoạt tài khoản, anh Trung tiếp tục liên lạc lại tổng đài 18001090 của MobiFone để thắc mắc thì được điện thoại viên số 241 xác nhận MobiFone vẫn "nợ" khuyến mại của anh tổng số tiền 270.000 đồng và 105 ngày sử dụng. Cũng theo điện thoại viên này thì hệ thống có trục trặc và anh Trung cần kiên nhẫn chờ thêm.

"Tôi không thể tin được một mạng ĐTDĐ được quảng bá là mạng tốt nhất hiện nay tại Việt Nam lại có cách làm việc vô trách nhiệm như vậy. Không hiểu MobiFone có đủ nhân lực, tài chính để thực hiện chương trình khuyến mại của chính mình hay dùng chương trình khuyến mại để lừa dối lôi kéo khách hàng sử dụng? Tôi sẽ theo kiện dù số tiền phải bỏ ra gấp nhiều lần số tiền khuyến mại mà lẽ ra tôi sẽ được hưởng"- Anh Trung bức xúc.

Cũng theo anh Trung, nếu trường hợp của anh không được giải quyết thì anh sẽ làm thủ tục để kiện MobiFone ra tòa vì hành vi lừa dối khách hàng.

Trao đổi với Tiền phong, đại diện của MobiFone cho biết đây là trường hợp sự cố hy hữu trong việc thực hiện các chương trình khuyến mại cho khách hàng của mạng.

Theo giải thích của MobiFone thì anh Trung đã mua phải bộ trọn gói tồn từ năm 2004. Do vậy tài khoản của anh Trung không được cập nhật thông tin trong qúa trình nâng cấp hệ thống quản lý thuê bao trả trước. Khi nạp tiền vào tài khoản thì hệ thống không xác định được nên dẫn đến việc số tiền khuyến mại và ngày nghe không được.

"Sau khi nhận được phản hồi chúng tôi đã cho cộng số tiền và ngày nghe khuyến mại còn thiếu vào tài khoản của anh Trung"- Đại diện MobiFone cho biết.

Phạm Tuyên
 

Vietvnn

Super V.I.P
S-Fone tăng vốn đầu tư thêm 543 triệu USD

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty SLD Telecom Pte Ltd (Hàn Quốc) - đối tác cung cấp mạng di động S-Fone vừa cho biết, sẽ tăng thêm 543 triệu USD để đầu tư vào mạng này.

images1256493_Stelecom1_DS.jpg

S-Fone tăng vốn đầu tư để cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ.

Theo đó, S-Fone đang xin Chính phủ cho phép được tăng vốn đầu tư S-Fone tăng thêm 543 triệu USD phát triển mạng và kéo dài hợp đồng BCC. Phía SPT và Công ty SLD Telecom Pte Ltd (Hàn Quốc) cũng đang xem xét để chuyển đổi hình thức kinh doanh sang liên doanh hoặc cổ phần.

Hình thức hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng BCC, đây là dự án phát triển mạng CDMA xuất hiện đầu tiên tại VN, với số vốn ban đầu là 280 triệu USD. Dự kiến, mạng này sẽ đầu tư số vốn 543 triệu USD trong vòng ba năm. Riêng trong năm nay, mạng 095 sẽ huy động khoảng 190 triệu USD để nâng cấp mạng, mở rộng trạm phát sóng.

Đây được coi là động thái nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mạng 095 với 5 mạng di động còn lại. Mới đây, từ ngày 1/3, mạng S-Fone cũng đã tuyên bố giảm cước gói Forever và gói cước của Economy.

Hoàng Hùng
 

Vietvnn

Super V.I.P
VinaPhone, MobiFone trình Bộ BCVT phương án giảm cước

Như VietNamNet đã đưa tin, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa chính thức đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông giảm cước dịch vụ di động từ 15-20% trong năm nay cho hai mạng VinaPhone, MobiFone.

images1255247_Mobile-1.jpg

Hơn 10 triệu thuê bao di động của VinaPhone và MobiFone đang trông chờ được giảm cước. Ảnh: Nguyên Vũ.

Theo đó, VNPT đề nghị Bộ BCVT xem xét hai phương án quản lý giá cước đối với dịch vụ di động VinaPhone và MobiFone. Với phương án thứ nhất, Bộ BCVT sẽ quản lý giá cước dịch vụ di động bằng việc ban hành khung cước áp dụng cho các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế.

Thông tin từ phía VNPT cho hay, Bộ BCVT cần công bố tiêu thức xác định doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế theo một trong hai điều kiện: có thời gian tham gia thị trường từ ba năm trở lên hoặc có số lượng thuê bao chiếm từ 30% tổng số thuê bao của các doanh nghiệp hiện có trên thị trường.

Cũng trong bản đề xuất này, VNPT đã yêu cầu Bộ BCVT xem xét và đánh giá mạng di động Viettel Mobile phải thuộc về doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế, chịu sự điều tiết giá cước của cơ quan quản lý Nhà nước (hiện tại, trong số 6 mạng di động, mới chỉ có VinaPhone và MobiFone bị là doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế).

VNPT cũng kiến nghị trong năm 2007 được giảm từ 10%-15% giá cước dịch vụ di động so với năm 2006; phân cấp cho phép các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế chủ động xây dựng gói cước có giá giảm tối đa 20% và cước nội mạng giảm tối đa 10%.

Với cước thuê bao tháng, VNPT cũng đề xuất với Bộ phương án các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế phải đăng ký giá cước với Bộ BCVT. Các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế tiếp tục được tự quy định giá cước dịch vụ di động nhưng phải thông báo giá cước dịch vụ cho Bộ BCVT.

Theo phương án thứ hai, VNPT kiến nghị Bộ BCVT áp dụng hình thức đăng ký giá đối với tất cả các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế). Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ĐTDĐ chỉ cần đăng ký giá cước dịch vụ với Bộ BCVT.

VNPT đề xuất áp dụng phương án này vì cho rằng phương án thứ hai giúp Bộ BCVT hằng quý không phải theo dõi số thuê bao nhưng vẫn quản lý được giá cước của các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hình thức đăng ký giá giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoàng Hùng
 

Huycl2507

New Member
AT&T đầu tư 750 triệu đôla cho mạng lưới toàn cầu vào năm 2007

Tập đoàn AT&T, nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ hàng đầu nước Mỹ thông báo hãng sẽ dành hơn $750 triệu vào năm 2007 để mở rộng mạng viễn thông toàn cầu nhằm phục vụ các khách hàng thường xuyên đi công tác tại nước ngoài.

reuters1vx2.jpg


Dự án này nằm trong kế hoạch đầu tư giải ngân vốn cho cả công ty. Theo nhu cầu tăng nhanh hiện nay của thị trường, dịch vụ điện thoại di động dựa vào mạng Internet đang thịnh hành ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số thị trường mới nổi khác nơi nhiều khách hàng của AT&T có chi nhánh hoặc trụ sở làm việc.

Công ty này nói đầu tư toàn cầu sẽ tập trung vào các nền kinh tế đang tăng trưởng cao ở Châu Á, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, hãng cũng không quên một số thị trường ruột tại các nước phát triển của Châu Âu.

Bill Archer, phó giám đốc quản lý sản phẩm của AT&T, nói: "Điều quan trọng nhất ở đây là việc kinh doanh trên toàn cầu ngày càng diễn ra tự nhiên hơn chính vì thế mà vụ đầu tư này nhằm mở rộng khả năng của hãng chúng tôi trong việc tạo điều kiện liên lạc cho các khách hàng đa quốc gia ở khắp mọi vùng miền trên toàn thế giới. Rõ ràng, Ấn Độ và Trung Quốc đang là hai thị trường then chốt nhưng các nước tại khu vực Trung Đông cũng có một vai trò không nhỏ trong sự phát triển này của chúng tôi".

AT&T đồng thời cũng thực hiện đầu tư mở một số trung tâm dữ liệu Internet mới tại Mỹ và xây dựng các điểm truy cập Internet và điện thoại đường dài tại nhiều quốc gia. Phân khúc doanh nghiệp hợp tác của hãng này vẫn là một trong những điểm yếu kém của AT&T. Doanh thu của nó giảm 3.7% trong quý IV nhưng hứa hẹn sẽ tăng trở lại vào năm 2008.

Verizon Business, một công ty con của đối thủ nặng ký đối với AT&T là Verizon Communications Inc., cũng tuyên bố hãng sẽ đầu tư gấp đôi vào Châu Á trong năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao tại thị trường này.

A.T (24H.COM.VN)
 

Huycl2507

New Member
Sony Ericsson W660i xuất hiện

Hôm nay, Sony Ericsson chính thức ra mắt W660i, điện thoại Walkman thời trang, dành cho thị trường cấp trung. Điểm nhấn của sản phẩm này là màu sắc và kiểu dáng trẻ trung cùng khả năng tải dữ liệu nhanh qua mạng 3G.

64207818ie3.jpg

Sony Ericson W660i có hai màu độc đáo. Ảnh: Mobilemag.

W660i mở rộng dòng sản phẩm điện thoại nghe nhạc của Sony Ericsson liên minh Nhật, Thụy Điển. Đi kèm với chiếc điện thoại mới màu hồng sẫm và màu đen này là bộ loa di động nhỏ, trông xinh xắn. Khi nối loa với máy qua giắc sạc dưới chân, trông nó như một cậu bé đi đôi giày khổng lồ.

Với hai màu khác biệt hoàn toàn so với các điện thoại còn lại trong dòng Walkman, W660i trở nên nổi bật. Trong sản phẩm này, màu cam không còn hiện hữu nữa mà nó đã biến đổi thành màu vàng đồng. Viền thân máy cũng là màu vàng, mang lại cho điện thoại nét khỏe khoắn.

61360339rc0.jpg

Máy ảnh 2 Megapixel. Ảnh: Mobileburn.

W660i hỗ trợ mạng 3G và thẻ nhớ Memory Stick Micro. Ngoài phần mềm nghe nhạc Walkman phiên bản 2.0 mới, camera trên máy cũng đạt 2 Megapixel, zoom số 2,5x và khả năng chuyển ảnh lên blog bằng công cụ Picture Blog giống như các điện thoại cao cấp Walkman. Nhà sản xuất cho biết, pin của máy đảm bảo 25 giờ chơi nhạc khi không dùng chế độ thoại.

W660i có kích thước 102 x 46 x 14,5 mm, nặng 93 gram. Màn hình rộng 2 inch, hiển thị 262 K màu. Dự kiến, sản phẩm sẽ chính thức có mặt trên thị trường trong quý II.

Đức Thanh (theo Mobileburn/Mobilemag)
 

Huycl2507

New Member
Samsung 'siêu mỏng' và 'siêu di động' tại CeBit

Tham dự triển lãm công nghệ hàng đầu thế giới tại Hannover (Đức) năm nay, hãng điện tử Hàn Quốc đã giới thiệu những mẫu điện thoại tiên tiến nhất cùng thiết bị UMPC trong bộ sưu tập Ultra Edition

20955394mm1.jpg

Samsung F300. Ảnh: Hollywood.com.

Ca sĩ người Anh Beyonce Knowles trở thành gương mặt đại diện của Samsung trong phiên bản điện thoại nghe nhạc Ultra Music SGH-F300 với màn hình đôi và chỉ mỏng 9,4 mm. Ngoài ra, hãng này còn trình diễn Ultra 10.9 và Ultra 12.9 cũng như nhiều sản phẩm hỗ trợ công nghệ kết nối Internet không dây HSDPA khác.
Một năm sau khi tung ra thiết bị "siêu di động" Q1, Samsung đã trình làng phiên bản 2 với khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn. Với kích cỡ 228 x 124 x 24 mm, nặng 690 g, Q1 Ultra nhẹ hơn 12% so với Q1 (780 g).

56288305ac0.jpg

Samsung Q1 Ultra. Ảnh: CNet.

Sản phẩm mới được trang bị màn hình cảm ứng 7 inch, độ phân giải 1.024 x 600 pixel, bộ vi xử lý Intel 800 MHz, bộ nhớ DDR2 1 Gb, bàn phím USB, công nghệ HSDPA, WiBro (tương tự WiMax), Wi-Fi và Bluetooth.

Bên cạnh đó, sản phẩm có 2 camera, phần mềm định vị, quét vân tay và được cài hệ điều hành Windows Vista Home Premium thay cho Windows XP Tablet PC Edition của Microsoft. Giá Q1 Ultra chưa được công bố, trong khi Q1 hiện được bán từ 1.300 USD đến 2.000 USD.

Samsung cũng trưng bày một loạt sản phẩm cho thị trường in ấn, như hệ thống máy in - quét - fax nhỏ hơn 30% so với những thiết bị cùng loại. Họ còn dự định cho ra mắt máy tính xách tay tích hợp camera và màn hình LCD 30 inch.

T.N. (theo Chosun, PCWorld)
 

Huycl2507

New Member
3G Việt Nam đã chín muồi!

Hết quý I/2007 này, bộ Bưu chính viễn thông (BCVT) sẽ hoàn thành việc xây dựng những quy định cụ thể về việc cấp phép băng tần 3G cho các doanh nghiệp viễn thông theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

Và nếu không có gì thay đổi, việc cấp phép cho tối đa 4 doanh nghiệp sẽ được thực hiện trong quý II/2007. Lộ trình đề ra từ phía cơ quan quản lý nhà nước là vậy, nhưng cho tới thời điểm này, các doanh nghiệp viễn thông đặt mục tiêu trở thành một trong số những nhà mạng di động được cung cấp dịch vụ 3G với dải tần sẽ cấp phép thì đã khá sốt ruột chờ đợi cơ hội mà họ cho rằng đã rất chín muồi này.

Háo hức chờ "thi tuyển"

Ngay khi có thông tin Thủ tướng giao trách nhiệm Bộ BCVT thực hiện cấp phép tần số cho 3G thông qua hình thức thi tuyển, Phó giám đốc tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT Bùi Thiện Minh cho biết ông rất tự tin vào năng lực thi tuyển của hai mạng di động công nghệ GSM do Tập đoàn chủ quản là VinaPhone và MobiFone. Theo ông Minh, với năng lực hiện có, thi tuyển là cơ hội tốt hơn cả để VNPT có thể nhận được giấy phép triển khai cung cấp dịch vụ 3G.

Đồng tình với Phó tổng giám đốc Bùi Thiện Minh, người đứng đầu mạng VinaPhoen, giám đốc Hoàng Trung Hải cho rằng VinaPhone sẽ là một ứng cử viên nặng ký so với các doanh nghiệp còn lại. "Chúng tôi đang tập trung cao độ để chuẩn bị cho cuộc "thi đấu" này. Và VinaPhone đã thành lập một ban chỉ đạo riêng chuẩn bị cho thi tuyển 3G để giành cơ hội được cấp phép 3G từ khá sớm" - ông Hải cho biết.

Còn MobiFone, trong kế hoạch phát triển của mình, ngoài việc phát triển thuê bao, mạng lưới, năm 2007 mạng di động này đã đặt mục tiêu phải liên tục cập nhật công nghệ và dịch vụ mới nhất là công nghệ 3G. Kế hoạch phát triển 3G sẽ được MobiFone tiến hành song song cùng với các mạng 2,5G và 2,75G mà "nhà mạng" đã và đang triển khai.

Nhà khai thác di động thứ 3 cũng xài công nghệ GSM là Viettel Mobile đã không hề giấu giếm kế hoạch sẽ xin giấy phép cung cấp dịch vụ ngay sau khi Bộ BCVT đưa ra những quy định cụ thể về thi tuyển. Thậm chí, dù thời điểm cấp phép là phải trong quý II, có nghĩa là chỉ còn 6 tháng cuối năm để thực hiện nhưng nếu được cấp phép, Viettel cũng sẽ nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng mạng 3G ngay.

Không chỉ rục rịch như ba "anh" GSM, cho tới thời điểm này, ba mạng di động công nghệ CDMA đều công bố đã triển khai những dịch vụ 3G đầu tiên cho khách hàng của mình nhằm chứng tỏ những thế mạnh về công nghệ. Không kém phần tự tin, đại diện của ba nhà mạng này cũng đều "đặt cược" về khả năng được Bộ BCVT cấp phép khá cao.

Cơ hội cho nhà khai thác

Nhưng để xây dựng một mạng mới phục vụ cho phát triển dịch vụ 3G lại cũng không mấy dễ dàng nhất là vấn đề vốn đầu tư. Đương nhiên, sự háo hức chờ đợi được nhận băng tần trong triển khai các dịch vụ 3G trong thời điểm này đều đã được các nhà khai thác tính toán, trước hết phải có lợi cho chính họ.

Theo ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng vụ viễn thông bộ BCVT, với năng lực của các mạng di động của Việt Nam hiện nay, 3G nên là mạng phát triển thêm của 2G hơn là vai trò một mạng độc lập. Ông Hải phân tích, với dải tần số cấp phép cho các doanh nghiệp trước đây, hầu như các mạng di động đều đã tận dụng triển khai tối đa, nếu tiếp tục phát triển thêm các dịch vụ trên đó sẽ cần có một chi phí đầu tư rất nhiều. Nhưng khi có thêm 3G với khả năng roaming với mạng hiện tại, đó sẽ là một giải pháp tối ưu giúp các nhà mạng phân tải được băng tần, tăng cường thêm số lượng các trạm thu phát sóng mà không lo chèn ép lẫn nhau do mật độ dày, khoảng cách quá gần đang diễn ra hiện nay.

Không chỉ liên quan tới vấn đề phủ sóng, chất lượng dịch vụ, mà 3G còn giúp cho doanh nghiệp di động, đặc biệt là 3 mạng GSM triển khai thêm rất nhiều dịch vụ tiện ích tới người dùng trên nền băng thông rộng mà công nghệ 2G trước đó chưa có được. Theo ông Hải, mặc dù từ trước tới giờ ngay cả trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm hay định nghĩa rõ ràng về 3G nhưng dường như nói tới 3G là người ta còn biết một ưu điểm lớn nữa đó là khả năng triển khai những dịch vụ truy cập tốc độ cao tiện ích với giá thành phù hợp vốn là xu hướng phát triển hiện nay.

Năng lực "kẻ 8, người 10" như vậy khiến ngay cả các chuyên gia viễn thông cũng khó mà dự đoán được doanh nghiệp nào sẽ được cấp phép trong thời gian tới và phải chờ kết quả cuối cùng từ thang điểm chấm mà Bộ BCVT xây dựng. Nhưng dù doanh nghiệp nào thời gian tới được chính thức cấp phép đi nữa, điều quan tâm của phía cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là khả năng triển khai của các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng tới đâu? - Ông Hải nhận định.

Và người dùng sẽ hưởng lợi?

Đồng tình với ông Phạm Hồng Hải, nên dù rất mong chờ cơ hội được cấp phép tần số 3G, song bản thân các doanh nghiệp di động cũng hiểu rằng cần có thời gian để dịch vụ 3G phát triển. Phó Tổng giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh đã nhận định trong năm 2007, những dịch vụ của 3G chắc chắn chưa có nhiều, nhưng từ 2008, người dùng Việt Nam sẽ quen thuộc hơn với các dịch vụ tiện ích từ 3G.

Và để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, khả năng kiếm bộn tiền từ các dịch vụ 3G đối với doanh nghiệp sẽ khó mà đạt ngay được, nhưng người dùng có thể yên tâm, ngoài chất lượng dịch vụ và giá thành vốn đã khiến họ luôn phải "xao lòng" trước mỗi mạng di động hiện nay, những dịch vụ nội dung tiện ích được các nhà mạng triển khai từ 3G như tải nhạc... với chất lượng tối ưu sẽ liên tục cập nhật và phát triển.

Giám đốc VinaPhone Hoàng Trung Hải tiết lộ, trong thời gian tới, một loạt dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích sẽ được họ triển khai tới khách hàng trước hết là từ những ứng dụng của công nghệ cận 3G như 2,5G (GPRS) và 2,75G (EDGE). Không chỉ bó hẹp tại những thành phố lớn, các dịch vụ này sẽ được đưa về các tỉnh, thành khác với mục tiêu mở rộng hơn nữa đối tượng người dùng.

Và trước mắt, một dự án khá lớn về triển khai dịch vụ băng rộng với tốc độ truyền 384Kb/giây đã được trình lên lãnh đạo tập đoàn bưu chính viễn thông. Nếu được phê duyệt cuối quý II tới, khách hàng VinaPhone sẽ được lướt web trên mạng di động với chất lượng đường truyền tương đương với mạng Internet tốc độ cao ADSL hiện nay và đặc biệt, sẽ có rất nhiều dịch vụ GTGT được "đi kèm" nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng.

(24H.COM.VN - Theo Echip Mobile)
 

Huycl2507

New Member
Sạc pin dùng cho 80% số điện thoại trên thị trường

AnyFix có khả năng sạc pin cho 80% số điện thoại di động hiện có trên thị trường châu Âu.

Bộ sạc điện thoại chung đầu tiên trên thế giới sẽ được giới thiệu tại Triển lãm CeBit trong tuần này.

1-26.jpg


Được thiết kế bởi giáo sư Luigi Colani - một huyền thoại 80 tuổi người Đức trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp, Anyfix có thể sạc pin cho khoảng 80% số điện thoại hiện có trên thị trường châu Âu, và trong đó, có sản phẩm của tất cả các hãng điện thoại lớn nhất thế giới như Motorola, Samsung, Sony Ericsson và Nokia.

2-23.jpg

AnyFix và "cha đẻ" Luigi Colani


AnyFix rất dễ sử dụng, người dùng chỉ việc cắm điện và bật nút, chiếc điện thoại di động của họ sẽ được sạc đầy pin.

3-20.jpg


Bảo Nhi (24H.COM.VN - Biên dịch)
 

timhieu

New Member
Chiếc PDA Pogo

Đến từ xứ sở sương mù, qua nhiều lần lưu lạc và không biết bằng cách nào chiếc Pogo này đang ở trong tay ông Nguyễn Quang Lộc, chủ quán cà phê Wi-Fi trên phố Mai Hắc Đế (Hà Nội).
b0701nl43all9.jpg
Ông Nguyễn Quang Lộc, chủ quán cà phê wi-fi Thoạt nhìn, Pogo trông giống một chiếc khung ảnh. Kỳ thực, nó là một thiết bị cầm tay khá đa năng: vừa nghe gọi được, vừa là chiếc PDA, có chức năng nghe MP3, truy cập Internet, gửi nhận email. Pogo ra đời tháng 1/2002 do công ty Pogo Technology sản xuất.

Nó thực sự là “hàng độc” bởi không sử dụng hệ điều hành phổ biến như các thiết bị Palm hay Pocket PC khác mà sử dụng hệ điều hành Pogo. Máy cũng được cài sẵn một số game ngồ ngộ. Lúc mới “chào đời”, nó có giá 299 bảng Anh. Giờ còn khoảng 2,5 triệu. Pogo nặng 290gr, dài 190mm, dày 20mm. Pogo không có phím bấm như các điện thoại thông thường khác mà chúng ta thường thấy. Tất cả mọi chức năng trong máy đều được thực hiện chỉ với một cây bút dành riêng cho Pogo.

“Cấu trúc của nó có 4 góc: một góc là anten; một góc để cắm bút; một góc để cắm chân sạc; một góc để nhấc máy, trả lời và hạ máy, tắt máy đều ở góc này. Khi muốn cắm sim hay thẻ nhớ, phải xoay ngang 1 nắp trên thân máy, sẽ có 2 khe: 1 khe cắm sim, 1 khe cắm thẻ nhớ. Hệ thống loa nằm phía dưới màn hình, khi nghe, màn hình quay ra ngoài. Có một đặc điểm là loa và micro trông khá giống nhau nên đôi khi mình vẫn nhầm”, anh Lộc, chủ nhân chiếc Pogo cho biết.
b0701nl43brq9.jpg
b0701nl43clx9.jpg

Cách đây 5 năm, sự có mặt của chiếc Pogo này là một cuộc cách mạng về công nghệ. Nó thuộc thế hệ những chiếc PDA đầu tiên. Còn với ông Lộc: “Người ta thường ví 5 năm trong phát triển công nghệ điện thoại di động bằng 100 năm ở ngoài. Mình chiếc thích Pogo này cũng vì ngoài các tính năng, tác dụng nó còn có giá trị lịch sử”.

(Thu Nga ghi)
 

hungchip

New Member
Mobile - Tâm điểm của triển lãm CeBit 2007

Điện thoại truyền hình, “trang sức” cho các thiết bị cầm tay và cả những “ứng viên” trong cuộc chiến định dạng đĩa DVD độ nét cao sẽ là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt tuần lễ triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới CeBit đang diễn ra ở Hanover (Đức).

Samsung-CeBit-150307.jpg


CeBit là dịp để các hãng công nghệ trình diễn những sản phẩm ấn tượng nhất, và năm nay, mọi sự chú ý đều sẽ hướng tới các thiết bị cầm tay, như điện thoại hay máy tính xách tay.

Năm ngoái, tại CeBit 2006, nền tảng “siêu di động” Ultra-Mobile PC của Microsoft và Samsung thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng nhưng, sản phẩm đã khiến mọi người thất vọng vì tuổi thọ pin yếu và hiệu suất hoạt động kém. Năm nay, các hãng sản xuất cũng hứa hẹn sẽ cho ra mắt nhiều sản phẩm UMPC mới khắc phục những khiếm khuyết của thế hệ đầu tiên.

Triển lãm cũng sẽ đón chào sự ra mắt của một loạt các sản phẩm “hủy diệt” điện thoại nghe nhạc iPhone của Apple. Trong đó, LG, Samsung là những đối thủ đáng gờm của “Quả táo”. Với những thế hệ điện thoại cảm ứng mới có thiết kế thanh lịch và được trang bị các tính năng tương tự như iPhone, hai tập đoạn điện tử Hàn Quốc tự tin với chiến thắng vang dội.

Patricia Russo, GĐ điều hành công ty sản xuất thiết bị viễn thông Alcatel-Lucent, cho rằng, thị trường truyền thông đang đi theo một xu hướng tất yếu, đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng bằng những thiết bị “tất cả trong một”.

“Người tiêu dùng ngày nay muốn vừa được xem chương trình TV yêu thích, vừa gửi tin nhắn IM cho bạn bè và vừa có thể trả lời cuộc gọi của em gái cùng một lúc và trên cùng một thiết bị”, Russo nói về lòng tham của con người.

Triển lãm năm nay cũng sẽ được sẽ được ghi nhận những tiến bộ vượt bậc của các công nghệ thoại Internet, kết nối Internet tốc độ cao trên điện thoại, các loại đầu DVD thế hệ mới và cả những thiết bị định vị cầm tay.

Phí dịch vụ truyền hình di động và cước chuyển vùng cuộc gọi trên ĐTDĐ cũng là hai chủ để hot được 18 bộ trưởng viễn thông của Liên minh châu Âu thảo luận trước thềm Triển lãm để đưa ra những chính sách hợp lý.

Triển lãm công nghệ thông tin CeBit 2007 đang diễn ra ở Hanover, Đức từ ngày 15-21/3, thu hút hơn 400.000 khách tham quan.



T.Vũ

Theo BBC, The Age
 

Huycl2507

New Member
So màn hình chọn điện thoại

Để có thể sử dụng tối ưu những ứng dụng có trên điện thoại di động như xem phim, chơi game, cài đặt hình nền... thì người tiêu dùng nên chọn một chiếc điện thoại có màn hình to phù hợp.

Thị trường điện thoại di động trong nước có những model với màn hình mà độ nét, độ sáng của chúng không thua kém gì màn hình LCD của chiếc máy tính xách tay.

Nokia N93 - góc nhìn 1.600 độ
1-27.jpg

Nokia N93, màn hình 2,4 inch. Ảnh: Newsmobile.

Nokia N93 được trang bị một màn hình cao cấp: 2,4 inch, công nghệ TFT 16 triệu màu. Điểm đặc biệt của màn hình này là góc nhìn của nó đã đạt chuẩn của màn hình LCD thế hệ mới: 1.600 độ! Chính ưu thế đó nên dù giá còn cao - 13.490 triệu đồng, nhưng nhiều người vẫn chọn mẫu điện thoại này để vừa gọi, vừa có thể quay phim, chụp ảnh (3.2 Megapixel). Ngoài màn hình chính, N93 còn có màn hình phụ 65.536 màu.

Nokia N92 - màn hình chống loá
2-24.jpg

Nokia N92, điện thoại truyền hình. Ảnh: Newsimg.

N92 là model điện thoại đầu tiên của Nokia được tích hợp công nghệ DVB-H dùng để xem chương trình TV kỹ thuật số dành cho các thiết bị di động. Chính vì ứng dụng đặc biệt này mà màn hình của N92 là loại màn hình chống loá QVGA, kích thước 2,8 inch, 16 triệu màu. Với công nghệ chống loá, dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời, hình ảnh vẫn được thể hiện một cách rõ ràng. Chính vì công dụng đó mà N92 đang là model cao cấp được nhiều người lựa chọn, cho dù giá cao (12.690.000 đồng).

Sony Ericsson W950i - màn hình cảm ứng
3-22.jpg

Sony Ericsson W950i. Ảnh: Hardwarezone.

Được xếp vào nhóm "smart phone" nhưng W950i của Sony Ericsson là một trong ít những model sử dụng màn hình cảm ứng (vốn dành cho dòng PDA). Với bút stylus, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào các chức năng trong máy nhanh hơn, tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ trầy xước, dễ xuất hiện điểm chết, dễ vỡ... Vì vậy, sử dụng loại điện thoại có màn hình cảm ứng này cần cẩn thận.

Giá tham khảo: 12.280.000 đồng.

LG KG800 - "socola" cảm ứng
4-17.jpg

LG KG800 có màn hình lớn gần bằng thân máy. Ảnh: Infotropic.

KG800 được mệnh danh là "Chocolate đen", màn hình chỉ có 262.144 màu nhưng nó có độ sáng và rõ như các loại màn hình 16 triệu màu khác vì chúng được chế tạo bằng công nghệ TFT-LCD. Ưu điểm thứ hai của màn hình KG800 là lớn gần bằng với chiều dài của máy.

Giá: 5.380.000 đồng.

Pantech PG-8000 - màn hình ngang
5-14.jpg

Pantech PG-8000. Ảnh: Phonedaily.

Pantech PG-8000 có kiểu dáng thật đặc biệt khi đặt màn hình nằm ngang phía bên trái với 262.000 màu. Kiểu thiết kế này thuận lợi cho các ứng dụng như nhắn tin, nghe nhạc, xem phim... và đặc biệt tiện dụng cho việc chụp, xem lại ảnh. Pantech PG-8000 có camera với độ phân giải 2 Megapixel.

Giá: 4.960.000 đồng.

Samsung P850 - xoay đâu cũng được
6-10.jpg

Samsung P850 màn hình xoay. Ảnh: Megaphone.

Samsung P850 là dòng máy cao cấp nhất của hãng điện tử đến từ Hàn Quốc với giá khoảng 10.000.000 đồng. Màn hình P850 dùng công nghệ TFT 262.000 màu, công nghệ QVGA với độ phân giải 240 x 320 pixel, đặc biệt, người dùng có thể xoay màn hình 180 độ. Ngoài những tính năng giải trí, công nghệ được đưa vào trong model này khá hấp dẫn: kết nối với TV, in trực tiếp với máy in hỗ trợ công nghệ PictBridge hay với công nghệ Bluetooth. P850 hỗ trợ các file của các ứng dụng MS Office, Adobe PDF, HTML và JPEG.

(Theo SGTT)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Tạm biệt... mobile phone

Khi có máy quay phim thế hệ mới, sẽ chẳng còn ai cần tới điện thoại. Có lẽ chỉ trong một vài năm tới, chúng ta sẽ tự hỏi: “Điện thoại di động là gì?”.

vtc_33851_camera_ok.jpg


Samsung VLUU i70 - gần như là một chiếc điện thoại mà vẫn không phải là điện thoại

Kỷ nguyên điện thoại di động được coi là mũi nhọn của ngành công nghiệp High-tech sẽ nhanh chóng kết thúc, và khi đó, gọi điện sẽ chỉ còn là chức năng làm cho các thiết bị di động được yêu thích hơn.

Ví dụ như sản phẩm Samsung VLUU i70. Thiết bị này có những tính năng hoàn hảo của một chiếc di động High-tech được sản xuất tại Hàn Quốc như: HSDPA (là các chữ cái tiếng Anh viết tắt cho dịch vụ truy cập gói tải tốc độ cao - High-Speed Downlink Protocol Access), nghe nhạc MP3, xem phim, xem trực tiếp các chương trình truyền hình, camera 7 megapixel, kỹ thuật quay phim VGA, tin nhắn SMS ... Nhưng chỉ có một tính năng mà nó không có, đó là gọi điện, vì đơn giản VLUU i70 là máy quay phim kĩ thuật số.

Chẳng bao lâu nữa, gọi điện ở điện thoại di động sẽ không còn là chức năng trung tâm, mà chỉ là một tính năng chuyên biệt xếp sau một loạt các tính năng khác. Có thể thấy rõ rằng, xu hướng Smartphone - điện thoại thông minh ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường.

Tuy nhiên, khách hàng vẫn gọi một cách đơn giản loạt sản phẩm di động N-seri của Nokia là điện thoại di động N-seri và chiếc iPhone của hãng Apple là điện thoại Apple. Mặc dù cách gọi này là không chính xác, nhưng điều đó cũng mang lại thuận lợi đáng kể cho cả người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất. Người mua có thể dễ dàng gọi tên sản phẩm, còn nhà sản xuất thì tiết kiệm được một khoản chi phí lớn dành cho việc mua bản quyền tên gọi cho các thiết bị này.

Thanh Huyền (theo Spiege)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top