• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CLB ĐIỆN ẢNH PV Hải Phòng

Badamgiak23

Super V.I.P
Kim Hee Sun

Thường xuyên xuất hiện trên màn ảnh với vẻ đẹp có thể nói là hoàn hảo, với mái tóc dài dịu dàng đầy nữ tính, nhưng ngoài đời cô kiều nữ của điện ảnh Hàn Quốc này lại là một cô gái vui nhộn và tinh nghịch.

a1.jpg

Kim Hee Sun là một trong những gương mặt nổi bật của điện ảnh Hàn Quốc. Sinh ngày 25/2/1977 tại Canada, năm 16 tuổi cô bắt đầu bước chân vào điện ảnh với bộ phim Dinosor Teacher của hãng SBS, 17 tuổi thủ vai chính trong Igasa Chris. Những năm tháng ngồi trên ghế nhà phổ thông, cô đã nổi tiếng trong ngành quảng cáo và truyền hình Hàn Quốc. Cô còn nhiều lần có mặt trong các chương trình ca nhạc với vai trò người dẫn chương trình. Cô tốt nghiệp đại học Chung-Ang ngành kịch nghệ điện ảnh.

Vẻ đẹp trời phú cùng sự tìm tòi cho những nét diễn xuất tinh tế, Kim Hee Sun dành được nhiều tình cảm của khán giả châu Á. Cô không chỉ đảm nhận những vai diễn tiểu thư dịu dàng đầy nữ tính mà còn tìm kiếm những vai diễn phá cách. Đó cũng chính là một Kim Hee Sun ngoài đời với cá tính vui nhộn và nghịch ngợm, khác hẳn hình ảnh quen thuộc trên phim ảnh.

Kim Hee Sun chủ yếu tham gia đóng phim truyền hình. Phim điện ảnh đầu tiên của cô là Repechage (1997) đóng cùng chàng diễn viên điện trai Jang Dong Gun. Năm 1999 cô đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc của năm với vai diễn Thu Nah trong phim Wedding Dress. Đầu năm 2000, vai diễn của cô trong phim Bichunmoo đã gây một cơn sốt tại Đài Loan và Hong Kong. Thậm chí có tin đồn là cô và nam diễn viên chính trong phim – Shin Hyun Joon có tình ý với nhau. Gần 2 năm sau đó Shin Hyun Joon dập tắt những “lời ong tiếng ve” về mối quan hệ của anh và Kim Hee Sun bằng việc công khai theo đuổi cô nàng hoa hậu Son Tae Young.

Không chỉ nổi tiếng trên truyền hình và phim ảnh, cô còn xuất hiện trong nhiều hoạt động quảng cáo. Chính những hoạt động này đã làm cho hình ảnh của cô nổi tiếng trước khi đặt chân vào lĩnh vực điện ảnh. Cô luôn dẫn đầu danh sách nữ nghệ sĩ Hàn Quốc có thu nhập cao từ quảng cáo trong nhiều năm liền. Cô là người mẫu độc quyền cho hãng Paris Baguette và là hình ảnh quảng cáo cho nhãn hiệu điện thoại TCL của Trung Quốc. Cô từng là Đại sứ văn hóa danh dự của UNICEF tại Pháp. Trong hai năm 2001 và 2002, Kim Hee Sun mải mê với các hợp đồng quảng cáo mà quên bẵng phim ảnh làm khán giả hâm mộ vô cùng thất vọng.

Không chỉ có vậy, viên ngọc của điện ảnh Hàn Quốc này còn “tham lam” lấn sân khách với việc xuất bản tập sách hướng dẫn làm đẹp và ăn kiêng dành cho phái đẹp năm 2002. Trong cuốn sách này Kim Hee Sun tiết lộ toàn bộ bí quyết của mình để có thân hình lý tưởng. Cũng năm này cô còn tham gia tạo mẫu và được giới tạo mẫu chuyên nghiệp đánh giá cao.

Bộ phim mới đây của cô là The Myth đóng chung với tài tử điện ảnh Thành Long cũng nhận được không ít lời khen chê khác nhau. Cô bị ấn tượng bởi sự quan tâm săn sóc của bạn diễn trong các sự cố của những cảnh quay nguy hiểm. Cô tâm sự: “Sau này lấy chồng, chắc chắn tôi phải tìm được một người giống Thành Long”.

Năm 2005, cô vừa cho ra mắt album ảnh mang tên Marvelously Kim Hee Sun với nền là khung cảnh lãng mạn của những năm 1950 tại châu Âu như Montmartre, Pont Alexandre III và Pont de Bir Hakeim. Album được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Paulo Roversi. Một phần tiền thu từ việc phát hành album này được dùng tài trợ cho cuộc chiến chống bệnh ung thư vú.

 

Anhtoitb

New Member
Minh Anh tiết lộ về cái chết của Lê Công Tuấn Anh

Minh Anh tiết lộ về cái chết của Lê Công Tuấn Anh

minhanh.jpg

Lê Công Tuấn Anh và người mẫu Minh Anh bây giờ.

Cái chết ồn ào của diễn viên Lê Công Tuấn Anh sau khi uống nhiều viên thuốc sốt rét trong tình trạng say khướt, khiến dư luận đổ dồn miệng lưỡi nghiệt ngã lên người mẫu Minh Anh. Theo lời đồn đại, anh đã không chịu nổi cú sốc sau khi chia tay mối tình sâu nặng với chị.

Năm 2000 Minh Anh sang Singapore du học ngành marketing và sau đó lập gia đình với một doanh nhân người Singapore, trở thành mẹ của hai đứa trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống của một phụ nữ xa quê hương với áp lực dường như chưa được cởi bỏ, những giấc mơ vẫn trĩu nặng, đau đáu... Gặp Minh Anh nhân chuyến đi ngắn ngủi về Sài Gòn dự tiệc cưới của cô bạn thân Chung Vũ Thanh Uyên, lần theo những lời tâm sự về chuyện tình dĩ vãng của Minh Anh trên blog - sau gần 12 năm, những sự thật đằng sau cái chết của Lê Công Tuấn Anh dần được hé lộ.

Lê Công mồ côi cha từ nhỏ, mẹ đi bước nữa nên anh sớm phải bươn chải với cuộc sống không có người thân. Từ một đứa trẻ bụi đời, Lê Công phải vào trường giáo dục thiếu niên lang thang cơ nhỡ học nghề trở thành công nhân... Nhưng nghiệp diễn đã thay đổi toàn bộ cuộc đời anh.

Khán giả những năm đầu thập niên 90 rất ấn tượng với vai Quang “Đông ki-sốt” trong phim Vị đắng tình yêu của anh. Trái ngược với bạn thân Lê Tuấn Anh thường vào vai phản diện, thì Lê Công hay được đạo diễn đo ni đóng giày với mẫu nhân vật tốt bụng, nhân hậu và điều này gần như đồng nghĩa với việc anh giành được khá nhiều tình cảm của công chúng trẻ - nhất là các fan nữ.

Vào thời điểm vinh quang nhất của nghề nghiệp, Lê Công quen biết và yêu Minh Anh. Trong nỗi cô đơn đầy tự ti của thân phận trẻ mồ côi, Lê Công được gia đình Minh Anh đón nhận với tình yêu thương như con cái trong gia đình. Có lần sốt xuất huyết nằm Chợ Rẫy, anh được người yêu lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ, đến đêm cô trải giấy báo nằm ngay dưới chân giường, qua đêm trong bệnh viện… Những tình cảm bấy lâu thiếu thốn như ngày càng đuợc bù đắp. Có lẽ đó là hình ảnh làm Lê Công nhớ mãi và không thể nào dứt bỏ được. Anh quyết định gắn bó đời mình với Minh Anh, chính thức gọi mẹ Minh Anh là “mẹ”.

Chuyện tình yêu của một người mẫu triển vọng và một diễn viên tên tuổi đang được bồi đắp mỗi ngày, thì Minh Anh phát hiện ra Lê Công có quan hệ lén lút với diễn viên trẻ V. khi họ sinh hoạt chung Đoàn kịch nói Trẻ. Biết chuyện, Minh Anh đã trực tiếp nói chuyện với V. để xác nhận mối quan hệ đó và quỵết định chia tay anh; cho dù Lê Công một mực bảo rằng chỉ là cuộc chơi qua đường… Khi không thuyết phục được Minh Anh, Lê Công dọa tự tử. Và anh đã uống một vốc thuốc, nhưng bạn bè kịp đưa vào bệnh viện. Sau lần chết hụt đó, nghĩ đến sự chân thành hối lỗi của người yêu, Minh Anh quyết định quay lại với Lê Công.

Lần cuối cùng đó, chính là chuyến lưu diễn Duyên dáng Việt Nam tại Hà Nội. Lê Công và Minh Anh đã có những phút giây hạnh phúc tràn trề bên nhau, lúc chia tay bịn rịn trở về Sài Gòn. Nhưng chỉ vài ngày sau, một người bạn gọi báo cho Minh Anh biết là Lê Công đang vui vẻ ở Nha Trang với V. và cũng gần như sau đó, Lê Công gọi báo Minh Anh tàu bị hỏng nên chưa về Sài Gòn được. Cô nén giận trả lời: "Vậy hả! Em biết tại sao rồi. Vậy đi nhé, em không có gì để nói nữa".

“Em tiếc cho anh, buồn cho anh và giận anh nhưng tất cả những điều đó chỉ là vô nghĩa khi mà anh không bao giờ còn hiện hữu bên cạnh. Anh chọn con đường hủy hoại mọi thứ và để dằn vặt em suốt đời. Chẳng hiểu anh nghĩ gì khi làm điều đó? Câu hỏi này em đã hỏi anh bao nhiêu lần mà không tìm được câu trả lời.

Chẳng lẽ sau tất cả những lỗi lầm của anh, em là nguời cuối cùng nhận lấy mọi tội lỗi. Lỗi của ai? Có ai biết người đáng chịu những tội lỗi và trách móc lại là một người con gái khác không? Em đã im lặng và gánh chịu mọi thứ đổ lên đầu chỉ vì em muốn hình ảnh anh nguyên vẹn trong mắt mọi người như khi anh nằm xuống…” (Minh Anh’s blog)

Và đêm đó, Lê Công đáp tàu về ngay Sài Gòn như một cách thanh minh với nguời yêu. Nhưng... Hoàn toàn sụp đổ, Minh Anh quyết định mãi mãi rời xa Lê Công. Rất nhiều bạn bè tiếc cho mối tình này, ngay Lê Tuấn Anh cũng đã gọi khuyên Minh Anh nên bình tĩnh lại.

Tháng 8/1996, Minh Anh lên đường lưu diễn châu Âu hai tháng, Lê Công nhắn: "Chúc em lên đường mạnh khỏe và hạnh phúc". Lúc đó Minh Anh tin rằng mọi thứ đã chấm dứt. Khi trở về, Lê Công có gọi điện thoại về nhà nói chuỵên với mẹ Minh Anh. Mẹ bảo: "Con có muốn nói chuyện với Minh Anh không?". "Dạ, không! Con chỉ hỏi thăm thôi!".

Hàng năm, cứ mỗi lần cùng chồng về Việt Nam,
Minh Anh đều đưa chồng đến nghĩa trang Nghệ sĩ để
thắp nhang cho Lê Công Tuấn Anh.

Đúng 4 tháng chia tay. Ngày 15/10/1996 cũng là ngày sinh nhật Minh Anh, Lê Công đang quay phim ở xa điện thoại nói sẽ về. Hôm đó, đang đi ăn với vài người bạn thì Lê Công tới, anh trò chuyện với cô như một người anh, một người bạn. Sau đó anh vẫn muốn Minh Anh tha thứ và quay lại. Minh Anh nhẹ nhàng nói rằng, dù không còn tình yêu nhưng cô luôn thương và yêu anh như một người anh. Còn quay lại là điều không thể, lòng đã bị tổn thương quá nhiều.

Đưa Minh Anh về tới cổng, Lê Công rủ Minh Anh mai đi ăn sáng trước khi anh trở lại đoàn phim. Sáng 16/10 Minh Anh qua nhà đón thì thấy Lê Công ngủ li bì, đứa cháu nói lại là tối qua anh uống rượu khá nhiều. Vào phòng, Minh Anh lay mãi mà anh cũng không dậy. Trông thấy cuốn sổ ghi chép đầu gường, cô với tay lấy đọc. Một tấm hình của Lê Công chụp với V. đang ngồi trong lòng rơi ra. Đau nhói, cô bỏ về và chỉ nhắn lại: Có Minh Anh qua! Ra tới cửa thì gặp anh Vinh - trợ lý đạo diễn đi vào, cô nói anh đánh thức giùm Lê Công dậy.

Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau. Minh Anh đã không tin vào tai mình khi được báo tin Lê Công đã chết. Đó là ngày 17/10/1996, anh qua đời sau khi uống cả đống thuốc sốt rét. Cái chết của anh kéo theo sau hàng nghìn người hâm mộ khắp nơi đổ về, một đám tang ồn ào nhất Sài Gòn bấy giờ.

Minh Anh suy sụp đầu đội khăn trắng đi bên quan tài như người bạn đời của Lê Công, một nghĩa cử cuối cùng trọn vẹn tình nghĩa. Quá tiếc thương cho một tài hoa điện ảnh, dư luận trút mọi oán trách lên đầu cô gái 22 tuổi. Ngay cả những người bạn thân của Lê Công rất hiểu rõ sự tình, cũng im lặng nhìn Minh Anh cắn răng nhận đòn roi của mọi nguời quất vào.

Trong cơn suy sụp đó, Minh Anh đã thử tìm đến cái chết vì thấy mọi thứ quá bất công và nghiệt ngã với mình. Nhưng khi mở mắt tỉnh dậy đã thấy mẹ và mọi người đứng bên giường. Một người anh kết nghĩa có nói với cô: "Em đã đi đến tận cùng đau khổ rồi, sẽ chẳng còn đau khổ nào hơn thế nữa đâu. Mọi thứ về sau đã nhẹ đi rồi, ráng sống để vượt qua". Và như thế, Minh Anh đã gạt nước mắt và tiếp tục đi, cô không muốn những lời nguyền rủa mình có cơ hội trở thành hiện thực.

Câu chuyện tay ba này hầu như mọi người trong giới đều biết khá chi tiết, nhưng với tình cảm mà công chúng dành cho Lê Công bấy giờ, thì lỗi lầm vẫn chỉ là Minh Anh...

Đọc những dòng cuối cùng trong nhật ký Minh Anh: "Em chấp nhận mọi thứ ác độc nhất, vì em im lặng cho những gì em đã trải qua suốt 4 năm yêu anh để rồi mất tất cả. Mất hết sự tin yêu của những người xung quanh, mất tất cả lòng hâm mộ của mọi người để cho anh của em có tất cả điều đó khi nằm yên dưới lòng đất. Để anh được thanh thản và để anh biết rằng em đã phải trả giá cho sự trừng phạt không phải do bản thân em tạo ra nó.

Em đã theo anh từ cõi sống về cõi chết và được cứu sống để làm lại con người khác - một con người mạnh mẽ và dám đối đầu với mọi thứ hơn. Để hôm nay nhìn lại 10 năm qua, em thấy mình nhẹ nhàng và thanh thản hơn, dù đôi lúc hình ảnh anh vẫn làm em đau. Nhưng em hiểu ra giá trị của con người và mọi thứ xung quanh mình hơn. Em ước gì anh có thể ngồi dậy để em thanh thản nói với anh rằng, em đã tha thứ cho anh.

Em đã có một cuộc sống hạnh phúc sau tất cả những đau khổ, em từng chạy trốn khỏi thành phố nơi đầy ắp hình ảnh của anh để làm lại tất cả mọi thứ. Em đã xin lỗi anh ngày chia tay và giờ đây vẫn là câu nói đó.

Hãy cho em cuộc sống bình yên bên những đứa con của em và cạnh người chồng yêu em hơn tất cả mọi thứ… Đây là lần sau cùng, và em mong rằng, từ nay về sau đừng ai nhắc đến Minh Anh sau cái tên Lê Công Tuấn Anh nữa. Xin hãy để mọi thứ ngủ yên mãi mãi!".

Vậy là sau cùng Minh Anh cũng đã lựa chọn sự thật để bảo vệ gia đình mình. Hiện nay trong nhà mẹ cô vẫn thờ di ảnh của Lê Công. Hàng năm, cứ mỗi lần cùng chồng về Việt Nam, cô đều đưa chồng đến nghĩa trang nghệ sĩ để thắp nhang cho Lê Công. Sống với một người đàn ông có tấm lòng rộng mở và bao dung như thế, thì sự lựa chọn của Minh Anh hoàn toàn xứng đáng được mọi người chia sẻ và cảm thông...

Theo Điện Ảnh Kịch Trường
 

Anhtoitb

New Member
Lý Tiểu Long - cuộc đời và sự nghiệp

Lý Tiểu Long - cuộc đời và sự nghiệp


long2.jpg

Lý Tiểu Long.​
Anh được bình chọn là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Trên màn ảnh, Lý Tiểu Long là diễn viên xuất sắc còn ngoài đời là võ sư kiệt xuất. Ở anh là sự pha trộn các điệu múa mềm dẻo và những động tác võ thuật khéo léo để tạo nên nghệ thuật chiến đấu của riêng mình.

long5.jpg

Lý Tiểu Long, sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco, Mỹ. Nhìn anh biểu diễn những pha võ thuật dũng mãnh ít ai ngờ rằng khi còn bé, Lý Tiểu Long ốm yếu bệnh tật và để dễ nuôi, mẹ đã đặt cho anh cái tên giống như con gái, thậm chí còn xâu hoa tai cho con trai vì nghĩ rằng như vậy ma quỷ sẽ không ám. Khi anh, tròn 1 tuổi, gia đình chuyển về Hong Kong và 5 tuổi, anh trở thành diễn viên nhí trong nhiều bộ phim. 13 tuổi, anh đã có hành trang hơn 20 phim. Thời gian này, Lý Tiểu Long giao du với nhóm trẻ bụi đời ở gần nhà và thường xuyên thua trong những trận đánh lộn trên đường phố. Vì vậy, anh bắt đầu học võ kung fu. Lo ngại con mình có thể hư hỏng, năm 1959, mẹ quyết định đưa Tiểu Long sang Mỹ. Năm 1963, anh mở lớp dạy võ đầu tiên, một năm sau giành chức vô địch kung fu ở bang California.

Năm 1966, anh ra mắt lần đầu trước công chúng Mỹ trong bộ phim truyền hình có tên gọi The Green Hornet. Sau loạt phim này anh thu nạp thêm một số đệ tử và lập ra môn phái mới có mang tên Jeet Kune Do. Một thời gian sau, Lý Tiểu Long quay lại Hong Kong để làm phim võ thuật. Trong phim, anh thường thể hiện những nhân vật bé nhỏ lương thiện chống lại thế lực độc ác tàn bạo. Những bộ phim này, sau khi ra đời đã được chào đón nồng nhiệt và đạt doanh thu rất cao. Nhận thấy tài năng của Lý Tiểu Long, các nhà làm phim Hollywood đã mời anh tham gia một bộ phim hoành tráng, quy mô và dự tính sẽ thu về tới 200 triệu USD, nhưng tiếc thay ngày 20/7/1973, anh đã đột ngột ra đi khi mới 32 tuổi đời.

long1.jpg
 

Anhtoitb

New Member
Lý Tiểu Long - còn mãi một huyền thoại

Lý Tiểu Long - còn mãi một huyền thoại

18_ly.jpg

Tên tuổi gắn liền với phim võ thuật, qua đời 30 năm về trước, ngày 20/7/1973, ở tuổi 32, đến giờ vẫn còn được biết bao người hâm mộ tôn thờ. Ông chỉ lưu dấu ấn qua vài tác phẩm, nhưng chừng ấy cũng đủ để cái tên Tiểu Long trở thành huyền thoại.

Đến giờ, các bộ phim của Lý Tiểu Long vẫn còn đắt hàng. Các trang web về ông chẳng ngày nào vắng khách. Không chỉ những cú đá mạnh, dứt khoát, nhanh như điện hấp dẫn người xem mà cả những câu nói đầy tính triết lý, những giả thuyết về cái chết bí ẩn của ông cũng làm nhiều độc giả tò mò.

Lý Tiểu Long qua đời vì chứng phù não tại ngôi nhà của một nữ diễn viên Hong Kong và yên nghỉ tại nghĩa trang Lake View ở Seattle, nơi ông từng theo học môn triết tại Đại học Washington. Nhân viên điều tra cho đó là một cái chết rủi ro, một tai nạn bất ngờ, còn dư luận thì đồn rằng ông qua đời vì dùng ma tuý quá liều, hoặc bị một hội nào đó trả thù. Bí hiểm hơn là con trai ông cũng qua đời trong một hoàn cảnh bất thường. Ở tuổi 28, Brandon bị thương nặng tại trường quay năm 1992 bởi một viên đạn lạc.

Ngay cả những ngôi sao võ thuật lớn thời nay như Lý Liên Kiệt, Thành Long cũng chưa bao giờ vượt qua cái bóng của người tiền nhiệm. Bản thân "Hiệp sĩ Thượng Hải" cũng thừa nhận, ảnh hưởng của Tiểu Long lớn đến độ, anh không dám đi theo con đường mà bậc tổ phim võ thuật đã đi qua. Kết quả là tên tuổi Thành Long gắn với những bộ phim hài. Anh tâm sự: “Tiểu Long tung những cú đá sấm sét rất cao, nên tôi chỉ còn một lựa chọn là đá thấp chân. Mỗi lần phóng ra một quả đấm, Tiểu Long lại thét lớn Aahh..., còn tôi tiếp sau những cú thụi là một gương mặt nhăn nhở cười".

Thành Long cố gắng không đi vào con đường mà Tiểu Long đã qua, một phần vì bậc tổ võ thuật có ảnh hưởng quá lớn, một phần vì những cú đòn của Tiểu Long quá hiểm, khó mà bắt chước. Theo Law Kar, nhà nghiên cứu Lý Tiểu Long, cú đòn của ông là sự kết hợp của kungfu, võ taekwondo của Hàn Quốc, karatedo của Nhật Bản và cả đấm bốc Tây phương.

Có công lớn trong việc truyền bá phim võ thuật Hong Kong với thế giới, nhưng Lý Tiểu Long không được ưu đãi tại quê nhà. Đến giờ, phần thưởng duy nhất đối với ông là một hình nộm ở bảo tàng Maddam Tussaud ở Anh, ngoài ra vẫn chưa có một phòng lưu niệm, một bức tượng nào của ông ở Hong Kong.
 

Anhtoitb

New Member
Thành Long Jackie Chan

Thành Long -Jackie Chan

12-3.jpg

Thành Long, còn được biết với tên tiếng Anh là Jackie Chan, (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1954 tại Hồng Kông) là một diễn viên, đạo diễn, người đóng thế và ca sĩ Hồng Kông. Jackie là con trai của Lee-Lee và Charles Chan.

Tên thật của Thành Long là Trần Cảng Sinh (陳港生), nghệ danh Trần Nguyên Long (陳元龍), tên khác Phòng Sĩ Long (房仕龍), các tạp chí điện ảnh Hồng Kông thích gọi anh là Trần Thành Long (陳成龍) hơn. Là một người đam mê nghệ thuật diễn xuất, Cảng Sinh gia nhập học viện hí kịch Trung Quốc khi mới 7 tuổi. Thế nhưng suốt thời gian học tập cho đến khi tốt nghiệp, có vẻ như Cảng Sinh vẫn chưa bộc lộ chút năng khiếu nào.

Anh được Triệu Thị mời vào diễn các vai như đứng "chỉ trỏ", "ăn uống", "gây gổ", hay lớn nhất chỉ là diễn viên đóng thế. Nhưng dù sao đó cũng là "bước khởi đầu" dẫn dắt anh đến với điện ảnh, lúc đó anh 17 tuổi. Dần dần sự gan lì và dũng mãnh của anh cũng được phát hiện, ban đầu anh được giao chỉ đạo võ thuật cho một số "phim mì ăn liền", sau lên đến các phim có đầu tư như "Thiếu Lâm Môn" của đạo diễn tài ba sau này là Ngô Vũ Sâm.

Mãi đến khi Lý Tiểu Long qua đời, tức là năm 1973, cái tên Thành Long chính thức được đặt cho anh. Đạo diễn La Duy - người từng nâng đỡ "Con rồng nhỏ" - đã chọn anh làm người thay thế cho họ Lý. La Duy sửa đổi tất tần tật cho Thành Long: từ cách diễn đến cái mũi quá tẹt, dự định sẽ thả "con rồng" này tung hoành ngay sau khi đám tang của Lý Tiểu Long kết thúc.

Và phim "Tân Tinh Võ Môn" ra đời, thất bại ê chề.

Lúc bấy giờ điện ảnh võ thuật Hồng Kông có tới 7 "Long", ăn khách sau Lý Tiểu Long là Địch Long, và được biết đến ít nhất là Thành Long.

Năm 1976, La Duy không còn đủ kiên nhẫn, ông chịu thua trước khả năng của Thành Long và quên mất nhiệm vụ tạo ra con rồng dũng mãnh thứ hai của mình. Nhờ vậy Thành Long trở nên hoàn toàn tự do - bắt đầu có dịp bộc lộ tư chất thông minh hài hước hiếm có.

Ngay trong năm 1976, phim Thiếu Lâm Mộc Nhân do Thành Long thủ vai chính ra đời, được đánh giá cao - tuy nhiên lúc đó người ta nhường như đã ngán ngẩm phim võ thuật nên phim chỉ đạt được một nửa thành công - nhưng người ta biết đến Thành Long hơn một chút.

Và cuối cùng vận may đã đến, đạo diễn Viên Hòa Bình - bậc thầy phim võ thuật - đã để ý tới con rồng cô đơn này. Phim đầu tiên hai người hợp tác là Xà hình điêu thủ, thành công vang dội đến tận Đông Nam Á.

Đến phim "Túy Quyền", Thành Long đã khẳng định tên tuổi của mình với thế giới, cái hay của anh không phải ở sự dũng mãnh mà là sự hài hước. Đan xen với kungfu là tiếng cười, gương mặt, điệu bộ... Thành Long làm ngây ngất cả thế giới- Viên Hòa Bình đã thực sự thành công.

Anh bắt đầu sang Mỹ đóng phim, và nổi danh hơn hết trong những người Á châu, anh ghi tên mình trên Đại lộ Hollywood. Đóng những phim sặc mùi hành động kiểu Mỹ, và dù hiện giờ Thành Long đã không còn chất võ chính thống nhưng người ta vẫn xem anh là một tượng đài võ thuật.

Người châu Á thì yêu sự chân thật của anh: đóng phim không cần người đóng thế, mặc dù phim có nhiều cảnh đánh đấm nhưng lại đậm phong cách hài hước qua diễn xuất tài tình của anh, dù đã chấn thương nhiều lần, tuổi tác đã cao nhưng Thành Long vẫn tự nguyện đóng các pha nguy hiểm, một điều chưa có diễn viên nào làm được lâu dài.
 

Anhtoitb

New Member
Diễn viên Quốc Tuấn với những lận đận ban đầu

Diễn viên Quốc Tuấn với những lận đận ban đầu​

088-Tuan-to.jpg

Các vai diễn của anh lúc thì hiền lành, lúc thì lém lỉnh nhưng lại rất có cá tính. Ngoài đời, Quốc Tuấn thuộc tuýp người hiền và chỉn chu. Buổi chiều, sau trận tennis là lập tức về nhà với vợ con, hệt như những anh công chức cả ngày ngồi bàn giấy.

Năm 1981, Quốc Tuấn thi đỗ vào ĐH Sân khấu điện ảnh. Nổi tiếng bởi sự ngỗ nghịch, lại hay cãi thày nên trong những lần đoàn kịch sinh viên của trường dựng vở diễn, Quốc Tuấn chẳng bao giờ được giao vai chính. Vị trí chạy cờ chạy quạt dường như đã thành một "món quà" để "thưởng" cho sự nghịch ngợm, quậy phá của anh.

Năm 1990, Quốc Tuấn đầu quân về Nhà hát Tuổi Trẻ. Hồi ấy, những ngôi sao sân khấu trẻ mà Nhà hát tự đào tạo như Chí Trung, Đức Hải, Lê Khanh, Anh Tú, Lan Hương... đang ở độ rực rỡ nhất và những vai chính bao giờ cũng là của họ. Quốc Tuấn lại một lần nữa rơi vào "thảm kịch" chạy cờ. Suốt 3 năm liền, các vai diễn của anh bao giờ cũng chỉ là chạy ào qua sân khấu, hét "a" lên một tiếng là hết. Vai phụ, tiền ít, đói thì đầu gối phải bò, quãng thời gian ấy, Quốc Tuấn làm đủ nghề, chơi nhạc ở vũ trường, làm kíp trưởng lễ tân Metropol... May là phim truyền hình đã mở cho anh một lối thoát. Một loạt phim Cuốn sổ ghi đời, 12A và 4H, Cô bé bên hồ, Những người sống quanh tôi... đã tôn anh lên hàng "sao" trong giới diễn viên truyền hình phía Bắc.

Cái duyên thể hiện những vai anh nông dân lém lỉnh và hơi có chút láu cá bắt đầu từ khi Quốc Tuấn được giao vai trưởng thôn Kiên trong Người thổi tù và hàng tổng của đạo diễn Phi Tiến Sơn rồi Bảo trong Người thừa của dòng họ... Hồi làm phim Người thổi tù và hàng tổng ở xã Xuân Phương (Từ Liêm), đang giờ nghỉ, Quốc Tuấn ngồi trên một chiếc xe bò, bỗng thấy mấy anh trai làng trèo lên ngồi bên cạnh. Ngồi xem chán, một cậu lấy vai hích Quốc Tuấn, bảo: "Cái đoàn làm phim này chán bỏ xừ, chẳng thấy mống diễn viên nào cả". Thế nhưng Quốc Tuấn lại cảm thấy đó chính là giây phút hạnh phúc nhất. Bởi chỉ khi đó, anh mới có thể ngoác miệng cười thoải mái với cậu trai làng mà không sợ bị nhận ra là nghệ sĩ. Anh khẽ khàng úp chiếc mũ cối vào bụng và chìa tay ra nhận từ họ mấy điếu thuốc lá còn dây vết bùn non.
 

Anhtoitb

New Member
Chân Tử Đan

Chân Tử Đan

Chân Tử Đan (甄子丹, bính âm: Zhēn Zǐdān; còn gọi là Chung Tử Đơn, tên tiếng Anh Donnie Yen Chi Tan, Donnie Yen Ji Dan, Kun Ja Dan; sinh vào năm 1963) là một diễn viên võ thuật người Mỹ gốc Hoa.

200px-Donnie_Yen.jpg


Tên khai sinh Chân Tử Đan
Ngày sinh 27 tháng 07 năm 1963
tại Hồng Kông
Chiều cao 1m75
Vai diễn chú ý Con Khỉ Sắt, Tinh Võ Môn 1995​


Chân Tử Đan sinh ngày 27 tháng 7 năm 1963 tại Quảng Đông, Trung Quốc. Anh là một diễn viên võ thuật nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới. Anh là một trong 4 tài tử võ thuật kinh điển thuộc thế hệ thứ hai sau Lý Tiểu Long, gồm Chân Tử Đan, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Dương Tử Quỳnh. Công phu của anh được đánh giá cao hơn nhờ những đòn chân đẹp mắt kết hợp Wushu và Thái boxing.

Ngoài ra Chân Tử Đan còn là chỉ đạo võ thuật và đạo diễn các phim Twins effect, Puma...

Anh còn làm mẫu, chỉ đạo cho các pha võ thuật trong game nổi tiếng là Onimusha III.

Mẹ anh là một võ sư nổi tiếng nên việc anh ham mê võ thuật là điều dễ hiểu. Chân Tử Đan đã chập chững tập võ khi mới biết đi, năm 11 tuổi được gia đình đưa sang Mỹ học về võ thuật Tây Phương, tại đây anh đạt nhiều giải thưởng.

Thần tượng của Chân Tử Đan từ nhỏ là Lý Tiểu Long, anh thường cột thêm một dải lụa dưới ống quần để dắt thêm cặp Côn Nhị Khúc, thường bắt chước đóng giả các phim của ông và đem bạn bè ra tập trận, tất nhiên bà con hàng xóm đã không ngớt phiền hà.

Từ năm 11 tuổi đến 17 tuổi, Chân Tử Đan không chỉ tiếp thu tinh hoa võ thuật phương Tây mà còn bị tiêm nhiễm lối sống bạo lực bên đấy, anh gia nhập băng đảng, thường xuyên đánh lộn, cha mẹ anh rất lo sợ vì băng nhóm của anh có lần đã gây ra án mạng, thế là đưa anh về lại Quê nhà - Quảng Đông.

Tại đây anh gặp đạo diễn Viên Hòa Bình - dường như không diễn viên võ thuật nổi tiếng nào không qua tay người này- bộ phim đầu tiên thực sự chói lọi: Túy Quyền, hay Thái Cực Túy Quyền, Drunken Tai Chi. Với các màn võ thuật cực kỳ điệu luyện và ngẫu hứng, Chân Tử Đan đã bước đầu chinh phục trái tim người Châu Á. Năm đó là năm 1982, Chân Tử Đan vừa 19 tuổi.


Thật ra Chân Tử Đan từng đóng một vai "đứng nhìn" trong Miracle Fighters trước đó, nhưng Viên Hòa Bình cho biết đó chỉ là một phút thử vai, vai trò chính của anh trong phim này là Cascadeur.

Sự nghiệp của Chân Tử Đan không thẳng tiến, sau phim Thái Cực Túy Quyền, anh được mời đóng nhiều phim nhưng ít được thành công. Chúng được liệt vào dạng phim "mì ăn liền" không có giá trị.

Đến năm Hoàng Phi Hồng 2 ra đời, đạo diễn Viên Hòa Bình có một sáng kiến là cho "long hổ gặp nhau", Chân Tử Đan đóng một vai phản diện bên cạnh Lý Liên Kiệt. Trong phim này Chân đã diễn xuất tài tình và nhiều màn múa Côn, Đao đẹp mắt, chứng tỏ anh không hề lép vế trước Lý Liên Kiệt, mà thậm chí thuật quyền cước của anh còn "hoa mắt" hơn nhờ nhiều thế đá độc đáo.

Trong phim này, Chân Tử Đan đóng bên cạnh hàng loạt ngôi sao: Trương Triết Lâm, Khương Đại Vệ, Quan Chí Lâm, Mạc Thiếu Thông. Anh bắt đầu nổi đình nổi đám khi vượt lên họ để giành giải "Diễn viên phụ xuất sắc nhất" . Cho thấy ngoài khả năng võ công anh còn có khả năng diễn xuất tốt.

Tiếp theo là các phim Lồng Hổ 2, Tiêu Diệt Nhân Chứng, Truyền thuyết Xích Long...Viên Hòa Bình đã nâng cao địa vị của Chân Tử Đan lên trong làng phim võ thuật.

Mãi đến năm 1993, tên tuổi của anh mới thật sự sáng chói: bộ phim "Thiếu Niên Hoàng Phi Hồng", hay Thiết Hầu Tử (Iron monkey) đã khiến mọi người phải thán phục. Bộ phim có tình tiết ngộp thở đến từng giây phút, và vai Hoàng Kỳ Anh của Chân Tử Đan - có đất diễn nhiều nhất đã tha hồ tung hoành, biểu diễn những "Vô Ảnh Cước", "Hồng gia quyền" rất tuyệt vời. Trận đấu trên biển lửa ở màn cuối cùng đã trở thành đề tài cho nhiều nhà làm phim...nhái và hài hước nhắc lại, để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong lòng khán giả.

Khi đó khắp các nẻo đường đang rộn cái tên Hoàng Phi Hồng - Lý Liên Kiệt, thì lại thêm Hoàng Kỳ Anh - Chân Tử Đan, hai ngôi sao võ thuật cùng thời đã làm sống dậy nền phim võ thuật cổ trang, kéo theo rất nhiều phim khác ra đời. Mà dường như đến bây giờ cái hào khí đó vẫn còn, phim Võ Thuật trung hoa không bao giờ bị coi là nhàm chán nữa.

Thế nhưng trong khi Lý Liên Kiệt nắm bắt tất cả các cơ hội để xuất ngoại thì Chân Tử Đan lại bỏ lỡ đi hầu hết: đó là vai Lý Tiểu Long trong phim "Truyền thuyết Lý Tiểu Long" (The Bruce Lee story)- một phim của Hollywood, rồi từ chối rất nhiều phim của đạo diễn nổi tiếng, cả lời mời của Steven Seagal - bậc thầy làm phim hành động tại Mỹ.

Ở Trung Quốc, Chân Tử Đan chăm đóng phim Võ thuật, kể cả phim truyền hình.


Và phim truyền hình Tinh Võ Môn 1995 ra đời, gây nên một cơn sốt mới về Trần Chân. Từ đó, thường ở Việt Nam người ta gọi tên anh là Trần Chân, khi nhắc đến Trần Chân người ta không nghĩ ngay đến Lý Tiểu Long nữa. Tinh Võ Môn 1995 dài 18 tập và thật sự cuốn hút, nhân vật Trần Chân của Chân Tử Đan trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã, nhiều đoạn diễn xuất nội tâm, nhiều trận đấu võ. Và để lại hình tượng Trần Chân hoàn hảo- thân yêu nhất trong lòng người hâm mộ.

Tiếp theo thành công của Tinh Võ Môn 1995, Chân Tử Đan tự làm một bộ phim võ thuật điện ảnh, nhuốm mùi bạo lực: Chiến lang truyền thuyết. Phim này anh đóng chung với Lý Nhược Đồng, vai diễn của anh có những trận đấu đá kinh điển và kinh hồn, phim nội dung tuy không đặc sắc nhưng những màn đấu võ thì rất tuyệt vời. Chân Tử Đan đã khắc sâu tên của mình vào lòng người hâm mộ võ thuật bằng một vai khá tàn bạo- lại đầy "tình cảm". Bộ phim đạt thành công rất lớn.

Thực tế với khả năng diễn suất và "làm hấp dẫn" cho phim, Chân Tử Đan được giao đóng nhiều vai phản diện, hay chỉ những vai đấm đá túi bụi...Mỗi động tác võ thuật của anh cuồn cuộn kéo theo một đợi sóng, người ta không bao giờ nhàm chán những phim như thế.

Đến năm 2001, phim Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu ra đời, Chân Tử Đan tham gia với một vai khá ấn tượng, mục đích của Trương Nghệ Mưu cũng được ông nói rõ là "câu khách" và "làm đẹp phim bằng những thế võ ngoạn mục". Nhưng không chỉ vậy, Chân Tử Đan đã bước vào cổng Hollywood qua một phim hoàn toàn Trung Quốc như Anh Hùng. Phim thành công rất lớn, sự thành công đó càng nới rộng danh tiếng của Chân Tử Đan lên khắp thế giới. Lúc này tên tưổi chỉ xếp sau Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Củng Lợi.

Các phim "Thất Kiếm hạ thiên sơn", "Sát Phá Lang"...sau này của Chân Tử Đan được thế giới phương Tây đón nhận nhiệt liệt. Bên cạnh đó người phương Đông luôn yêu thích anh đơn giản là vì Chân Tử Đan chỉ đóng những vai "đánh đấm ra trò" kiểu Trung Quốc.


Người ta thấy chỉ riêng Chân Tử Đan có các cú đá hoàn hảo và tuyệt đẹp, bộc lộ một cách hoàn mỹ các kỹ thuật của môn võ Thái Cực Đạo. Và theo nhiều người nhận xét, anh có tất cả các môn võ trong một con người: Cú đấm của Quyền Anh, đá của Thái Cực Đạo, những pha bắt, đỡ uyển chuyển kết hợp giữa Wushu và Muay Thái. Ngoài ra còn khả năng đô vật, mà ai xem phim "Lồng hổ 2" hay "Sát Phá Lang" có thể thấy. Khả năng sử dụng Côn nhị khúc, Côn, Thương và Đao của Chân Tử Đan có thể thuộc hàng cao thủ trong những diễn viên võ thuật (Xem Tinh Võ Môn 1995, Anh Hùng, Hoàng Phi Hồng 2, Tân Long Môn khách sạn...).
 

Anhtoitb

New Member
Lục Tiểu Linh Đồng

Lục Tiểu Linh Đồng

ngko.jpg

Lục Tiểu Linh Đồng, tên tiếng Trung: 六小龄童,tên tiếng Anh:Liu Xiao Ling Tong , tên thật là Chương Kim Lai (章金莱) (1959-), là diễn viên đã từng nổi tiếng với vai diễn Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình dài tập Tây du ký do Trung Quốc sản xuất năm 1986 - bộ phim đã được trình chiếu tại nhiều nước trên thế giới.

Lục Tiểu Linh Đồng sinh năm 1959 tại Thượng Hải, trong một gia đình đã có tới 4 đời cha truyền con nối đóng thành công vai Tôn Ngộ Không.

Năm 1982, Lục Tiểu Linh Đồng tham gia đóng phim truyền hình Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết. Bộ phim ra đời đã gây ra cơn sốt tại các nước châu Á và đem về hai giải đặc biệt cho Phim truyền hình xuất sắc nhất tại Trung Quốc. Riêng vai Tôn Ngộ Không đã giúp Lục Tiểu Linh Đồng đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất và hai lần đứng đầu trong các bảng xếp hạng top ten diễn viên điện ảnh, truyền hình được yêu thích tại đây.

Cột mốc sự nghiệp

Năm 1987: Lục Tiểu Linh Đồng đã nhờ vai Tôn Ngộ Không chinh phục khán giả và ban giám khảo các cuộc liên hoan phim truyền hình, đoạt Giải đặc biệt – Liên hoan phim Phi Ưng; “Nam diễn viên xuất sắc” – LHP Kim Ưng lần thứ 6; Giải nhất “10 ngôi sao điện ảnh, truyền hình Trung Quốc” lần thứ 1.

Năm 1991: Lục Tiểu Linh Đồng đóng 3 bộ phim điện ảnh, với vai thầy giáo Trình Chí trong phim Quá Niên, anh được đề cử tranh giải “Nam diễn viên phụ xuất sắc” – LHP Trăm Hoa

Năm 1992: Lục Tiểu Linh Đồng được đạo diễn Lý An Kỳ mời đóng phim chuyên đề nghệ thuật Phụ tử Mỹ Hầu Vương, trong phim Lục Tiểu Linh Đồng đóng vai cha mình: Lục Linh Đồng.

Năm 1993: Phim Hầu oa dựng lại bối cảnh gia tộc của Lục Tiểu Linh Đồng, trong phim này anh tiếp tục đóng vai cha mình – Lục Linh Đồng. Cùng năm, Lục Tiểu Linh Đồng nhờ bộ phim Hầu oa đoạt giải “Nam diễn viên xuất sắc” – LHP Kim Ưng lần thứ 12.

Năm 1994: Lục Tiểu Linh Đồng đóng phim Dưới mái nhà đại Thượng Hải, đồng thời tham gia đóng Kinh kịch.

Năm 1996: Đài truyền hình Hàng Châu bấm máy phim chuyên đề nghệ thuật Lục Linh Đồng, mời Lục Tiểu Linh Đồng đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật.

Năm 1998: Lục Tiểu Linh Đồng tiếp tục cùng đoàn làm phim Tây Du Ký lên đường “thỉnh kinh” trong Tây Du Ký II (16 tập).

Năm 1999 – 2000: Lục Tiểu Linh Đồng đóng hàng loạt phim truyền hình: Lần theo dấu vết 309, 1939 Ân Lai về cố hương (vai Chu Ân Lai), Nghĩa hải phong vân...
 

Anhtoitb

New Member
Châu Tinh Trì

Châu Tinh Trì

Chau_Tinh_Tri_cover.jpg


Ngày sinh 22 tháng 6 năm 1962 (45 tuổi)
tại Hồng Kông
Chiều cao 1m74
Tên khác Stephen Chow
Trang chủ Stephen Chow forum
Vai diễn chú ý Tôn Ngộ Không
(Tân Tây Du Ký)
A Tinh
(Tuyệt đỉnh công phu)


Chu Tinh Trì (thường được báo chí Việt Nam viết là Châu Tinh Trì) (Hoa phồn thể: 周星馳, Hoa giản thể: 周星驰, bính âm: Zhōu Xīngchí, tiếng Anh: Stephen Chow Sing Chi) (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1962) là một đạo diễn và diễn viên của rất nhiều bộ phim Hồng Kông ăn khách. Anh được coi là diễn viên hài xuất sắc nhất hiện nay của điện ảnh Hồng Kông với biệt danh Vua phim hài (lấy từ tên một bộ phim của Châu). Hai bộ phim gần đây nhất của Châu Tinh Trì là Đội bóng Thiếu lâm và Tuyệt đỉnh công phu không chỉ gây tiếng vang ở Hồng Kông mà còn được yêu thích tại nhiều nước, bộ phim Tuyệt đỉnh công phu hiện đang giữ kỉ lục về doanh thu của điện ảnh Hồng Kông.

180px-All_for_the_Winner.jpg

Châu Tinh Trì sinh năm 1962 tại Hồng Kông. Khi còn nhỏ, Châu rất thích Kung Fu nhưng phải học môn võ này qua truyền hình vì cha mẹ anh không đủ tiền cho con theo học các lớp chính quy. Sau đó thì anh theo học Vĩnh Xuân Quyền và trở thành một người hâm mộ diễn viên Lý Tiểu Long. Cho đến tận ngày nay anh vẫn giữ niềm đam mê này và những bộ phim của Châu Tinh Trì thường có những cảnh gợi đến những tác phẩm Lý Tiểu Long tham gia diễn xuất.

Châu Tinh Trì tốt nghiệp lớp diễn viên của hãng TVB (thuộc tập đoàn Thiệu Thị) năm 1983 và bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp giải trí với vai trò người dẫn chương trình cho tiết mục thiếu nhi 430 Shuttle của đài TVB. Trong hơn 5 năm, anh cũng tham gia vào một số phim truyền hình của TVB nhưng không có vai diễn nào nổi bật và Châu vẫn chỉ là một diễn viên ít được chú ý.

Vai diễn bước ngoặt cho sự nghiệp của Châu Tinh Trì và cũng định hình cho phong cách hài của anh là vai A Tinh trong bộ phim ăn khách Đổ thánh (Thánh cờ bạc, tiếng Anh: All For The Winner) sản xuất năm 1990. Các vai diễn sau đó của Châu được xây dựng từ thành công của Đổ thánh, anh dần dần hoàn thiện những vai hài của mình, đó thường là những nhân vật ban đầu có vẻ tầm thường nhưng sau đó lại đánh bại được tất cả đối thủ, hoặc lại là người tự cao tự đại để rồi sau đó bị làm nhục trước khi quay trở lại hạ gục những kẻ xấu. Những vai diễn đáng chú ý theo mô-típ này của Châu là trong các phim Học trường uy long (Fight Back to School) năm 1991, Quốc sản 007 (From Beijing With Love) năm 1994 và Thần ăn (God of Cookery) năm 1996. Đôi khi những bộ phim của Châu Tinh Trì cũng lấy bối cảnh lịch sử làm nền như bộ phim Đường Bá Hổ - Điếm Thu Hương (Flirting Scholar) sản xuất năm 1993 với sự tham gia diễn xuất của Củng Lợi.

Tuy nhiên đôi khi Châu Tinh Trì cũng có những vai diễn thoát khỏi mô-típ hài quen thuộc của mình, một ví dụ điển hình là vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim ăn khách Tân Tây Du Ký A Chinese Odyssey công chiếu năm 1994, trong bộ phim này Châu đã thể hiện những cảnh diễn nội tâm của nhân vật rất tốt và anh đã được trao giải Diễn viên nam xuất sắc nhất của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông cho vai diễn này.

Từ năm 1994, Châu Tinh Trì đã bắt đầu tự viết kịch bản và đạo diễn cho một số bộ phim. Bộ phim Đội bóng Thiếu lâm đã phá vỡ kỉ lục doanh thu tại Hồng Kông năm 2001, kỉ lục này lại tiếp tục bị vượt qua bởi bộ phim tiếp theo của Châu là Tuyệt đỉnh công phu năm 2004.

Tháng 7 năm 2006, Châu bắt đầu làm bộ phim mới nhất của anh là CJ7(Trường Giang Thất Hào - A Hope) tại Ninh Ba, Chiết Giang. Có nguồn tin cho rằng đây là bộ phim Trung Quốc có kinh phí cao nhất từ trước đến nay, khoảng 100 triệu NDT (khoảng 13 triệu USD). [1].

Phong cách

180px-Tuyet_dinh_cong_phu.jpg
Kể từ sau vai A Tinh trong bộ phim ăn khách Đổ thánh, Châu Tinh Trì dần dần hoàn thiện những vai hài của mình, đó thường là những nhân vật ban đầu có vẻ tầm thường nhưng sau đó lại đánh bại được tất cả đối thủ, hoặc lại là người tự cao tự đại để rồi sau đó bị làm nhục trước khi quay trở lại hạ gục những kẻ xấu. Tuy nhiên trong hai bộ phim gần đây nhất do anh viết kịch bản và đạo diễn là Đội bóng Thiếu lâm và Tuyệt đỉnh công phu, Châu Tinh Trì đã giảm dần hàm lượng câu thoại hài hước trong các vai của mình và tăng cường những pha hành động hài hước và hiệu quả hình ảnh để có thể thu hút được nhiều hơn khán giả nước ngoài.

Các vai diễn do Châu Tinh Trì thủ vai thường mang tên "A Tinh" hoặc thậm chí là "Châu Tinh Tinh". Anh cũng thường xuyên đóng cùng diễn viên Ngô Mẫn Đạt (Ng Man Tat), người chuyên trị các vai bố, ông chú hoặc đồng nghiệp của nhân vật do Châu Tinh Trì thể hiện.

Từ năm 1994 Châu Tinh Trì bắt đầu biên kịch và đạo diễn cho các bộ phim của anh. Phim của Châu rất hay trích dẫn thoại hoặc có những tình tiết nhại theo (parody) các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, đặc biệt là bóng dáng những phim của Lý Tiểu Long (thần tượng của Châu).

Có một điều đặc biệt là các bộ phim của Châu Tinh Trì thường có truyền thống giới thiệu cho công chúng những gương mặt nữ diễn viên trẻ mà sau đó họ đều đã trở những diễn viên điện ảnh nổi tiếng ở Hồng Kông. Trong số này phải kể tới Lương Vịnh Kỳ (Gigi Leung), Mạc Văn Úy (Karen Mok), Trương Bá Chi (Cecilia Cheung) và mới đây nhất là nữ diễn viên Hoàng Thánh Y (Huang Shengyi).

Giải thưởng và đánh giá

180px-Chau_Tinh_Tri.jpg

Đã từ lâu Châu Tinh Trì được coi là Vua phim hài Hồng Kông, các vai diễn của anh càng về sau càng được đánh giá cao và các bộ phim của Châu không chỉ thành công về mặt thương mại mà cũng dần được đánh giá cao cả về mặt nghệ thuật. Thống kê cho thấy trong vòng 20 năm từ 1985 đến 2005, những bộ phim do Châu Tinh Trì đóng vai chính đã đạt doanh thu 1,3 tỷ HKD (gần 200 triệu USD), xếp thứ hai trong số các diễn viên Hồng Kông chỉ sau Lưu Đức Hoa (1,7 tỷ) và trên cả Thành Long cùng các ngôi sao khác[2].

Châu Tinh Trì cũng đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh ở cả vai trò đạo diễn và diễn viên:

Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông (Hong Kong Film Awards - HKFA)

Phim hay nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
Phim hay nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai A Tinh trong Đội bóng Thiếu lâm
Giải thưởng điện ảnh của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông

Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
Phim hay nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai Tôn Ngộ Không trong Tân Tây Du Ký
Giải thưởng điện ảnh Kim Mã (Đài Loan)

Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
Phim hay nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
Tại lễ bầu chọn 100 phim xuất sắc nhất của điện ảnh Hoa ngữ trong 100 năm tổ chức ngày 27 tháng 3 năm 2005, Châu Tinh Trì có hai bộ phim mà anh vừa đạo diễn vừa là diễn viên chính được lọt vào danh sách, đó là bộ phim Tân Tây Du Ký xếp thứ 19 và bộ phim Đội bóng Thiếu lâm xếp thứ 76[3].

Năm 2003, Châu Tinh Trì đã được tạp chí Time bình chọn là một trong những Anh hùng Châu Á của năm[4].


Các phim đã tham gia

Curry và Pepper (Curry and Pepper) (1990)
Đổ thánh (All for the Winner) (1990)
When Fortune Smiles (1990)
Triad Story (1990)
Đổ thánh II (God of Gamblers II) (1990)
Chuyên gia xảo quyệt (Tricky Brains) (1991)
Long tích truyền nhân (Legend of the Dragon) (1991)
Tân tinh võ môn 1 (Fist of Fury 1991) (1991)
Học trường uy long 1 (Fight Back to School) (1991)
Chúa bịp Thượng Hải (God of Gamblers Part III Back to Shanghai) (1991)
Tân tinh võ môn 2 (Fist of Fury 1991 II) (1992)
Chuyện hỷ trong nhà (All's Well, Ends Well) (1992)
Học trường uy long 2 (Fight Back to School II) (1992)
Justice, My Foot (1992)
Tân lộc đỉnh ký (Royal Tramp) (1992)
Trạng nguyên Tô Khất Nhi (King of Beggars) (1992)
Học trường uy long 3 (Fight Back to School III) (1993)
Đường Bá Hổ, Điếm Thu Hương (Flirting Scholar) (1993)
Tế Công (The Mad Monk) (1993)
Vua phá hoại (Love on Delivery) (kiêm đạo diễn) (1994)
Đại quan Bao Long Tinh (Hail the Judge) (1994)
Quốc sản 007 (From Beijing with Love) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1994)
Tân Tây Du Ký (A Chinese Odyssey) (kiêm đạo diễn) (1995)
Chuyên gia trừ ma (Out of the Dark) (1995)
Bất biến tinh quân (Sixty Million Dollar Man) (1995)
Đại nội mật thám (Forbidden City Cop) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1996)
Thần ăn (God of Cookery) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1996)
Trạng sư xảo quyệt Trần Mộng Cách (Lawyer Lawyer) (1997)
Vua bánh trứng (The Lucky Guy) (1998)
Vua hài kịch (King of Comedy) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (1999)
Bịp vương 2000 (The Tricky Master) (1999)
Đội bóng Thiếu lâm (Shaolin Soccer) (kiêm biên kịch và đạo diễn) (2001)
Tuyệt đỉnh công phu (Kung Fu Hustle) (kiêm biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất) (2004)
Trường Giang Thất Hào (A Hope/CJ7) (kiêm biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất) (2007)
 

Anhtoitb

New Member
Từ Thiếu Hoa

Từ Thiếu Hoa

jn1.jpg

Từ Thiếu Hoa (tên tiếng Trung : 徐少华, tên tiếng Anh :Xu ShaoHua), sinh tháng 12 năm 1958, quê quán Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Từ Thiếu Hoa thuộc lớp thế hệ diễn viên gạo cội của Trung Quốc. Ông là người đóng vai Đường Tăng thứ hai của phim Tây Du Ký, sau Uông Việt(汪粤) . Đường Tăng trong Tây Du ký là một nhân vật khá mềm yếu, khi quay bộ phim, đoàn làm phim đã cân nhắc giữa việc tôn trọng nguyên tác hay tôn trọng lịch sử, vì theo lịch sử hẳn Đường Tăng phải là người thông tuệ hơn người. Nếu tạo dựng hình tượng nhân vật theo lịch sử thì Đường Tăng phải là một người kiên cường, cứng rắn. Sau này, đội ngũ làm phim đã quyết định tôn trọng nguyên tác và thế là Đường Tăng “phiên bản Từ Thiếu Hoa” ra đời, đây cũng là hình tượng Đường Tăng quen thuộc trong con mắt của khán giả. Sau này, Từ Thiếu Hoa tiếp tục diễn vai chính trong bộ phim truyền hình “Đường Huyền Trang”. Bộ phim này được xây dựng dựa trên lịch sử, nhân vật Đường Tăng trong phim khá mạnh mẽ, quyết đoán. Ông còn tham gia đóng nhiều phim khác, trong đó có phim Tam quốc diễn nghĩa. Hiện nay, Từ Thiếu Hoa là Phó Viện trưởng Viện Kịch nói tỉnh Sơn Đông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kịch sân khấu tỉnh Sơn Đông. Ông dốc toàn tâm lực theo đuổi công việc viết kịch bản sân khấu và kịch nói.
 

Anhtoitb

New Member
Angelina Jolie

Angelina Jolie

Angelina Jolie - nữ diễn viên mà em yêu thích nhất Hollywood


Từ một cô gái nổi loạn trong lối sống, trải qua một chặng đường đầy gian nan, người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới giờ đã sâu sắc hơn trong vai trò là một chính khách, đằm hơn trong vai trò một bà mẹ của 4 đứa con.

2-4.jpg


3-2.jpg


5-2.jpg


6-2.jpg


7-2.jpg


8-2.jpg


9-2.jpg
 

Anhtoitb

New Member
Marilyn Monroe: Huyền thoại sex của mọi thời đại

Marilyn Monroe: Huyền thoại sex của mọi thời đại

anhcq954-042.jpg


Ngày 5/8/1962, thế giới rúng động vì cái tin động trời: biểu tượng sex của thế giới, minh tinh nổi tiếng nhất Hollywood - Marilyn Monroe - ra đi ở tuổi 36. 45 mùa thu đã qua, nhưng trong lòng người hâm mộ nghệ thuật thứ 7, nàng vẫn là huyền thoại!


Với tài năng diễn xuất và vẻ đẹp trời phú, Marilyn Monroe được bình chọn là Người phụ nữ gợi cảm nhất thế kỷ 20. Và hơn thế, khó ai có thể thay thế nàng ở ngôi vị "Sex Symbol"/Biểu tượng sex của thế giới. Hành trang chỉ nhỏ nhoi với 30 bộ phim trong suốt cuộc đời ngắn ngủi, nhưng tên tuổi Marilyn Monroe sẽ là vĩnh hằng trong lịch sử điện ảnh của nhân loại.

anhcqimages547301_mm8.jpg

Sinh ngày 1/6/1926 tại một nhà hộ sinh từ thiện thuộc bệnh viện thành phố Los Angeles, bang California, Marilyn Monroe tên thật là Norma Jeane Mortenson. (Tới tận ngày 23/2/1956, Norma Jeane Mortenson mới chính thức đổi tên mình thành Marily Monroe).

Nàng là con gái của Gladys Pearl Monroe - một phụ nữ làm nghề cắt phim ở xưởng phim RKO và ông Martin Edward Mortenson. Nhưng cha mẹ ly dị trước khi nàng chào đời. Vậy nên nàng lớn lên mà không biết cha mình là ai.

Tuổi thơ của Marilyn Monroe là những ngày dài đói rách, và khó khăn. Mẹ nàng thường xuyên có những vấn đề về tâm lý, vậy nên, Norman Jeane trú chân ở nhà tình thương nhiều hơn ở nhà mình.

Hai tuần sau khi tròn 16 tuổi, Norma đã kết hôn với anh chàng láng giềng mới 21 để thoát khỏi những ngày bơ vơ, vất vưởng trong trại trẻ mồ côi và lang thang cơ nhỡ. Anh chồng trẻ James Dougherty chỉ là một công nhân nghèo của nhà máy sản xuất máy bay. Cuộc sống gia đình kéo dài được 4 năm thì Norma bắt đầu làm người mẫu áo tắm, còn James phải gia nhập hải quân đi đến Nam Thái Bình Dương.

Những tấm ảnh đầu tiên trong trang phục đi biển đã gây chú ý cho giới nhiếp ảnh và đặc biệt là nhiếp ảnh gia tài danh David Conover. Marilyn Monroe bắt đầu trở nên có tiếng tăm sau lần xuất hiện trên trang bìa tạp chí Yank. Và tiếp theo là hàng loạt các tạp chí lớn nhỏ khác nhau.

Tháng 6/1946, nàng chính thức chia tay James Dougherty. Ngay sau đó, nàng trở thành người của Twentieth Century Fox với mức lương 125 USD/tuần.

Norma Jeane Mortenson nhuộm mái tóc đen óng ả của mình thành màu vàng rực rỡ như nắng và đổi nghệ danh thành Marilyn, dựa theo cô đào lừng danh thuở ấy là Marilyn Miller, vì cho rằng Norma Jeane không đủ sức lôi cuốn những người hâm mộ. Và nàng đã đúng đắn khi thay đổi!

Bộ phim đầu tiên có sự góp mặt của Marilyn là "The Shocking Miss Pilgrim". Tiếp theo là những "Let’s Make It Legal", "As Young As You Feel", "Monkey Business", "Don’t Bother to Knock"... Và qua những trải nghiệm này, người ta đã biết đến một cô nàng tóc vàng Marilyn xinh đẹp, quyến rũ và tài năng trong diễn xuất, đặc biệt là sau "Niagara" (1953).

Năm 1954, Marilyn kết hôn lần thứ hai với một siêu sao bóng chày tên là Joe DiMaggio. Nhưng cuộc hôn nhân này chỉ kéo được 9 tháng bởi Joe là một kẻ ghen tuông thái quá.

Hai năm sau, năm 1956, nàng chính thức đặt tên mình là Marilyn Monroe và thành lập công ty điện ảnh của riêng mình mang tên Marilyn Monroe Productions.

Hãng phim này là "mẹ đẻ" của một tác phẩm duy nhất là "The Prince and the Showgirl". Không chỉ là nhà sản xuất, nàng còn là diễn viên nữ chính bên cạnh nam tài tử Laurence Olivier - kiêm đạo diễn của phim - đến từ nước Anh xa xôi.

Cũng trong thời gian này, nàng trở thành phu nhân của biên kịch Arthur Miller. Marilyn đã trở thành "nàng thơ" đem lại cảm hứng cho nhiều tác phẩm của Miller, trong đó có nhân vật Roslyn Taber trong bộ phim "The Misfits".

Năm 1959, Marilyn Monroe vinh dự nhận giải thưởng cao quý: Quả cầu vàng dành cho Nữ diễn viên xuất sắc. Tài năng của nàng đã được tôn vinh đúng mực! Nhưng đáng tiếc là sau vinh dự này chỉ một năm, cuộc hôn nhân thứ ba của nàng lại tan vỡ!

Bộ phim cuối cùng của Marilyn được hoàn tất vào năm 1961 - "The Misfits", cũng là bộ phim cuối cùng của huyền thoại Clark Gable - người ra đi chính vào năm này vì bệnh tim.

Đang ở đỉnh cao, nhưng thật bất ngờ, năm 1962 lại là dấu chấm hết cho sự nghiệp điện ảnh của Marilyn Monroe khi người ta sa thải nàng vì "Something’s Got to Give" dời lên dời xuống hàng chục bận vẫn không bắt đầu bấm máy được.

Những scandal tình ái mà đỉnh điểm là mối tình tay ba với anh em tổng thống John F.Kennedy đã góp phần đẩy Marilyn Moroe vào ngõ cụt trong thời điểm nhạy cảm này.

Đúng sinh nhật của John F. Kenedy năm đó, Marilyn đã làm mọi người bất ngờ và thích thú khi hát bài "Happy Birthday, Mr. President"/Chúc mừng sinh nhật ngài Tổng thống! Người ta nói rằng: chưa một ai hát bài này lạ khiến người nghe xúc động và bồi hồi như nàng!

Nhưng có lẽ, Marilyn Monroe không thể chịu được cảnh yêu mà không được sở hữu người mình yêu, thậm chí không được chia sẻ, không được biểu lộ tình cảm của mình nữa. Thế là nàng sa vào rượu và ma túy, kết quả thật đau đớn: "quả bom sex" của thế kỷ 20 đã tự tử - nàng đã kết thúc cuộc sống của mình theo cách không thể đau đớn hơn!

Ngày 05/08/1962, bà quản gia tìm thấy cô chủ của mình - biểu tượng sex của thế giới - nằm úp mặt xuống giường, trên người không mảnh vải che thân. Nàng ra đi khi còn quá trẻ, mới 36 tuổi. Kết luận sau cuộc điều tra dai dẳng: Marilyn Monroe chết vì dùng thuốc ngủ quá liều! Vĩnh biệt huyền thoại tóc vàng của thế kỷ 20! Dù nàng không còn trên thế gian này nhưng những hình ảnh nàng để lại, những nụ cười ngọt ngào, cuốn hút, ánh mắt "đong đưa" đầy xúc cảm, những bộ phim kinh điển như "Some Like It Hot" sẽ còn mãi trong lòng người hâm mộ.
 

Anhtoitb

New Member
Phim mới

MingMing - Viên đạn cuối cùng

nhung.jpg

Không ai nghĩ MingMing, một cô nàng kiêu hãnh tự tin, lại rơi vào bẫy tình cùng gã Sở Khanh bạc bẽo D, kẻ từng tuyên bố “chỉ cao chạy xa bay cùng cô gái nào chu cấp cho mình 5 triệu đô”. Bất chấp người ta gọi đó là mù quáng hay ngu xuẩn, MingMing điềm nhiên xông thẳng vào sào huyệt của tay anh chị giang hồ, Đại ca Cat, cướp trắng tay hắn ta...


Tiền trao cho người yêu, chưa kịp mơ về lời hứa “có nhau trọn đời” ở Harbin thì… D trốn mất biệt và MingMing cũng phải lên đường trốn chạy băng đảng của Cat đang truy sát mình

Không ai nghĩ Nana, một cô gái giống MingMing như hai giọt nước, lại tình cờ trở thành vật thế mạng cho MingMing trong cuộc truy đuổi này. Trớ trêu hơn, Nana cũng chính là một trong những người yêu của D, cho dù cô không chắc anh còn nhớ đến mình sau bao cuộc tình chóng vánh đổi thay không. Trong lúc đó, Ah Tu, người thầm thương trộm nhớ MingMing bấy lâu, vô tình nhận lầm Nana và sát cánh bảo vệ cô hết mình trong cuộc hành trình bất đắc dĩ.

Vòng tròn tình yêu cứ thế xoay chuyển khôn lường, từ Hồng Kông đến Thượng Hải, và cuối cùng đến tận Harbin, liệu MingMing có tìm lại D, liệu Nana có hiểu ra ai mới thật là người cô yêu thương, và nhất là D, người gây ra bao nỗi đau cho cả hai cô gái, liệu có thoát khỏi nỗi đau từ quá khứ bí ẩn của chính mình.

nhungn.jpg

Khi điện ảnh và âm nhạc giao hoà

Đạo diễn Âu Tuyết Nhi rất nổi tiếng ở lĩnh vực ca nhạc bởi bà luôn là đạo diễn cho các MV (music video) nổi tiếng của những giọng hát hàng đầu Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Bộ phim MingMing đánh dấu bộ phim diện ảnh đầu tay trong sự nghiệp đạo diễn của bà. Chính vì gắn bó với các MV quá lâu nên dễ dàng thấy MingMing sử dụng khá nhiều thủ pháp điện ảnh, bố cục góc quay lạ và mới mẻ, điển hình là vũ đạo được chú trọng khá nhiều (đặc biệt trong những cảnh đấu võ của MingMing khi cô nàng chỉ dùng những viên bi để làm trọng thương đối thủ). Chính vì thế khán giả cũng có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau sau khi bộ phim công chiếu, nhưng đạo diễn Âu chỉ cười trừ “MingMing khác nhiều những bộ phim điện ảnh trước đây, bởi chúng tôi đã mạo hiểm đưa những chi tiết rất mới vào phim, từ cốt truyện, dựng cảnh, cách dẫn dắt… Tuy mới chưa hẳn sẽ hay nhưng chắc chắn sẽ lạ, và đó là điều chúng tôi mong muốn, đem dến sinh khí mới cho điện ảnh nước nhà”

Tình yêu… cút bắt trò chơi

Cả bộ phim là những màn… rượt đuổi. Người yêu đuổi bắt nhau, kẻ thù đuổi bắt nhau, và ngay cả quá khứ cũng chơi trò đuổi bắt với hiện tại. Một MingMing với tình yêu sét đánh, mù quáng đến độ chấp nhận để cả băng đảng giang hồ truy sát mình sau phi vụ đánh cướp hang ổ của đại ca Cat. Một chàng sở khanh thế kỉ 21 D hào hoa lãng tử chỉ yêu cô gái nào chu cấp cho mình 5 triệu đô la để cùng cao chạy xa bay đến Harbin – ít ai biết đó là nơi chôn giấu những kỉ niệm đau buồn về người mẹ quá cố của D, nơi săn đuổi anh trong những ám ảnh từ quá khứ đến bây giờ. Một Nana vô tư hồn nhiên, lạc lõng giữa thành phố xa lạ, bị nhận lầm với một cô gái giống hệt mình, để rồi phải trốn chạy những tay anh chị xã hội đen chưa một lần biết mặt. Một Ah Tu thô kệch vụng về nhưng yêu MingMing với tất cả tình cảm đơn phương lặng thầm, bỗng nhầm lẫn Nana với người mình yêu, và theo cùng bảo vệ cô trong cuộc hành trình tìm người chị song sinh của mình.

Theo như chính phát biểu của đạo diễn Âu Tuyết Nhi, MingMing là một bộ phim “không tưởng” bởi nó đã xây dựng nên những nhân vật quá mù quáng vì tình yêu. Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả vì một tình yêu đơn phương của mình, từ Hồng Kông đến Thượng Hải và cuối cùng dừng lại ở Harbin, nơi tất cả những bí mật được giải đáp. Và một thế giới không tưởng về tình yêu cuối cùng vẫn là điều… không tưởng bởi khi những ân oán của ngày xưa ám ảnh đến tận hiện tại, con người ta lại vô tình bị lôi vào những giằng xé của yêu - hận. Mạch phim xoay quanh 4 nhân vật, nói đúng hơn là 2 cặp tình nhân - MingMing và D táo bạo, quyết liệt trong những màn võ thuật đẹp mắt đầy kĩ xảo, trong khi Nana và “thiên thần hộ mệnh “Ah Tu của mình lại nhẹ nhàng với các cung bậc lãng mạn của tình cảm “trong hoạn nạn mới hiểu rõ chân tình”. Và sau một hồi lòng vòng quanh quẩn giữa những thành phố lớn, cũng như vòng vèo chơi trò đuổi bắt với mũi tên của Thần Tình yêu, bốn người bạn trẻ lần theo manh mối đến Harbin, và D cùng quá khứ của anh sẽ là câu trả lời cho tất cả. Chỉ có điều không phải ai cũng hạnh phúc với lựa chọn cuối cùng của chính trái tim mình.

Diễn viên và vai diễn

Châu Tấn - MingMing và Nana

Hiển nhiên khán giả Việt Nam đã rất quen thuộc với cô diễn viên khả ái này. Châu Tấn chính là nàng Hoàng Dung thông minh, hoạt bát trong bộ phim võ hiệp chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Kim Dung “Anh hùng xạ điêu”. Và mới dây, khán giả yêu nghệ thuật cũng đã gặp cô trong bộ phim cổ trang hoành tráng nhất năm 2006 của điện ảnh Châu Á “The Banquet” (hãng phim Thiên Ngân – Galaxy đã công chiếu bộ phim này với tên gọi “Dạ Yến” hồi tháng 10/2006). Cô vào vai Thanh Nữ, người yêu Thái Tử Vô Loan (do nam diễn viên Ngô Ngạn Tổ thủ vai) với tất cả sự mỏng manh, vô vọng của người con gái trong thời đại lề lối gia phong ngày xưa. Và lần này, một lần nữa Châu Tấn cùng Ngô Ngạn Tổ trở thành đôi tình nhân trên màn ảnh với bộ phim MingMing.

Khác với tình yêu mờ nhạt của nhau trong “Dạ Yến”, lần này Châu Tấn “yêu” Ngô Ngạn Tổ (dĩ nhiên là trong phim) với một tình yêu mãnh liệt, mù quáng đến độ sẵn sàng “cướp 5 triệu đô” từ tay anh chị xã hội đen sừng sỏ nhất cho người yêu. Và trong những cảnh rượt đuổi trốn chạy băng đảng truy sát mình, khán giả sẽ chứng kiến những màn võ thuật đẹp mắt, được kết hợp điêu luyện từ wushu và những màn vũ đạo Châu Tấn thường dùng trên sân khấu ca nhạc.

Đây là bộ phim đầu tiên Châu Tấn được đóng cùng lúc cả hai vai với tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Đó là MingMing lạnh lùng cá tính trong mái tóc dài đen nhánh và Nana với mái tóc hoe vàng hồn nhiên, vô tư. Hai tuýp nhân vật tưởng chừng chẳng “dây mơ rễ má” gì nhau, nhất là khi một người dùng tiếng phổ thông, người kia lại nói tiếng Quảng Đông, lại tình cờ gặp nhau và phát hiện cả hai cùng yêu chung một người. Có điều anh chàng “hoàng tử trong mơ” đang trốn biệt phương trời. MingMing mệt nhoài đi tìm D, còn Nana lại vô tình có một “thiên thần hộ mệnh” là Ah Tu bên cạnh, do anh chàng vô tình lầm lẫn cô với người mình thầm thương. Tình tiết cứ đan chéo nhau, cảm xúc nhân vật cũng quuay mòng mòng từ Nana sang MingMing khiến Châu Tấn cũng đau cả đầu. Sau khi bộ phim hoàn tất, phỏng vấn Châu Tấn có ấn tượng gì đặc biệt khi được hoá thân cùng lúc cả hai nhân vật, cô chỉ cười trừ “có hai kiểu tóc hoàn toàn khác nhau, và có quyền yêu… cả hai anh chàng” (cười)

Ngô Ngạn Tổ – D

Vai Thái tử Vô Loan trong bộ phim “Dạ Yến” có lẽ đã khiến nhiều fan điện ảnh Việt Nam biết đến anh hơn, mặc dù Ngô Ngạn Tổ đã nổi tiếng khá lâu tại Hồng Kông. Anh đã được giải “diễn viên phụ xuất sắc nhất” liên hoan phim Kim Mã cho vai diễn trong bộ phim “New Police Story” bên cạnh đàn anh Thành Long và nam diễn viên Tạ Đình Phong. Từ đó đến nay, anh luôn cho thấy bên cạnh gương mặt điển trai nam tính, anh còn có khả năng diễn xuất điêu luyện và công phu võ thuật đẹp mắt. Cứ để ý hễ phim nào có anh, bộ phim đó ắt hẳn sẽ đóng mác “phim võ thuật”.

Một điều khá buồn là trong “MingMing” anh không có cơ hội để thể hiện hết mình những màn võ thuật đẹp mắt bởi đã bị cô bạn diễn Châu Tấn “lấn lướt” hơi nhiều. Cũng như trong “Dạ yến”, Châu Tấn đã bị “lép vế” khi diễn cạnh anh

Để chuẩn bị cho vai diễn một võ sĩ đấm bốc bí ẩn trong phim, Ngô Ngạn Tổ đã nuôi một mái tóc dài. Anh nói: Tôi nghĩ mình có thể gia nhập ban nhạc F4 trở thành F5 với mái tóc dài này. Nhưng anh cũng tiết lộ không thích mái tóc dài này lắm, thế nên sau khi bộ phim đóng máy chắc chắn anh sẽ cắt tóc. Ngoài ra, Ngô Ngạn Tổ đã tập đấm bốc trong suốt 2 tháng. Anh nhớ lại kỷ niệm đấm bốc đầu tiên ở trường đại học, anh đã bị đấm vỡ mũi trong lần thượng đài đầu tiên.

Khởi chiếu: 12/10/2007 tại các rạp ở Hà Nội: Tháng 8, Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Ngọc Khánh, Sinh viên, TTCB Hải Phòng.
 

Anhtoitb

New Member
Phim mới

Bộ tứ siêu đẳng

Xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng phim ăn khách trong tuần đầu phát hành tại Mỹ, vượt qua hàng loạt các bộ phim bom tấn khác, Bộ tứ siêu đẳng phần 2 (Fantastic Four II) đã có sự khởi đầu cực kỳ hoàn hảo với doanh thu chỉ riêng khu Bắc Mỹ đạt 57,4 triệu USD.


Bộ phim đã gây tiếng vang lớn với mọi đối tượng khán giả chứ không phải chỉ dành cho giới trẻ như nhiều người lầm tưởng. Bộ phim thành công nhờ áp dụng những kỹ xảo hiện đại bậc nhất Holywood và hình ảnh lãng mạn, đem đến cho người xem sự hồi hộp, cuốn hút.


loandtbomtanbotusieudang4.jpg

Một trong những đặc điểm nổi bật mà giới phê bình khen ngợi bộ phim chính là "hiệu ứng hình ảnh" trên cả tuyệt vời mà những nhà làm phim Bộ Tứ Siêu Đẳng đã cống hiến cho khán giả. Trong lần này Scott Squires - người từng tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp trong các bộ phim bom tấn một vài năm trước như "King Kong", "Phần I - chiến tranh giữa các vì sao", đã mang lại những “kỹ xảo mang thương hiệu Hollywood”, luôn phát triển và tạo cho khán giả sự ngạc nhiên vô tận.

Trong bộ phim này, kỹ xảo đặc biệt chú trọng đến nhân vật Sue Storm do Jessica Alba thủ vai. Theo như lời của đạo diễn Tim Story, ông muốn nhân vật tàng hình của Sue phải rất thật trong con mắt của người xem. Đó có vẻ là một yêu cầu tương đối cao, nhưng đối với các nhà kỹ xảo tài ba của phim trường Hollywood thì có hề gì. Kỹ thuật hiện đại và bộ óc tài ba của họ luôn được phát huy hết tác dụng để cho ra đời những sản phẩm cao cấp. Khi xem bộ phim, người ta có thể sẽ phải trầm trồ về một anh chàng hóa thân thành ngọn lửa lao đi như một mũi tên trên không trung hay sẽ phải thán phục hình ảnh một cô nàng tàng hình trong suốt nhưng vẫn vô cùng gợi cảm qua nghệ thuật 3D của những nhà kỹ xảo phim trường Hollywood

loandtbomtanbotusieudang5.jpg

Trong phần 2, bối cảnh của phim không chỉ chủ yếu được diễn ra tại NewYork. Đoàn dựng cảnh được lựa chọn kỹ lưỡng đã đi hầu hết các thành phố trên thế giới để chọn ra từng khung cảnh đặc biệt cho bộ phim. Cuối cùng, thành phố Vancouver của Canada đã níu chân đoàn làm phim. Sau khi quyết định địa điểm này, cả đoàn làm phim đã dời phim trường khổng lồ đến Vancouver. Có lẽ bởi công phu như thế nên các anh hùng của chúng ta hiện lên thật đẹp với một khung cảnh quá lộng lẫy. Rồi một cảnh quay bắt buộc về cây cầu Brooklyn. Các nhà làm phim đã bỏ công sức xây dựng một phần cây cầu Brooklyn tại phía đông của Vancouver. Chỉ với một phần cây cầu, bằng kỹ xảo điện ảnh và bằng kỹ thuật dựng phim điêu luyện, cả cây cầu Brooklyn hiện lên thật hùng vĩ trên màn ảnh. Thế mới biết Hollywood tài tình đến thế nào.

loandtbomtanbotusieudang2.jpg

Bộ phim sẽ đem đến cho khán giả nhiều bất ngờ, thú vị. Vậy chúng ta hãy cùng chờ xem Tim Story và những đồng sự của ông thổi làn gió nào cho siêu phẩm này.


loandtbomtanbotusieudang3.jpg
 

Anhtoitb

New Member
Khám phá

Titanic (1997)

Vụ đắm tàu Titanic - một trong những sự kiện kinh hoàng nhất thế kỉ 20 - đã được đạo diễn James Cameron dàn dựng thành một trong những bộ phim nổi tiếng, hoành tráng nhất mọi thời đại.

Bộ phim mở đầu với việc một nhóm thăm dò dưới đáy biển những năm 90 phát hiện ra bức tranh của một người con gái tên Rose DeWitt Bukater ( Kate Winslet ) trong con tàu Titanic bị đắm đó. Họ tìm được người con gái trong tranh, nay là một bà lão lớn tuổi. Từ đây họ được nghe kể về câu chuyện của người phụ nữ đó trong chuyến tàu Titanic định mệnh.

Rose là một người con gái thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng gia đình đang đứng trước tình trạng xuống dốc đã ép cô phải cưới tên nhà giàu kiêu ngạo Caledon Hockley ( Billy Zane ). Quá phẫn uất, Rose định tự tử nhưng được cứu bởi Jack Dawson ( Leonardo DiCaprio ), một chàng họa sĩ nghèo, phóng khoáng, đang trên đường tìm cơ hội lập nghiệp ở nước Mỹ. Tình yêu đến với họ thật tự nhiên. Nhưng chuyến tàu định mệnh đó đã thay đổi toàn bộ số phận của những hành khách trên con tàu cũng như những dự tính, ước vọng của đôi tình nhân Jack và Rose...


Titanic.jpg

Đạo diễn : James Cameron.
Diễn viên : Leonardo DiCaprio, Kate Winslet, Bill Zane.

Kịch bản: James Cameron

Hãng sản xuất : Paramount

Thể loại : Tình cảm

Xếp loại : PG-13

Giải thưởng :
Oscar, 1998
Phim hay nhất
Đạo diễn xuất sắc nhất - James Cameron
Chỉ đạo xuất sắc nhất - Peter Lamont, Michael Ford
Quay phim xuất sắc nhất - Russell Carpenter
Tranh phục đẹp nhất - Deborah Lynn Scott
Biên tập phim xuất sắc nhất - Conrad Buff IV, James Cameron, Richard A. Harris
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất - Tom Bellfort, Christopher Boyes
Kĩ xảo xuất sắc nhất - Robert Legato, Mark A. Lasoff, Thomas L. Fisher, Michael Kanfer
Nhạc phim gốc hay nhất - James Horner
Bài hát hay nhất - "My heart will go on"
Âm thanh xuất sắc nhất - Gary Rydstrom, Tom Johnson, Gary Summers, Mark Ulano

Độ dài: 194 phút
 

Anhtoitb

New Member
Diễn Viên Thanh Loan

Diễn Viên Thanh Loan

132.jpg

Tiểu sử​

1321.jpg


Nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ngõ Tạm Thương, phố Hàng Bông, yêu thích sân khấu từ nhỏ do hồi bé hay vào rạp Hồng Hà xem. Thanh Loan thừa hưởng nhan sắc từ người mẹ, bà vốn là một cô gái đẹp nhất làng vùng Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội, nhưng ước mơ tuổi thơ của Thanh Loan không hề có ý thức về nhan sắc vựơt trội mà chỉ là những mộng mơ được trở thành một cô giáo dạy văn đứng trên bục giảng, truyền lại niềm đam mê văn chương cho các em học sinh.

Thanh Loan bước vào con đường nghệ thuật từ rất sớm. Năm 1966, khi mới tròn 15 tuổi, theo lời rủ rê của bạn bè Thanh Loan dự thi vào đoàn kịch nói Quân đội và người đứng ra sát hạch cô ngày ấy là nhà văn Chu Lai.

Khi các nhà làm phim tài liệu thực hiện phim Bài Ca Anh Giải Phóng, họ đã mời Thanh Loan đóng một vài cảnh. Phim chiếu rộng rãi, khuôn mặt xinh tươi, trong sáng của Thanh Loan “bắt mắt” các nhà làm phim truyện. Họ muốn mời cô vào nhiều phim nhưng cô không có điều kiện rời đoàn kịch đi đóng phim.

Thanh Loan đến với diễn xuất điện ảnh từ năm 1973, cô được mời đóng vai Riêng trong phim Người Về Đồng Cói - một phim đầu tay với toàn bộ ê-kíp: Đạo diễn Bạch Diệp, quay phim Phạm Ngọc Lan, họa sĩ thiết kế Bạch Đằng... và cũng là tác phẩm đầu tiên của nhà văn Lê Lựu được chuyển thể điện ảnh. Vai diễn cô Riêng để lại trong người xem hình ảnh cô xã viên đội trưởng sản xuất với chiếc áo cánh nâu non nhanh nhẹn, hồn nhiên, tươi roi rói, tế nhị, kín đáo trong yêu đương. Vẻ đẹp tươi mới, duyên dáng có sức cuốn hút cùng diễn xuất dung dị, không khoa trương ngay từ vai đầu vào làng điện ảnh của Thanh Loan được người xem có cảm tình, được một số đạo diễn điện ảnh chú ý. Cũng năm 1973, đạo diễn Trần Đắc mời cô đóng vai Lê trong phim Bài Ca Ra Trận. Qua vai Lê, Thanh Loan đã thể hiện được tâm hồn cô học sinh nhiều mơ mộng về một tương lai đẹp với tình yêu ngây thơ trong sáng. Có thể dễ thấy, dường như Thanh Loan đã gửi gắm những nét đẹp tuổi thanh xuân của mình vào vai diễn này.

Trong loạt vai diễn cô giáo sau đó trong các phim: Cô giáo Tày trong phim Tuổi Thơ của đạo diễn Xuân Chân, cô giáo Mai trong phim Người Chưa Biết Nói của đạo diễn Bạch Diệp, Thanh Loan đã thể hiện được nét hiền lành, dịu dàng, nghiêm chỉnh thường thấy ở các cô giáo.

Thanh Loan cũng để lại nét riêng biệt khi thể hiện các nữ chiến sĩ biệt động trong các phim: Phương Án Ba Bông Hồng, Biệt Động Sài Gòn, trong đó người xem thập niên 80 nhớ nhiều nhất đến ni cô Huyền Trang, vai diễn thành công của Thanh Loan trong bộ phim nhiều tập Biệt Động Sài Gòn. Ở một số trường đoạn, cô đã diễn tả có sức thuyết phục hình ảnh một nữ chiến sĩ biệt động, đồng thời có lúc đã bộc lộ được những rung động tình cảm tinh tế của một phụ nữ đang yêu.

Cơ duyên đã dẫn Thanh Loan đến với vai diễn ni cô Huyền Trang trong bộ phim nổi tiếng Biệt Động Sài Gòn khi đoàn làm phim đã triển khai quay gần xong tập 1, nhưng với vai Huyền Trang vẫn chưa tìm được diễn viên. Lúc ấy Thanh Loan đang làm phát thanh viên kiêm phóng viên của truyền hình an ninh đi công tác phía Nam. Và tình cờ, hoạ sỹ Trịnh Thái đã gặp cô trong Sài Gòn và ngỏ ý mời cô tham gia. Sau khi đọc kịch bản phim, cô thấy đây là một bộ phim hay, có nhiều đất diễn cho diễn viên thể hiện nên đã nhận lời đóng phim. Khi nhận lời đóng phim, Thanh Loan đã phải quay ra Hà Nội để xin phép cơ quan được biệt phái bốn năm theo đoàn làm phim. Thời đó làm phim trong hoàn cảnh thật sự khó khăn. Cả nước chỉ có duy nhất một cơ sở in tráng màu, quay được mẻ nào lại trở ra miền Bắc in tráng có kết quả gọi điện vào thì trong Nam mới tiếp tục quay bối cảnh.

Huyền Trang là vai diễn mà Thanh Loan tâm đắc nhất và được khán giả nhớ nhiều nhất. Cuộc đời đa dạng, đa chiều của nhân vật đã chiếm được tình cảm của cô ngay từ lúc mới nhận kịch bản. Đó cũng là vai diễn ấn tượng nhất trong cuộc đời diễn viên của Thanh Loan. Huyền Trang là nữ chiến sĩ biệt động thành phải khoác áo tu hành để dễ bề hoạt động, đồng thời cũng là người phụ nữ đa cảm yếu đuối khi ngỡ chồng - cũng là chiến sĩ biệt động thành (Hoàng Sơn) phụ bạc, theo cô gái đài các, sang trọng. Với đôi mắt nhung, gương mặt khá thánh thiện của Thanh Loan có thể đây là ưu thế số một của cô khi được mời đóng vai ni cô Huyền Trang. Gương mặt của nhân vật Huyền Trang không những đòi hỏi sự thánh thiện mà còn phải toát lên sự chịu đựng mạnh mẽ. Ngoại hình và nội tâm của nhân vật phải thật sự phù hợp, bên cạnh đó đạo diễn cũng đòi hỏi một diễn viên có tính chuyên nghiệp cao trong điều kiện làm phim khó khăn về mọi mặt.

Biệt Động Sài Gòn là bộ phim Việt Nam quy tụ rất nhiều diễn viên gạo cội thời đó (Thúy An, Thương Tín, Hà Xuyên...) đã đưa bộ phim lên đỉnh cao của nghệ thuật nên bộ phim vẫn còn sống trong lòng khán giả cho đến hôm nay. Biệt Động Sài Gòn quay bốn năm mới xong (từ năm 1983 đến 1986), diễn viên ngoài Bắc vào ngoài Thanh Loan, còn Quang Thái (vai Tư Chung - Hoàng Sơn), Bùi Cường (vai Năm Hòa) đều mang con cái theo để dễ bề cai quản. Mùa hè cả khu Đồn Đất (cơ sở 2 của Hãng phim truyện Việt Nam) như một nhà trẻ. Thời gian ấy, hình ảnh Thanh Loan cũng xuất hiện liên tiếp trên lịch, bìa báo trong Nam ngoài Bắc.

Vào vai ni cô Huyền Trang đòi hỏi một vẻ đẹp bên ngoài thánh thiện của người tu hành nhưng nội tâm đòi hỏi sự cứng cỏi của một người hoạt động cách mạng, Thanh Loan tự tin khi bước vào vai diễn. Để đóng vai Huyền Trang cô đã vào chùa một tuần học cách khấn, tụng kinh, cách ăn mặc của nhà chùa, cách đi khất thực bàn chân phải bước ra sao, nét mặt phong thái phải nhìn xuống dưới không được nhìn ngang nhìn ngược.

Thanh Loan có nhiều kỷ niệm khi tham gia bộ phim Biệt Động Sài Gòn, trước hết, đó là việc xuống tóc. Cắt mái tóc dài để đầu tém là việc bất đắc dĩ, nhưng cô không tiếc về điều đó. Một kỷ niệm khác - sự cố thì đúng hơn. Đó là lúc ni cô Huyền Trang trên đường đi khất thực, bất ngờ gặp lại người yêu, trời chợt đổ mưa và cô ngã quỵ bên lề đường. Thanh Loan thực hiện cảnh quay này đúng vào giữa trưa của mùa hè Sài Gòn, vừa phải đi chân đất trên nền đường nhựa nóng bỏng, ngay lập tức đã đứng chịu nước xối xuống người từ bốn vòi rồng của xe cứu hỏa, nên tối về cô bị cảm khá nặng. Khá nhiều người hỏi Thanh Loan về cảnh bị địch tra tấn bằng cách cho dòng điện chạy qua người. Cô biết, khi người bị điện giật, các móng chân, tay thường co rút lại. Đạo diễn Long Vân chỉ nhắc cô cố mường tượng lại hình ảnh mà mình đã chứng kiến để bắt chước, và ông đã gật đầu ngay từ đúp quay thứ nhất. Trong phim có cảnh ni cô Huyền Trang bị tra tấn dã man (dội nước và ngồi ghế điện) đã để lại ấn tượng mạnh cho người xem, khi đạo diễn đòi hỏi một cảnh quay thì Thanh Loan phải tự hình dung vai diễn cần diễn như thế nào để chân thật. Với trường đoạn đó cô diễn khá nhanh chỉ đến đúp thứ hai thì đạt. Thanh Loan cũng có ấn tượng đặc biệt về người bạn diễn đảm nhận nhân vật đại tá Sông. Theo cảm nhận của cá nhân cô, đây là một vai hay trong phim. Khi ni cô Huyền Trang đang tụng kinh trong chùa thì cảnh binh ập tới khám xét, bắt người. Dẫu biết là mình đang đóng phim, nhưng không hiểu sao Thanh Loan vẫn hơi giật mình, khi người bạn diễn lột mũ nhà sư để lộ mái tóc. Cô cho rằng, ngoài khả năng diễn xuất thì tác động của người bạn diễn cũng khá quan trọng.

Hình ảnh ni cô Huyền Trang đằm thắm, thánh thiện do Thanh Loan thủ vai trong bộ phim Biệt Động Sài Gòn đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng những khán giả điện ảnh cả nước thập niên 80. Họ ít khi gọi cô bằng tên thật mà thường gọi là ni cô Huyền Trang.

Năm 1983, Thanh Loan đóng phim Biệt Động Sài Gòn này đúng vào lúc đức lang quân đi nghiên cứu sinh ở Đức, ở nhà ngoài Hà Nội chỉ có hai con và mẹ chồng. Cứ một tháng cô lại thu xếp công việc để ra thăm nhà một lần. Và sau đó cô đã đưa hai con cùng mẹ chồng vào ở hẳn trong Nam đến lúc bộ phim hoàn thành. Sau Biệt Động Sài Gòn, Thanh Loan được khán giả rất mến mộ, có khán giả đến bảo đạo diễn Long Vân: "Sao ác thế, để ni cô Huyền Trang chết, chết ở đâu để tôi xin xác về". Chồng cô biết có nhiều người mê vợ mình nhưng không ghen, một phần chồng cô nhiều năm sống ở nước ngoài nên quan niệm rất hiện đại. Mặt khác, vợ chồng họ luôn tin tưởng nhau.

Hơn hai mươi năm sau, khi có mặt trong một bộ phim cả hai đều tâm đắc, gần đây Thanh Loan có dịp gặp lại nghệ sĩ Quang Thái - người bạn diễn đóng cặp với cô trong phim Biệt Động Sài Gòn - trong một hoàn cảnh khá thú vị: cùng đi tập thể dục buổi sáng trong công viên. Đều đã lên chức ông, bà, nhưng họ vẫn cảm thấy lâng lâng cảm giác của những ngày được sống như những chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Sau bộ phim Biệt Động Sài Gòn, Thanh Loan có tham gia một số phim như: Nơi Tình Yêu Đã Chết (vai bà Thân Thị Nam Trân - mẹ Trần Lệ Xuân), Bí Mật Thành Phố Cấm (vai giao liên) nhưng không có vai nào hay bằng nữ biệt động khoác áo tu hành như ni cô Huyền Trang. Thanh Loan cho rằng mình không quen và không thích làm phim truyền hình vì tốc độ nhanh quá, nhưng quan trọng là không có đất diễn cho diễn viên phát huy. Phim truyền hình thoại nhiều, mà quay nhanh như kiểu mì ăn liền, trong khi nghệ thuật điện ảnh có ngôn ngữ riêng. Hơn nữa, đã làm điện ảnh thì khó có thể đi đóng phim truyền hình. Cô không thể chịu được kiểu bạn diễn ra đến trường quay mà không thuộc lời thoại, chỉ chăm chăm chờ thư ký đạo diễn nhắc thoại thì làm sao mà diễn cho cảm xúc được, theo cô cho rằng diễn viên chưa nghiêm túc lao động nghệ thuật, trong khi tính chuyên nghiệp trong điện ảnh là rất cần thiết, trước kia làm phim kỹ hơn bây giờ nhiều. Để chuẩn bị vào vai, diễn viên phải đọc kỹ kịch bản, tự viết lý lịch cho nhân vật... Thanh Loan nghĩ, điện ảnh mang nhiệm vụ chính trị. Nếu Nhà nước không sử dụng lực lượng nghệ sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh thì đó là một sự lãng phí. Thanh Loan ủng hộ chủ trương xã hội hóa, cổ phần hóa điện ảnh, nhưng vẫn nên có những phim tài trợ, phim đặt hàng.


Sau những năm tháng đi diễn khắp các nẻo đường đất nước, Thanh Loan về làm phát thanh viên của truyền hình quân đội. Rồi sau đó lại sang chương trình Vì An Ninh Tổ Quốc, khoác trên mình bộ quân phục công an. Cô đã cắp sách đến giảng đường theo học lớp đạo diễn tại trường Đại học Sân khấu điện ảnh từ năm 1994 và trở thành đạo diễn phim tài liệu của điện ảnh Công an nhân dân. Quyết định chọn học ngành đạo diễn, Thanh Loan đã tìm được cách để cô vẫn là dân của điện ảnh, trở thành đạo diễn để giữ mãi tình yêu nghề.

Năm 1993, Thanh Loan được tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú. Trước khi nghỉ hưu cô đã từng làm Phó Giám đốc Xưởng phim Điện ảnh Công an nhân dân (10 Hồ Giám - quận Đống Đa - Hà Nội), đeo lon Đại tá. Bận rộn trong công tác quản lý nhân sự, nhưng Đại tá Thanh Loan vẫn trực tiếp làm phim tài liệu, đi phỏng vấn làm chương trình kiêm luôn biên tập viên. Thanh Loan cũng là một trong những thành viên xây dựng chương trình An Toàn Giao Thông từ năm 1992 - 1993 trên đài truyền hình Việt Nam. Cô đi sâu về mảng phim tài liệu, nhất là phim về cuộc đời, sự nghiệp của chiến sĩ công an nhân dân trong thời chiến và trong cuộc sống hôm nay. Thanh Loan lại cùng đồng đội lặn lội từ Nghệ An, Thanh Hóa đến địa đầu Móng Cái thực hiện những thước phim về công an: Cảnh Sát Interpol Mặc Thường Phục (nói về cảnh sát Interpol Việt Nam), Nơi Dòng Sông Chảy Ngược (nói về cảnh sát Lạng Sơn), Dấu Vết Cháy (được dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường cảnh sát, an ninh), Bộ Trưởng Của Chúng Tôi (nói về Bộ trưởng Công an đầu tiên Trần Quốc Hoàn, phim được tặng bằng khen Liên hoan phim quốc gia 2004). Tác phẩm Những Người Trong Chuyện của cô được đoạt giải Cánh diều bạc 2002, phim nói về các chiến sĩ tình báo trong kháng chiến chống Pháp nằm vùng tại Hà Nội. Đây là giải thưởng đầu tiên trong nghề đạo diễn của cô.

Thanh Loan luôn đau đáu với những thân phận, những mảnh đời của rất nhiều phụ nữ nên cùng đồng đội có mặt trên khắp mọi miền của đất nước để chuyên sâu vào mảng phim tài liệu. Với sự đồng cảm về giới tính, những thước phim của cô gây xúc động sâu sắc cho người xem. Đó là hoàn cảnh đáng thương của những nữ phạm nhân phạm tôi buôn bán ma tuý, khi sa vào con đường tù tội trong bộ phim Những Nữ Phạm Nhân. Những người phụ nữ này gần như bị gia đình ruột thịt bỏ rơi, mất chồng, mất con, mất tất cả chỉ vì một phút bị đồng tiền làm mờ mắt; hay cuộc đời của Những Nữ Quản Giáo quanh năm gắn với chốn rừng thiêng nước độc, hạnh phúc giản dị nhất của đời người đàn bà là đựơc làm vợ, làm mẹ, nhưng vì nhiệm vụ họ đã chôn vùi tuổi xuân của mình để chỉ sống với niềm mơ ước canh cánh. Thanh Loan đã lần tìm được nét đẹp dung dị từ những mảnh đời của những nữ điệp viên hoạt động tình báo, những người phụ nữ có chồng hi sinh trong thời bình, đến những người phụ nữ làm cảnh vệ để chắt lọc thành những thước phim lay động.

Trong nghề nghiệp, càng ngày Thanh Loan càng thấm thía nỗi vất vả của một diễn viên, một nghệ sĩ thực sự hết lòng vì khán giả. Mỗi lần đi biểu diễn hay lên trường quay, cả đoàn ngồi trên xe tải chở đủ thứ người, đạo cụ, xăng dầu, gạo nước... Nhưng cứ nghĩ đến khán giả là bộ đội, là đồng bào xa xôi đang chờ mình đến diễn là ai nấy lại quên hết mệt nhọc. Diễn viên nữ càng vất vả hơn khi làm mẹ, làm vợ. Thanh Loan cũng vậy, mẹ đi diễn, con khát sữa là chuyện bình thường. Nếu là diễn viên vất vả một thì làm đạo diễn vất vả như nhân đôi. Khi làm bộ phim Niềm Vui Ở Hang Kia Phà Cò, Thanh Loan cùng đoàn làm phim lên tận bản Thung Mặn (Mai Châu, Hoà Bình) với bà con người Mông. Quên mọi tiện nghi ở Hà Nội, Thanh Loan cũng ăn ở với bà con trong cảnh thiếu nước, thiếu điện. Bù lại, cô được bà con quý mến vô cùng. Theo cô, công việc đạo diễn rất vất vả, đòi hỏi cô phải gồng mình lên để làm cho kịp tiến độ. Bên cạnh đó, điều mà cô luôn trăn trở là khi làm phim, mọi công việc gia đình đều phải nhờ ông xã lo hộ.

Thanh Loan có hai con, cả hai người con không có năng khiếu nghệ thuật nên không theo nghề mẹ. Con gái cô đang làm việc tại Hãng hàng không Pháp, cậu con trai là kỹ sư tin học. Còn chồng cô là một nhà khoa học bận bịu với công tác nghiên cứu nhưng rất yêu nghệ thuật. Thanh Loan bây giờ đã nghỉ hưu, là bà ngoại của hai cháu, vẫn yêu nồng nhiệt, yêu cuộc sống, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu các loài vật. Thanh Loan tuổi Mão, nên trong nhà nuôi đến hàng chục con mèo đủ chủng loại, lớn bé khác nhau. Ngoài 50 tuổi, lên chức bà rồi, nhưng Thanh Loan vẫn còn đẹp lắm, dẫu có tuổi, nhưng cô vẫn dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao, đơn giản như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi… để giữ sức khỏe tốt. Chiều chiều, Thanh Loan lại sắp xếp thời gian để lên sàn nhảy, không chỉ dìu dặt với vũ điệu cổ điển mà còn quyến rũ với những vũ điệu hiện đại.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
 

Anhtoitb

New Member
Khám phá

Biệt Động Sài Gòn (1986)​

biet-dong-sai-gon.jpg

"Biệt Động Sài Gòn" là bộ phim đầu tiên, duy nhất của điện ảnh Việt Nam tái hiện những chiến công của đội biệt động Sài Gòn trước 1975. Phim dài 4 tập, gồm :

- Tập 1 : Điểm hẹn
- Tập 2 : Tình lặng
- Tập 3 : Cơn giông
- Tập 4 : Trả lại tên cho em

Phim miêu tả những cảnh chiến đấu ngoài chiến trường với súng vang, mìn nổ, khói lửa và thương vong, nhưng chủ yếu vẫn là cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch. Đó là Tư Chung - Tư lệnh trưởng biệt động Sài Gòn, cùng người đồng đội Ngọc Mai khi họ phải đóng giả một cặp vợ chồng tư bản giàu có, ngày ngày chạm trán cùng tướng tá Việt Nam cộng hòa. Sống giữa bầy lang sói, họ không những phải bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân, trực tiếp chỉ huy đồng đội, mà còn phải đối mặt với những tình huống vô cùng nan giải, không chỉ trước nòng súng hay làn đạn, mà là cuộc chiến giữa lý trí và tình cảm. Trong khi đó, một nữ chiến sĩ biệt động khác, Huyền Trang, phải cải trang thành người xuất gia tu hành để dễ bề che mắt kẻ thù. Bên cạnh đó, còn có những người đồng đội gan dạ, mưu trí khác như Năm Hòa (bí danh K9), Sáu Tâm, bà má hậu phương, em bé bán báo làm giao liên... mỗi người một vị trí, vai trò khác nhau, cùng hợp quần tạo nên sức mạnh quân dân
.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Francis Ford Coppola

Francis Ford Coppola (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1939) là đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch phim của điện ảnh Mỹ. Ông là người từng 5 lần đoạt giải Oscar và là đạo diễn nổi tiếng với bộ ba phim Bố già hay bộ phim về chiến tranh Việt Nam Apocalypse Now.

untitled-11.jpg

Francis Ford Coppola sinh ngày 7 tháng 4 năm 1939 tại thành phố Detroit tiểu bang Michigan. Bố ông là nghệ sĩ sáo nổi tiếng Carmine Coppola khi đó đang biểu diễn cho Dàn nhạc giao hưởng Detroit, mẹ ông là một phụ nữ Ý và Coppola là con thứ hai trong số 3 người con của nhà Coppola. Hai năm sau Carmine Coppola trở thành nghệ sĩ sáo chính cho Dàn nhạc giao hưởng NBC và cả gia đình chuyển đến Long Island thuộc tiểu bang New York nơi Francis sống phần lớn tuổi thơ của mình. Khi còn nhỏ Coppola bị bại liệt làm cậu thường xuyên phải ngồi yên một chỗ rất lâu, giúp Francis có thời gian thỏa mãn sự tưởng tượng của mình với việc sản xuất một nhà hát của những con rối tự làm. Sử dụng máy quay 8mm của ông Carmine, Francis bắt đầu tập quay phim khi cậu lên 10. Sau đó Coppola vào học ngành sân khấu tại trường Đại học Hofstra trước khi nhận bằng Thạc sỹ nghệ thuật chuyên ngành đạo diễn tại trường điện ảnh của UCLA. Cũng tại đây Francis gặp Jim Morrison, ca sĩ nổi tiếng và là người sáng tác nhạc cho bộ phim Apocalypse Now sau này của ông.

1960-1978
Đầu thập niên 1960, Coppola bắt đầu sự nghiệp điện ảnh chuyên nghiệp với việc làm những bộ phim kinh phí thấp cùng Roger Corman và viết kịch bản phim. Tác phẩm điện ảnh đáng chú ý đầu tiên của ông là bộ phim kinh phí thấp Dementia 13. Sau khi được làm bộ phim thực sự đầu tiên You're a Big Boy Now, Coppola được đề nghị làm một phiên bản điện ảnh cho vở nhạc kịch Broadway Finian's Rainbow. Nhà sản xuất Jack Warner bối rối trước hình ảnh người đạo diễn trẻ đầu tóc bù xù, để râu quai nón và ăn mặc kiể hippie đã gần như bỏ mặc Coppola với bộ phim. Ông đã mang toàn bộ dàn diễn viên đến thung lũng Napa để quay phần lớn ngoại cảnh, nhưng những cảnh phim này lại quá nét tương phản với những cảnh được quay trong phim trường, vì vậy bộ phim nhìn có vẻ rời rạc. Phải giải quyết khó khăn này và phim ca nhạc khi đó cũng không còn ăn khách, kết quả cuối cùng của Coppola chỉ thành công phân nửa, tuy nhiên bộ phim cũng giúp nữ diễn viên chính Petula Clark có được một đề cử giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Apocalypse Now, bộ phim xuất sắc của CoppolaNăm 1971, Coppola giành giải Oscar đầu tiên cho kịch bản của ông trong bộ phim Patton. Sau đó ông đã viết kịch bản và đạo diễn liền 2 bộ phim vào loại nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh là Bố già (1972) và Bố già phần II (1974), hai bộ phim đã mang lại cho ông tới 4 giải Oscar gồm 2 giải biên kịch, 1 giải đạo diễn và 1 giải phim hay nhất.

Giữa 2 tập phim Bố già, Coppola còn đạo diễn bộ phim The Conversation, bộ phim được phát hành năm 1974 và cũng được đề cử giải Oscar Phim hay nhất, Coppola trở thành một trong số rất ít đạo diễn có 2 phim cùng được đề cử giải Phim hay nhất. Trong khi bộ phim Bố già phần II của ông giành giải Oscar Phim hay nhất thì The Conversation cũng giành được giải thưởng danh giá Cành cọ vàng (Palme d'Or) tại Liên hoan phim Cannes năm 1974.

Trong thời gian này ông còn viết kịch bản cho bộ phim thất bại cả về mặt nghệ thuật và doanh thu American Graffiti. Ông cũng đầu tư vào tạp chí City Magazine của thành phố San Francisco, thuê mới toàn bộ nhân viên, tuy nhiên tờ tạp chí không tồn tại được lâu và phải đóng cửa năm 1976[1].

Coppola thường làm việc với gia đình và họ hàng trong các bộ phim của mình. Trong Bố già, 2 con trai của Coppola đóng vai phụ trong cảnh đấu súng trên phố và đám tang của Don Corleone. Em gái ông, Talia Shire, thủ vai Connie Corleone trong cả ba phần phim Bố già, cháu gái Sofia Coppola của Coppola cũng tham gia trong 2 phần của bộ ba phim này. Bố ông, Carmine Coppola cũng viết phần lớn nhạc cho các phim Bố già, Bố già phần II và Apocalypse Now.

1979 đến nay

Coppola năm 2007Sau thành công của 2 phim Bố già và phim The Conversation, Coppola bắt đầu làm bộ phim về chiến tranh Việt Nam Apocalypse Now. Trước khi khởi quay, Coppola đến gặp người thầy Roger Corman để xin ý kiến xem có nên quay bộ phim ở Philippines không vì Corman rất quen với việc quay phim ở vùng này. Theo lời kể thì Corman đã khuyên Coppola "Đừng đi!". Việc làm bộ phim sau đó đã đi vào lịch sử Hollywood như một trong những quá trình sản xuất gặp nhiều rủi ra và thất bại nhất với vô số trục trặc từ bão nhiệt đới, khủng hoảng tâm lý, diễn viên Martin Sheen bị đao tim, Marlon Brando thì đóng phim với bộ dạng phì nộn vì không chuẩn bị trước (Coppola đã cố gắng che dấu việc này bằng cách quay Brando trong bóng tối). Việc sản xuất bộ phim bị đình trệ nhiều lần tới mức nó có biệt danh Apocalypse When (dịch nghĩa: Bao giờ thì tận thế đây). Bộ phim sau đó được giới phê bình dành cho cả lời khen và lời chê khi cuối cùng nó cũng được phát hành năm 1979, vì bộ phim này mà hãng phim mới thành lập của Coppola là American Zoetrope gần như lâm vào cảnh phá sản.

Tuy nhiên, giống bộ phim nổi tiếng Công dân Kane (Citizen Kane), càng về sau Apocalypse Now càng được đánh giá caovaf được coi là một trong những kiệt tác của thời kỳ mới của Hollywood. Nhà phê bình Roger Ebert coi đây là một trong những bộ phim chân thực nhất về chiến tranh Việt Nam

Với nhiều người, Apocalypse Now được coi là đỉnh cao sáng tạo của Coppola, sau đó ông gần như không thể tạo ra được tác phẩm nào bằng hoặc vượt qua bộ phim này về mặt nghệ thuật.

Sau đó, mãi đến năm 1982 ông mới đạo diễn bộ phim tiếp theo, phim ca nhạc One from the Heart. Không may cho Coppola bộ phim này lại là một thất bại lớn. Năm 1986 Coppola cùng George Lucas đạo diễn bộ phim Captain Eo cho công viên chủ đề của hãng Disney, cho đến thời điểm đó thì đây là bộ phim đắt giá nhất tính theo phút.

Năm 1990 Coppola hoàn thành phần cuối của bộ ba Bố già với tập phim Bố già phần III, tuy thành công về mặt doanh thu nhưng bộ phim không được giới phê bình đánh giá cao như hai phần đầu. Một số nhà phê bình chỉ trích việc Coppola giao vai quan trọng con gái của Michael Corleone cho cháu gái ông Sofia Coppola thay vì Winona Ryder. Vai diễn của Sofia Coppola bị chỉ trích là nhạt nhẽo, sau đó cô đã từ bỏ nghiệp diễn viên và trở thành biên kịch và đạo diễn có tài.

 

Badamgiak23

Super V.I.P
Phim hay sẽ chiếu trong tháng 12/07

Tháng 12, khán giả trong nước sẽ được thưởng thức những bộ phim hay ở đủ các thể loại, từ phim hài, phim tâm lý tình cảm lãng mạn đến những thước phim hành động gay cấn nghẹt thở. Đặc biệt, tháng này còn có một bộ phim nhuốm màu thần thoại.

Nếu đến rạp trong tháng 12 này, khán giả Việt Nam hứa hẹn sẽ được tận hưởng những phút giây thư giãn thoải mái với bộ phim hài Balls of Fury, cũng có thể tìm thấy những phút bình yên trong tâm hồn với bộ phim tình cảm Hàn Quốc Herb. Các tín đồ của phim hành động sẽ được trải qua những cung bậc cảm xúc hết sức gay cấn trong The Brave One, còn Stardust thì lại mang đến những cảnh quay hoành tráng, lung linh, đậm chất thần thoại.

Trận đấu cuối cùng (Balls of Fury)

ballsoffury.jpg

Đây là một bộ phim hài vui nhộn, có sự tham gia của diễn viên gốc Việt Maggie Q. Phim phác họa thế giới bóng bàn đầy hỗn loạn với những trận đấu được sắp đặt từ trước và các vụ cá cược ghê sợ, do ông trùm Feng (Christopher Walken thủ vai) đứng đầu.

Cao thủ bóng bàn đã mai danh ẩn tích Randy Daytona (Dan Fogler) bị đẩy vào tình huống khó khăn và nguy hiểm khi nhân viên FBI Rodriguez (George Lopez) thuê ông thực hiện một nhiệm vụ bí mật. Randy phải quay lại bàn thi đấu để thực hiện nhiệm vụ được giao và vạch mặt thủ phạm đã giết cha ông, đồng thời là kẻ FBI đang truy lùng, chính là ông trùm Feng.

Tuy nhiên, sau hai thập kỷ không cầm vợt, Randy đã không thể dành lại vị thế như xưa. Ông đành phải nhờ sự tiếp sức từ cao thủ bóng bàn khiếm thị Wong (James Hong) và cô cháu gái quyến rũ của ông ta (do Maggie Q thủ vai). Họ sẽ cùng nhau lần ra các đầu mối nhằm phanh phui bộ mặt thật của Feng, và Randy sẽ có những cuộc đối đầu nảy lửa với những cao thủ một thời là kẻ thù không đội trời chung.

Phim được khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 7/12.

The Brave One

Thebraveone.jpg

The Brave One kể về quá trình biến Erica Bain (do Jodie Foster thủ vai) từ một cô phát thanh viên giỏi giang, hạnh phúc thành một kẻ giết người hàng loạt. Vào một buổi tối oan nghiệt, vị hôn phu của Erica bị những tên côn đồ hành hung đến chết trong công viên, còn bản thân cô thì mê man bất tỉnh suốt ba tuần liền. Sau khi bình phục, cô đã không còn là chính mình mà trở thành một người đàn bà tuyệt vọng trong khao khát trả thù.

Các tin liên quan
*Phim sẽ chiếu trong tháng 11
*Phim hay trong các tháng trước
Những án mạng liên tiếp xảy ra nhưng nạn nhân đều là những tên vô lại xấu xa khiến thanh tra Sean Mercer (Terrence Howard) không khỏi nghi ngờ. Và khi những manh mối để lại hiện trường dần hé mở, Mercer ngỡ ngàng khi nhận ra kẻ sát nhân không phải là một tên gangster máu lạnh mà là một cô gái đang sục sôi ý chí trả thù. Về phần Erica, sau những phát súng "thay trời hành đạo", cô lại càng dấn sâu hơn vào tuyệt vọng.

The Brave One không xử dụng những kỹ xảo hiện đại, không có những cảnh quay hoành tráng. Cái làm nên sức hấp dẫn cho bộ phim chính là những bài học nhân văn sâu sắc, gây xúc động mạnh cho người xem. Phim đã thành công khi lôi kéo được rất đông khán giả nữ đến rạp và trở thành bộ phim ăn khách nhất tại Bắc Mỹ trong tuần từ 10/9 đến 16/9.

The Brave One sẽ được ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 7/12.

Ánh sao ma thuật (Stardust)

stardust.jpg

Ánh sao ma thuật là bộ phim thần thoại được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Neil Gaiman. Phim kể về chuyến phiêu lưu của Tristan Thorn (do Charles Cox thủ vai), một chàng thanh niên sống ở làng Wall. Để chinh phục trái tim người chàng yêu, Tristan đã hứa với cô gái trong mơ của mình là sẽ bước vào lãnh địa ma thuật, nơi có những mụ phù thủy độc ác, thú vật biết nói và cây cối đáng sợ để đem về cho nàng ngôi sao băng đính ước.

Ở vương quốc ma thuật Stormhold, Tristan phát hiện ra ngôi sao băng không phải như chàng tưởng tượng mà là một cô gái trẻ xinh đẹp đang bị thương. Nàng (Claire Danes thủ vai) đang bị các hoàng tử của vương quốc Stormhold truy sát vì tranh giành ngôi báu, bị mụ phù thủy quyền năng Lamia (Michelle Pfeiffer) tìm kiếm để có được sắc đẹp và tuổi trẻ vĩnh hằng. Như một định mệnh, Tristan trở thành người bảo vệ nàng thoát khỏi những kẻ thù nguy hiểm. Bằng trí thông minh của mình và sức mạnh của tình yêu mới, Tristan không những cứu được cô nàng sao băng xinh đẹp mà còn khám phá ra thân phận thật sự của chính mình.

Phim sẽ được khởi chiếu trên toàn quốc từ 14/12.

Cỏ tình (Herb)

herb.jpg

Cỏ tình là một bộ phim tình cảm Hàn Quốc đề cao tấm lòng cao cả của người mẹ và tình yêu trong sáng của đôi bạn trẻ. Phim kể về Cha Sang-eun (Kang Hye-jung thủ vai), cô gái 20 tuổi nhưng tâm hồn và đầu óc ngây thơ, trong sáng chỉ như một đứa trẻ lên 7. Cô có thể bỏ ra hàng giờ để ngồi xếp giấy. Cô mê mẩn hình ảnh nàng công chúa trong những câu chuyện cổ tích và mơ ước một ngày nào đó sẽ gặp được bạch mã hoàng tử của lòng mình.

Và rồi cũng đến ngày trái tim non trẻ của Sang-eun đập lạc nhịp khi cô bắt gặp nụ cười rạng rỡ của chàng cảnh sát giao thông trẻ tuổi Jong-bum (Choung Kyung-ho), một anh chàng thích tán tỉnh các cô gái xinh đẹp. Những xúc cảm của một cô gái biết yêu lần đầu đã làm cho Sang-eun mất ngủ. Tuy nhiên, tình yêu trong sáng đã dạy cho cô biết cách tự đứng trên đôi chân của mình, đồng thời nó cũng làm cho Jong-bum thay đổi tâm tính, từ bỏ thói trăng hoa.

Phim sẽ có mặt tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 21/12.

 

Born2loveU

Member
Tất cả những phim mới trên đây (đĩa DVD bản đẹp) đều đã có trong "Bộ sưu tập cá nhân" của B2U. Pác nào có nhu cầu cứ đến tìm.
 
Top